Gạo lứt muối mè giúp xua đuổi bệnh tật
Mọi bệnh tật xuất phát từ việc ăn uống vô tội vạ, đi ngược lại quy luật của tự nhiên. Phương pháp thực dưỡng Ohsawa sẽ mang tới câu trả lời hợp lý về thực phẩm và chế độ ăn uống.
Thực dưỡng (Macrobiotics) là phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống, do giáo sư người Nhật Sakurazawa Nyoichi (George Ohsawa) khám phá và truyền bá. Vì thế còn được gọi là thực dưỡng Ohsawa.
Ảnh minh họa: trutv
Theo quan điểm của thực dưỡng, sự hài hòa về thể xác và tinh thần trong cơ thể mỗi con người, cũng như sự hài hòa giữa con người với cuộc sống đạt được nhờ sự cân bằng giữa âm và dương. Mọi bệnh tật xuất phát từ việc ăn uống vô tội vạ, đi ngược lại quy luật của tự nhiên, khiến cơ thể bị mất quân bình âm dương.
Vì thế, nếu tiêu thụ những thực phẩm phù hợp, thuận với tự nhiên, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động điều hòa. Nhờ đó, không những sức khỏe con người được phục hồi mà trí tuệ cũng trở nên sáng suốt, minh mẫn. Cuộc sống xung quanh chúng ta vì thế cũng thay đổi, tinh thần vui vẻ, lạc quan.
Hiện, thực dưỡng đã được ngay cả những nước có nền y học hiện đại như: Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan và Nhật hay các nước đông Âu, Braxin, Italy, Bỉ… nồng nhiệt đón nhận. Vài năm gần đây, nó còn trở thành mốt tại Mỹ, các ngôi sao nổi tiếng cũng hăng hái thực hành. Phương pháp này đã phổ biến ở Việt Nam từ lâu với tên gọi là “ Gạo lứt muối mè” (xuất phát từ việc sử dụng gạo lứt làm nền tảng).
4 nguyên tắc vàng của thực dưỡng
Ăn toàn phần
Ăn những thực phẩm chưa qua hoặc qua ít công đoạn chế biến nhất như: ngũ cốc nguyên cám, rau củ sạch nguyên vỏ, đậu hạt, đường đen, muối thô… Ngũ cốc thô có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị các căn bệnh mà khoa học hiện nay cho là nan y. Ví dụ, khi ăn gạo lứt giúp tránh được nguy cơ tiểu đường do lượng đường được bổ sung một cách chậm rãi và từ từ, khiến đường không bị bùng phát mạnh.
Video đang HOT
Những thực phẩm tinh chế đều đánh mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng như các vitamin và muối khoáng dẫn đến việc thiếu hụt chất cần thiết và thừa chất không cần thiết.
Ăn thực phẩm thiên nhiên
Thực phẩm thiên nhiên bao gồm thực phẩm đúng mùa và trồng tại địa phương. Thực phẩm thiên nhiên sinh ra là để nuôi sống con người. Vì vậy, con người sẽ khỏe khoắn và mạnh mẽ nếu ăn thực phẩm đúng mùa, trồng tại nơi mình sinh sống. Theo thực dưỡng, tốt nhất là không ăn các loại thực phẩm cách nơi mình trên 50 km.
Thực phẩm thiên nhiên còn là thực phẩm không hóa chất và không biến đổi về cấu trúc gene. Thực phẩm biến đổi gene, nhiễm hóa chất sẽ làm xáo trộn hoạt động của cơ thể, gây bệnh tật cho con người.
Ăn uống quân bình âm – dương
Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng của thực dưỡng. Các cơ quan trong cơ thể con người bị rối loạn là do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cực âm hoặc cực dương. Thực dưỡng khuyến khích ăn những thực phẩm gần quân bình âm – dương.
Đây là các nhóm thực phẩm đi dần từ âm đến dương: (Cực âm ) Chất gây nghiện tổng hợp (ma túy, các chất kích thích khác) – Chất gây nghiện tự nhiên (rượu…) – Đường – Dầu ăn – Men – Mật ong – Quả – Nước – Hạt – Rong biển – Rau trồng cạn – Đậu quả – Hạt ngũ cốc – Động vật giáp xác (tôm, cua, hến, ốc…) – Miso – Cá – Muối thô – Thịt gia cầm – Thịt gia súc – Trứng Muối tinh (Cực dương).
Các nhóm thực phẩm như: Ngũ cốc thô, các loại rau củ quả, cá và hải sản được coi là thực phẩm quân bình âm – dương tốt cho sức khỏe. Trong đó, gạo lứt được coi là thực phẩm nền tảng cho một sức khỏe tốt.
Lòng tri ân
Đây là điều không thể nhìn thấy, sờ thấy và đưa vào thực đơn hàng ngày, song lại vô cùng quan trọng.
