Gạo cứu đói của chính phủ không đến được tay dân nghèo
Đem gạo cứu trợ của Chính phủ trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2014 cho dân nghèo chia đều cho những đối tượng không thuộc diện được hỗ trợ.
Theo quy định, bà Khi sẽ nhận được 30kg gạo cứu đói. Nhưng thực tế bà chỉ nhận được 21 lon gạo
Quy định 15kg, chỉ được nhận 21 lon gạo
Cuối năm 2013, tại thị trấn Cửa Tùng, UBND thị trấn này đã có công văn về việc hướng dẫn cứu trợ gạo trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2014 của Chính phủ với phương châm – “Gạo cứu đói phải đến tận tay người đói”.
Đối tượng được nhận cứu trợ gạo là những gia đình thực sự thiếu đói, trong đó ưu tiên những hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách… Mức hỗ trợ phải đảm bảo 15kg/nhân khẩu/tháng (tối đa không quá 3 tháng). Tuy nhiên, câu chuyện về việc cấp phát gạo cứu đói này lại tiếp tục tái diễn theo kiểu bị “cắt bớt” một cách khó hiểu.
Theo phản ánh của người dân, thì gạo không được phát đầy đủ cho những đối tượng thuộc diện được nhận, mà lại được chia đều cho toàn dân. Mỗi hộ chỉ được 6kg.
Bà Phan Thị Khi, SN 1941, trú tại khu phố An Hòa 2, thị trấn Cửa Tùng, thuộc diện hộ nghèo cho biết: “Trước Tết Nguyên đán bà có nhận gạo cứu đói của Chính phủ. Nhưng đến thời điểm này, chưa được nửa tháng thì bà đã… đói trở lại”. Lý do này được bà chứng minh với PV rằng: “Tôi được Nhà nước hỗ trợ 21 lon gạo cứu đói và đã nhận trước Tết, đến bây giờ ăn hết rồi. Nghe nói gạo cứu đói cho người nghèo, nhưng ở đây nhà nào cũng được chia 21 lon. Chia bình quân chỉ đủ ăn trong 7 ngày/người”.
Video đang HOT
Ông Phan Thanh Lĩnh, SN 1945, cũng ở khu phố An Hòa nói: Ông cũng nhận được 6kg gạo cứu đói của Chính phủ, trong lúc đó gia đình ông không thuộc diện hộ nghèo, chính sách.
Ông Nguyễn Hoài- tổ trưởng tổ liên gia 4, thuộc khu phố trên nói: “Liên gia 4 có 18 hộ dân, trong đó có 4 hộ nghèo và 1 hộ cận nghèo. Theo chủ trương của khu phố, gạo cứu đói của Chính phủ không cấp riêng cho những hộ này mà chia đều ra. Vì thế 18 hộ ở đây nhà nào cũng được nhận 6kg”.
Qua tìm hiểu mở rộng của PV, không chỉ ở khu phố An Hòa 2, mà ở khu phố An Đức 3 – gạo cũng được chia theo cách tương tự khiến nhiều hộ dân thuộc diện cứu đói và giáp hạt do bị “mất” gạo nên hiện đã tái đói trở lại.
Cần làm rõ việc giả mạo chữ ký
Theo danh sách cấp phát gạo cứu đói của khu phố An Hòa 2 (có chữ ký của người nhận gạo) thì có 30 hộ được nhận gạo. Thế nhưng ông Phan Văn Thái, trưởng khu phố lại nói rằng đã phát gạo cho 132 hộ dân, nhiều hơn ở danh sách 100 hộ. Ông Thái giải thích: “Khu phố nhận được 1,7 tấn gạo từ thị trấn, nhưng hộ nào cũng khó khăn nên phải chia ra”. Trong bản danh sách cấp gạo, PV đã phát hiện bà Khi đã ký nhận 30kg gạo. Nhưng thực tế, bà Khi chỉ nhận được 21 lon gạo (khoảng 6kg) và chưa từng ký tên vào danh sách này.
