Gạo nếp có vị trí thế nào trong an ninh lương thực quốc gia?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn hồi đáp bộ Công Thương về việc gạo nếp có được tính trong lượng gạo dự trữ phục vụ an ninh lương thực quốc gia hay không.
Gạo nếp cái hoa vàng. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 16/4, bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản trả lời công văn hỏa tốc của Bộ Công thương (ngày 15/4) về việc gạo nếp có được tính trong lượng gạo dự trữ phục vụ an ninh lương thực quốc gia hay không và một số nội dung liên quan.
Trong văn bản này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng thông tin cụ thể về diện tích gieo trồng, sản lượng dự kiến (quy ra gạo) của gạo nếp tại tỉnh Long An và An Giang theo từng vụ.
Video đang HOT
Trước câu hỏi “gạo nếp có được tính trong lượng gạo dự trữ phục vụ an ninh lương thược quốc gia hay không?,” Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: “Danh mục hàng lương thực dự trữ quốc gia và phân công cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia được quy định tại Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật dự trữ Quốc gia.”
Theo tìm hiểu của phóng viên, trong Nghị định số 94/2013/NĐ-CP, tại mục 1, điều 7, chương 3, Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia và phân công bộ, ngành quản lý được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định. Trong phần Phụ lục nêu rõ: Lương thực dự trữ quốc gia gồm “thóc tẻ” và “gạo tẻ.” Trong phần này, không có “gạo nếp.”
Cũng trong văn bản phúc đáp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiến nghị tiếp tục cho phép xuất khẩu lượng gạo nếp hàng hóa của vụ Đông Xuân 2019-2020 và đề nghị Bộ Công Thương cung cấp tình hình xuất khẩu, nhu cầu của thị trường để làm cơ sở điều tiết tỷ lệ diện tích và sản lượng lúa nếp trong các vụ tiếp theo./.
Lâm Phan
Giá dầu châu Á tiếp tục đi xuống
Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên giao dịch 15/4, do mối quan ngại dai dẳng về tình trạng dư cung giữa lúc các lệnh phong tỏa xã hội đang được thực thi trên toàn cầu nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Một trạm bơm xăng ở Brussels, Bỉ, ngày 9/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Tại thị trường Tokyo, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn đã để tuột mất đã tăng ở đầu phiên khi giảm 51 xu Mỹ, tương đương 1,7%, xuống 29,09 USD/thùng, sau khi chứng kiến mức giảm mạnh 6,7% trong phiên giao dịch ngày 14/4.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ cũng mất 4 xu Mỹ trong phiên này (0,2%), xuống 20,07 USD/thùng, sau khi hạ 10,3% trong phiên trước.
Đà giảm sâu của giá "vàng đen" trong phiên giao dịch 14/4 đã dẫn tới xu hướng đẩy mạnh mua vào hàng hóa giá hời của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng làm dấy lên lo ngại rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục trên toàn cầu sẽ không đủ để bù đắp nhu cầu tiêu thụ yếu do các biện pháp hạn chế đi lại và tiếp xúc xã hội của nhiều quốc gia nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Báo cáo của Viện Dầu khí Quốc gia Mỹ (API) cho hay, dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc ngày 10/4 đã tăng 13,1 triệu thùng, vượt mức dự báo của giới phân tích là tăng 11,7 triệu thùng.
Trong khi đó, cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về khả năng nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào cuộc suy thoái trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930 càng khiến giới đầu tư thêm lo âu. IMF dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ suy giảm 3% trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, thị trường năng lượng cũng đón nhận một số thông tin tích cực khi các nguồn tin từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga đứng đầu, vốn được gọi là OPEC , cho hay Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cơ quan giám sát năng lượng cho các nước công nghiệp hàng đầu thế giới, có thể tuyên bố mua vài triệu thùng dầu để giúp OPEC giảm bớt sản lượng. Trong khi đó, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết họ đang đàm phán với chín công ty năng lượng để dự trữ khoảng 23 triệu thùng dầu trong kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR).
Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ dự kiến sẽ giảm 194.000 thùng mỗi ngày trong tháng 4/2020.
Minh Trang
Thế giới thiệt hại 600.000 tỷ USD nếu chống biến đổi khí hậu thất bại Nếu các nước không đạt được những mục tiêu đặt ra trong Hiệp định Paris, kinh tế toàn cầu sẽ mất tới 126.000-616.000 tỷ USD vào cuối thế kỷ này. Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng ở bang Victoria, Australia. (Ảnh: AFP/TTXVN) Một bài phân tích mới đây đăng trên tạp chí khoa học Nature Communications cho biết việc các quốc...