Gánh phở đêm nức tiếng Hà Thành: 3 giờ sáng khách vẫn tấp nập
3 giờ sáng khi phố phường vẫn chìm trong giấc ngủ, ngay tại ngã tư Hàng Đường – Hàng Chiếu vẫn nhộn nhịp bởi quán phở gánh cô Thoa bắt đầu dọn hàng và chuẩn bị bán.
Cô Thoa, chủ gánh phở có tuổi đời gần 30 năm tự hào: “Cần gì cầu kì đâu, chỉ cần một đôi quang gánh cũng có thể làm nên cả một ‘thương hiệu’ phở nức tiếng Hà thành”.
Quán phở cô Thoa nằm khuất trên vỉa hè Hàng Đường giao Hàng Chiếu, không có biển hiệu hoành tráng, chỉ có ánh đèn nhỏ với gánh phở đơn giản.
Một quán phở giản đơn, không bàn gỗ ghế cao, cũng chẳng hề có biển hiệu, ấy vậy mà vẫn đông đúc, tấp nập khách ra khách vào.
Ngày mưa cũng như ngày nắng, quán vẫn mở và khách vẫn đến đông.
Nép mình bên vỉa hè, gánh phở cô Thoa luôn được xếp gọn gàng, ngăn nắp: Một bên đặt nồi nước dùng sôi sục, một bên là bát, đũa, thìa,… Ở giữa gánh phở của cô là một mâm nhỏ đựng thực phẩm cùng đủ loại gia vị: Thịt bò tươi sống thái mỏng để trong bát, đĩa thịt bò chín thái sẵn, tương ớt, hạt tiêu, ớt tươi, dấm ớt…
Tất cả những thứ ấy kết hợp với bàn tay cô Thoa đã tạo nên bát phở thơm phức nơi góc phố Hàng Đường.
Cô dọn hàng từ 3 giờ sáng, bất kể mùa Đông hay mùa Hè. Đến khoảng 3 giờ rưỡi thì bắt đầu bán hàng và cứ như vậy cho đến khi nào hết hàng (thường là khoảng 7 giờ) thì mới đóng.
Video đang HOT
Cô Thoa luôn chú ý cách phục vụ: Phải thật văn minh, đúng kiểu ‘xếp hàng’. Khách đến cứ vào ghế ngồi chờ, khi nào mang đủ đồ cho các khách trước, người bán hàng sẽ ra ‘order’ tiếp và làm liền cho khách.
Mỗi hàng phở lại có một phong cách riêng, ấy chính là nét hay của hương vị phở Hà Thành. Gánh phở Cô Thoa như một điểm lạ giữa chốn Hà Thành ngày nay bởi thực khách được trải nghiệm một món ăn đêm ấm áp giữa cái lạnh se se của tiết trời gần đêm về sáng khi thời gian dường như đang ngưng đọng. Phở gánh của cô Thoa vì thế không đơn thuần được coi là một món ăn chống đói mà còn là nét văn hóa ẩm thực thú vị, nhắc nhớ người ta về một Hà Nội xưa.
"Quán nem bà còng" không bàn, không bát, nức tiếng Hà thành 20 năm
"Quán nem bà còng" là cái tên thân quen mà thực khách gần xa đặt tên cho quán nhỏ của cụ Thanh suốt 20 năm qua. Bán gần cổng trường, nem của "bà còng" gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ học sinh.
Quán nằm trong con phố nhỏ, ngay gần cổng Trường THCS Thành Công (Hà Nội), nườm nượp đón khách mỗi ngày.
Gọi là quán, nhưng nơi này chỉ có hai chiếc bếp nhỏ, ghế nhựa, không mái hiên, không bàn, không bát. Chủ quán là cụ bà với mái tóc bạc trắng, lưng còng tên Nguyễn Thị Thanh, năm nay gần 80 tuổi.
Quán nem của bà Thanh - Ảnh: HỒNG THẮM
"Đôi bàn tay này điệu nghệ lắm, trải qua biết bao nghề từ bán cơm bình dân, cháo lòng, bún mắm ngan. Được cái món nào cũng đắt hàng, chắc do bà... khéo hơn người thường một chút", cụ Thanh dí dỏm chia sẻ.