Ông Nguyễn Đình Tế – Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Tùng khẳng định với PV: “Ngay sau khi triển khai cấp gạo cho người dân, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra và khẳng định gạo cứu đói được cấp phát đúng số lượng, đúng đối tượng. Nếu có gì xảy ra, Chủ tịch UBND phải chịu trách nhiệm, nên chúng tôi làm rất chặt chẽ”. Ông Tế cũng cho biết thêm, quá trình triển khai có “nới rộng” – nếu hộ nào không quá khó khăn thì sẽ giảm một ít. Riêng hộ nghèo sẽ đảm bảo đủ 15kg, còn cận nghèo có thể chia ra. Hộ chính sách mà không khó khăn có thể vận động ủng hộ. Nhưng không có chuyện hộ kinh tế khá giả nào được nhận gạo (?!).
Tuy nhiên, trên thực tế những bản báo cáo, những thông tin mà cơ quan chức năng cấp phát gạo trên ở địa phương này đưa ra để đối phó và thông tin với các cơ quan báo chí đã lòi ra qua nhiều sự gian dối. Các bản báo cáo có thể nói là “khống” này đã qua mặt rất nhiều cấp chính quyền. Liệu việc chia gạo cho người nghèo theo cách nói trên của những người liên quan có sự tiếp tay của các cán bộ chức năng để tìm cách ăn bớt gạo của người nghèo (?!).
Sự việc này cần được sự quan tâm làm rõ của các cấp chính quyền tỉnh Quảng Trị tránh xảy ra những việc đáng tiếc đối với việc cấp gạo
cứu đói của Chính phủ cho người dân xảy ra như nói trên.
Theo Xahoi
Dân nghèo, ông Táo cũng "tiết kiệm"!
Không cầu kì như nhiều người ở các thành phố lớn, năm nay người dân Bình Định sắm sửa cho ông Công, ông Táo lên chầu trời rất "tiết kiệm", một phần cũng bởi kinh tế khó khăn.
Ghi nhận tại các chợ đầu mối, các cửa hàng trên địa bàn TP Quy Nhơn (Bình Định) trước và trong ngày ông Công ông Táo lên chầu trời, không khí mua bán rất ảm đạm. Các mặt hàng phục vụ cho ngày này cũng rất đơn giản chỉ vàng mã, quần áo giấy và hoa quả. Trong đó, hoa tươi chủ yếu là hoa cúc là bán đắt hàng nhất nhưng giá cả cũng tăng không đánh kể.
Hàng quần áo giấy cho ông Công ông Táo giá chỉ 10.000 đồng/bộ
Một chủ cửa hàng bán lẻ mặt hàng vàng mã tại chợ khu 6 (TP Quy Nhơn) chia sẻ, có lẽ năm nay kinh tế khó khăn, cuối năm 2013 người dân Bình Định lại phải hứng chịu trận lụt lịch sử nên người dân mua sắm đồ cúng ông Táo cũng cực kì đơn giản. "Từ ngày hôm qua tới nay mà năm nay tôi chỉ bán được khoảng 70 bộ quần áo giấy giá chỉ 10.000 đồng/bộ là cả đi và về cho ông Táo".
Đặc biệt, theo thông lệ thường dịp này người dân thường tìm kiếm mua cá chép vàng làm phương tiện cho ông Táo lên chầu trời thì năm nay ở Quy Nhơn hầu như không thấy xuất hiện cá chép vàng tại các chợ.
Một điểm bán cá cảnh, cá chép vàng cũng vắng khách mua
Người dân TP Quy Nhơn cúng ông Công ông Táo cực kỳ tiết kiệm chỉ xôi, chè...
Bà Nguyễn Thị Hòa (ở trên đường Nguyễn Thái Học, TP Quy Nhơn) cho biết, theo tục lệ ông bà mình cúng sao giờ mình cúng vậy. Hơn nữa, ông Công ông Táo không ăn đồ mặn nên cũng đơn giản chỉ hoa quả, xôi chè. "Chứ đốt nhiều làm gì thêm lãng phí, quan trọng là ở tâm của mình thôi!", bà Hòa nói.
D.Công
Theo Dantri
Thanh Hóa: Dân kiệt sức vì... 25 khoản phí Mỗi nhân khẩu từ lúc được khai sinh cho đến khi... sắp chết phải đóng tới 20 khoản phí; đặc biệt ở thôn 11, người dân phải đóng tới 25 khoản, đó là thực tế đang xảy ra tại xã Hà Vinh, huyện Hà Trung. Trăm thứ đổ đầu... dân Thống kê của UBND xã, vụ mùa năm 2012, người dân trong xã...