Gạo biến đổi gen chống tăng huyết áp
Trong tương lai, dùng thuốc huyết áp có thể đơn giản như ăn một thìa cơm. Phương pháp điều trị này có thể có ít tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc huyết áp hiện tại.
Ăn một muỗng gạo biến đổi gen mỗi ngày có thể giúp người bệnh giảm huyết áp.
Ngày 24-6, các nhà khoa học công bố nghiên cứu trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và thực phẩm của ACS cho biết họ đã tạo ra loại lúa chuyển gen có chứa một số hoạt chất peptide chống tăng huyết áp. Khi cho chuột tăng huyết áp ăn, loại gạo này đã giúp chúng hạ huyết áp.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch và đột quỵ. Một nhóm thuốc tổng hợp phổ biến được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, được gọi là thuốc ức chế men chuyển, nhắm vào enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE), có liên quan đến điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, thuốc ức chế men chuyển thường có tác dụng phụ khó chịu, như ho khan, nhức đầu, nổi mẩn da và suy thận.
Video đang HOT
Ngược lại, các chất ức chế men chuyển tự nhiên được tìm thấy trong một số thực phẩm, bao gồm sữa, trứng, cá, thịt và thực vật, có thể có ít tác dụng phụ hơn. Nhưng việc tinh chế một lượng lớn các peptide ức chế men chuyển này từ thực phẩm rất tốn kém và mất thời gian.
Giáo sư Le Qing Qu và các đồng nghiệp tại Viện Khoa học Thực vật Bắc Kinh, Trung Quốc muốn biến đổi gen gạo, một trong những thực phẩm được ăn nhiều nhất trên thế giới để sản xuất hỗn hợp các peptide ức chế men chuyển từ các nguồn thực phẩm khác. (Peptide là tên gọi khoa học của những phân đoạn của protein và peptide được tạo thành từ các axit amin).
Các nhà nghiên cứu đã biến đổi gen cho cây lúa bao gồm chín peptide ức chế men chuyển và một peptide thư giãn mạch máu liên kết với nhau, và kết quả cho thấy cây lúa tạo ra mức peptide cao. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã trích xuất tổng số protein (bao gồm cả peptide) từ gạo chuyển gen và cho chuột ăn. Hai giờ sau khi điều trị, chuột bị cao huyết áp đã giảm huyết áp, trong khi chuột được điều trị bằng protein gạo bình thường thì không.
Khi chuột được điều trị trong khoảng thời gian 5 tuần bằng bột từ gạo biến đổi gen, hiệu quả giảm huyết áp đã kéo dài đến một tuần sau đó. Những con chuột được điều trị không có tác dụng phụ rõ ràng về sự tăng trưởng, phát triển hoặc sinh hóa máu.
Các nhà khoa học hy vọng những peptide trong gạo biến đổi gen cũng có tác dụng tương tự ở người. Nếu vậy, một người trưởng thành nặng 68 kg chỉ cần ăn khoảng nửa muỗng gạo mỗi ngày để ngăn ngừa và điều trị tăng huyết áp.
Nuốt phải xương đầu cá tra, người đàn ông nhập viện cấp cứu
Sáng 25-6, tin từ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, cho biết các bác sĩ bệnh viện vừa nội soi can thiệp thành công một trường hợp hóc xương đầu cá tra kích thước lớn cắm vào thực quản.
Bệnh nhân tên Trần Văn C. (59 tuổi; ngụ thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long). Theo thông tin người nhà, trưa 23-6, ông C. ăn cơm với thức ăn là đầu cá tra, sau đó cảm thấy đau nhiều vùng cổ, ói, không nuốt được, uống khó nên đến bệnh viện địa phương khám vào sáng hôm sau và được giới thiệu đến Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ.
Xương đầu cá tra trước và sau khi lấy ra khỏi thực quản bệnh nhân C.
Bệnh nhân bị tăng huyết áp, nhồi máu não 2 lần (cách đây 8 năm), nói khó và không đi lại được.
Sau hỏi bệnh và thăm khám, bệnh nhân được chỉ định làm nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng. BS Phan Văn Tiển - Khoa Nội soi đã nội soi và phát hiện 1/3 giữa thực quản thấy thấy một xương đầu cá tra (kích thước khoảng 2.5x3cm), có nhiều cạnh sắc nên lấy nước bơm thấy xương xuống thân vị, lấy dị vật nhẹ nhàng ra ngoài một cách an toàn. Kiểm tra lại thấy có vết sướt 2/3 thực quản trên. Thời gian thực hiện là 5 phút.
Bệnh nhân C. sau khi được lấy xương đầu cá tra ra khỏi thực quản
Sáng 25-6, bệnh nhân tỉnh, không sốt, giảm đau vùng cổ, nuốt được, uống sữa được, không ói.
Theo BS.CKII Bồ Kim Phương, Trưởng Khoa Nội tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, dị vật đường tiêu hóa là một trong những cấp cứu phổ biến, thường là hóc thức ăn như hóc xương cá hoặc mắc phải các loại dị vật khác như tăm, tre, đinh... vào đường tiêu hóa trên, thường là thực quản. Mắc dị vật thực quản rất nguy hiểm và đòi hỏi phải được xử lý ngay nếu không sẽ để lại một số biến chứng nặng nề như loét, xuất huyết, tạo ổ áp xe, nặng hơn nửa là thủng trung thất hoặc dị vật đâm vào đoạn thực quản có cung động mạch chủ tựa vào gây loét và thủng động mạch...
Một số nguyên nhân dẫn đến dị vật đường tiêu hóa hay gặp: ăn quá nhanh và uống quá nhanh, nuốt vội vàng nên những khối thức ăn có dị vật bên trong không được nhận biết và bệnh nhân nuốt vào đường tiêu hóa; vừa ăn vừa trò chuyện; nhai không kỹ và không cẩn thận...
Công dụng tuyệt vời ít người biết của rượu nếp Ngoài tác dụng 'giết sâu bọ' rượu nếp còn có tác dụng phòng nhiều bệnh tật, làm mặt nạ dưỡng da rất tốt. Người Việt xưa quan niệm rằng, dùng loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng để "giết" sâu bọ trong người. Do đó vào ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 âm lịch, mọi người thường ăn rượu...