Thực đơn ở đây đơn giản, chỉ có nem chua rán, tôm phô mai, tôm, cá viên. Đặc biệt món nem chua rán chia thành hai loại, một loại bọc vỏ bánh pía rán giòn, thơm, ngậy, còn một loại bọc bột tôm thơm nức, mềm dẻo.
Bà Thanh bán từ chiều đến chập tối là hết hàng - Ảnh: HỒNG THẮM
Bà kể, hồi đầu chưa biết cách chiên nên nem hay bị dính lại với nhau, dầu sôi bắn lên tay. Chiên lâu thành quen, bà nghĩ ra cách cho bột tôm vào nem và dùng vỏ bánh pía để gói, nem sẽ ngon hơn, không bị dầu bắn lên nữa.
"Mấy tháng trời, ngồi cả ngày bà chỉ bán được 50 - 100 chiếc, mà nem thời đó lại rẻ, chỉ có 1.000 đồng/chiếc, trừ chi phí tất cả cũng chẳng thu về được là bao", vị chủ quán cho hay.
Tấm lưng còng tạo nên thương hiệu cho quán nem nức tiếng - Ảnh: HỒNG THẮM
Hiện nay, mỗi ngày bà Thanh bán được khoảng 350 - 400 chiếc nem rán, ngày khách đông thì được gần 500 chiếc.
"Từ những học sinh cấp 2 đến khi các cháu lập gia đình, đi du học... vẫn thường xuyên ghé đến quán nem bà còng này để ăn. Từ lúc nem chỉ 1.000 đồng/chiếc cho đến nay vẫn có người ghé quán ủng hộ bà, có khách còn mang theo con cái", bà Thanh hạnh phúc kể.
Thực khách quyến luyến "quán nem bà còng" không chỉ bởi món ăn ngon, mà còn nhờ sự vui tính, ấm áp của vị chủ quán lớn tuổi.
Tiếng lành đồn xa, thực khách ngày một đông hơn không chỉ là các học sinh - Ảnh: HỒNG THẮM
"Đôi tay gầy gò, tấm lưng gù giống bà nội mình, nhìn thân thương lắm. Cụ nhớ cực giỏi, nhớ cả thứ tự ai đến trước sau để sắp xếp, trả đồ. Dù phải đợi khá lâu vì đông khách, nhưng sự vui vẻ, thân thiện của người bán làm ai cũng quý, sẵn sàng bỏ chút thời gian ngồi lại chờ để ăn nem mỗi giờ tan học" - chị Lan, khách hàng của quán "bà còng", chia sẻ.
"Bà siêu tốt bụng và ân cần, bà gọi mọi người là "em". Ngày trước mình có thắc mắc thì bà giải thích rằng vì quán ở cạnh trường học, nên gọi "em" cho gần gũi" - Nguyễn Khánh Huyền, học sinh Trường THCS Thành Công, chia sẻ.
"Bà còng" Thanh tâm sự, bà vẫn nhớ từng gương mặt học sinh đến quán, dù bà không biết tên. Nhiều người hỏi sao bà nhớ lâu thế, bà cười bảo coi khách như con cháu trong nhà, nên nhớ rất rõ, khách đông vẫn cố gắng nhớ.
"Giỏi lắm chắc bán được 1 - 2 năm nữa, mình sẽ nhường lại nghề cho con cháu để dưỡng già thôi", cụ Nguyễn Thị Thanh hóm hỉnh.
Khám phá những món nộm lạ ở Hà Thành Nộm chân gà rút xương, nộm sứa thịt bò cay giòn, nộm bánh đúc hay nộm gà bắp cải là những cái tên thú vị khiến những món nộm trở nên đặc biệt và hấp dẫn hơn trong lòng thực khách. Những món nộm khác nhau, có hương vị riêng biệt nhưng vẫn giữ nét dân dã, truyền thống vốn có. NỘM CHÂN...