Khi ăn, chúng ta cần tỏ lòng tri ân đối với thực phẩm, bởi thực phẩm đã hấp thụ những tinh túy từ trời đất để nuôi sống chúng ta; đồng thời biết ơn những người đã vất vả làm ra nó. Lòng tri ân giúp chúng ta ngày càng nhận ra mối liên hệ của mình đối với thiên nhiên. Bữa ăn vì thế cũng trở thành một niềm vui sống.
Theo VNE
Những tác dụng thần kỳ của gạo lứt
Gạo lứt là gạo thông thường nhưng được xay sơ, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài nên có màu nâu. Ăn gạo lứt giúp phòng được nhiều bệnh như béo phì, tăng huyết áp, ung thư, tim mạch...
Gạo lứt rất giàu chất xơ và một số chất dinh dưỡng cần thiết khác như chất bột, đạm, béo. Gạo lứt còn chứa nhiều vitamin nhóm B và các a-xít pantotenic, paraamin-obenzoic, can- xi, sắt, ma-giê, selen, glutathione, ka-li, na-tri....
Ăn để phòng bệnh
Giàu các chất dinh dưỡng nên gạo lứt có tác dụng phòng ngừa một số bệnh lý:
- Hàm lượng chất xơ cao hơn 3 lần so với gạo trắng nên gạo lứt là nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể. Chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp phòng chống táo bón, rối loạn mỡ máu và một số bệnh lý tim mạch.
- Do có lớp cám bên ngoài nên chất bột đường có trong gạo lứt sẽ được cơ thể tiêu hóa và chuyểnthành đường chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn. Vì vậy, nó có lợi trong việc giúp kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
- So với gạo trắng, gạo lứt có chỉ số no cao hơn, do đó sẽ tạo cảm giác no nhanh, giúp giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Vì vậy, cơm gạo lứt thích hợp cho bệnh nhân thừa cân, béo phì. Ngoài ra, việc ăn gạo lứt cũng đòi hỏi ăn chậm, nhai kỹ. Điều này giúp cho não nhận biết tình trạng no chính xác hơn. Do vậy, quá trình điều khiển năng lượng nạp vào sẽ phù hợp hơn, giúp phòng ngừa thừa cân, béo phì hiệu quả.
- Trong gạo lứt còn chứa nhiều vitamin B1, giúp chuyển hóa tinh bột và hỗ trợ tích cực cho việc dẫn truyền của dây thần kinh. Ngoài ra, còn giúp phòng ngừa tình trạng phù do thiếu vitamin B1.
- Trong lớp vỏ cám của gạo lứt còn có một loại dầu cám gạo, chứa chất dầu tocotrienol fator (TRF) có tác dụng loại bỏ những yếu tố gây huyết khối trong mạch máu, giúp chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, trong dầu cám còn chứa vitamin E có tác dụng chống lão hóa, chất selen có tác dụng vừa chống lão hóa vừa chống lại sự hủy hoại, biến dị tế bào, giúp phòng ngừa được ung thư.
Đừng "ghiền" gạo lứt muối mè
Ăn nhiều gạo lứt với muối mè giúp phòng ngừa một số bệnh về tim mạch và chống lão hóa do có chứa nhiều vitamin và các chất béo chưa bão hòa. Chính vì lý do này nên rất nhiều người thích ăn và có thể ăn trường kỳ. Đây là một sai lầm, vì nếu chỉ ăn gạo lứt với muối mè trong 1 thời gian dài thì sẽ có nguy cơ thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như đạm (cần cho sự tăng trưởng của trẻ nhỏ), vitamin B12 cần cho sự tạo thành tế bào máu. Đồng thời, cũng không đảm bảo nhu cầu vitamin (beta-caroten, vitamin C), khoáng chất (sắt, kẽm), lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng.
Chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt ở trẻ nhỏ, cần phải đủ các nhóm tinh bột, đạm, béo, chất khoáng, nước. Nếu ăn cơm gạo lứt, vẫn nên thêm các loại rau, nước trái cây, đậu hũ, sữa đậu nành, sữa và các sản phẩm từ sữa mới đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể phát triển và hoạt động.
Nếu muốn bắt đầu chế độ ăn hằng ngày bằng ăn gạo lứt muối mè, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Sau đây là ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia sức khỏe về những công dụng làm đẹp, trị bệnh của gạo lứt!
Theo Thanhnien
8 lợi ích của việc ăn gạo lứt Ăn gạo lứt giúp cơ thể ngăn ngừa khỏi các bệnh khác nhau như ung thư ruột kết và ung thư vú Ngăn ngừa bệnh Gạo lứt có chứa khoảng 40% chất xơ rất cần thiết với cơ thể. Ăn gạo lứt giúp cơ thể ngăn ngừa khỏi các bệnh khác nhau như ung thư ruột kết và ung thư vú. Nó cũng...