Gánh nặng trần chi phí lãi vay
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa yêu cầu cần sửa ngay quy định trần chi phí lãi vay 20% để kịp thời khắc phục khó khăn cho doanh nghiệp trong kỳ tính thuế năm 2019.222
Theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP, tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao của doanh nghiệp.
Công ty Địa ốcLê Thành đang đối mặt với khó khăn về việc khống chế trần chi phí lãi vay ở mức 20%
“Đứng hình” vì trần chi phí lãi vay
Công ty Địa ốc Lê Thành là doanh nghiệp lớn tại TP. HCM, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con và có quan hệ vay mượn, cấp vốn giữa các tổ chức trong tập đoàn. Trong đó, tập doàn có công ty con liên kết thực hiện công tác xây dựng các dự án nhà ở xã hội theo chủ trương của Nhà nước.
Để thực hiện dự án nhà ở xã hội, Công ty Lê Thành cho biết công ty liên kết phải sử dụng vốn vay của tập đoàn trong thời gian chưa nhận được nguồn vốn giải ngân từ ngân sách nhà nước và phát sinh lãi tiền vay. Do thời gian thực hiện dự án kéo dài và thanh toán từ ngân sách nhà nước thường chỉ được thực hiện sau khi nghiệm thu, quyết toán hạng mục công trình nên lãi tiền vay chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng giá thành dự án. Tuy nhiên theo quy định của Nghị định 20/2017/NĐ-CP, cơ quan thuế chỉ chấp nhận tỷ lệ chi phí lãi vay dưới 20% tổng lợi nhuận thuần. “Điều này gây thiệt hại rất lớn cho công ty do việc xây nhà ở xã hội được thực hiện theo chủ trương Chính phủ và không nhằm mục đích tạo lợi nhuận kinh doanh”, Công ty Lê Thành nhấn mạnh và kiến nghị không áp dụng trần chi phí lãi vay 20% tổng chi phí thực hiện các dự án nhà ở xã hội.
Hay như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, Chính phủ cho phép Công ty mẹ EVN là chủ thể vay để cho vay lại tới các tổng công ty phát điện nhưng nếu tính theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì tập đoàn này phải nộp thuế cao hơn rất nhiều. “Bản chất mối liên kết này không phải EVN vay về để cho vay lại nhằm mục đích chuyển giá. Nhưng theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì EVN phải nộp thuế tăng 500 tỷ đồng trong năm 2018″, ông Nam nói và kiến nghị Chính phủ đưa các doanh nghiệp như EVN… ra khỏi đối tượng điều chỉnh.
Video đang HOT
Một doanh nghiệp vật liệu xây dựng cho biết trong lĩnh vực công nghiệp nặng, có những thời điểm phải sử dụng đòn bẩy tài chính rất lớn. “Năm 2019, ngành vật liệu xây dựng, cụ thể là thép chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc thương chiến Mỹ- Trung. Thị trường tiêu thụ nội địa cũng suy giảm do các chủ đầu tư dần khép mình khi vốn tín dụng ngân hàng bị siết lại. Theo đó, doanh thu suy giảm nhưng các khoản nợ vay để đầu tư hàng ngàn tỷ đồng trước đó, vẫn phát sinh lãi vay lớn và có thể vượt quá trần 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Do đó, nếu nới trần chi phí lãi vay lên khoảng 25-30% thì doanh nghiệp sẽ dễ kinh doanh hơn”, vị Chủ tịch doanh nghiệp thép nói.
Việc thực hiện các quy định về chống chuyển giá theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP đã góp phần thu về ngân sách mỗi năm 11.089 tỷ đồng, trong đó truy thu, truy hoàn và phạt là 2.089 tỷ đồng.
Nới hay bỏ hẳn?
Nới trần chi phí lãi vay lên 25-30% hay bỏ hẳn, hiện vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi. Quan điểm của TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho rằng nên sử dụng trần chi phí lãi vay 30% theo khuyến nghị của OECD để tham khảo có lẽ sát với quan điểm của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và các đơn vị trực tiếp áp dụng quy định để rà soát, quản lý thuế.
Tuy nhiên, mức trần chi phí lãi vay 30% áp dụng chung cho mọi doanh nghiệp, có thể dỡ bỏ được bất cập hiện nay như quy định khống chế mức chi phí lãi vay đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, đối tượng đặc thù…, nhưng cũng có nguy cơ “cào bằng” các đối tượng cần được quản lý, như chống tình trạng “vốn mỏng”, ngăn chặn chuyển giá…
“Việc sửa đổi trần chi phí lãi vay cần được thực hiện nhanh, để các doanh nghiệp trong nước “dễ thở” hơn trong niên kỳ tính thuế 2019, nhưng đồng thời cần cả sự thận trọng, không loại trừ quy định chi tiết về việc xác định và phân loại các giao dịch liên kết để tránh các doanh nghiệp vốn mỏng, thậm chí có cả các trường hợp trung chuyển vốn vay, cho vay lại theo cách thức thông thường nhưng thực tế nguồn vốn ảo…”, một chuyên gia lưu ý.
Lê Mỹ
Theo Enternews.vn
Ngân hàng lỗ, lãi trăm tỷ với mảng kinh doanh ngoại hối
Không ít ngân hàng báo lỗ thuần hoặc giảm lãi từ hoạt động ngoại hối do chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internetc
Theo thống kê của Người Đồng Hành, 14 trên tổng số 26 ngân hàng ghi nhận giảm ở lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối sau 9 tháng, trong khi phần còn lại có kết quả tăng.
Sau 9 tháng, VPBank (HoSE: VPB) lỗ thuần từ kinh doanh ngoại hối hơn 117 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2018 lãi 251 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là thu về các công cụ phái sinh tiền tệ giảm 71% xuống 296 tỷ đồng, trong khi chi tăng hơn 16%.
Theo sau VPBank là VIB với khoản lỗ thuần 114,7 tỷ đồng, cùng kỳ 2018 lỗ 20,7 tỷ đồng. Tương tự, chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ của VIB tăng 4,5 lần, lên 296,5 tỷ đồng, trong khi thu từ mảng này chỉ đạt 169 tỷ đồng, là lý do lỗ thuần ngoại hối tăng.
Bản Việt là ngân hàng tiếp theo trong danh sách báo lãi thuần từ hoạt động ngoại hối giảm từ 115 tỷ đồng xuống 19,2 tỷ đồng. Thuyết minh chi tiết không được công bố. Một loạt các ngân hàng khác như SEABank, SaigonBank, BacABank, NCB, MSB... cũng giảm lãi thuần từ ngoại hối 63-79% chủ yếu do chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.
Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của 26 ngân hàng 9 tháng đầu năm. Nguồn: Fiinpro.
Công cụ phái sinh tiền tệ là một trong những biện pháp phòng ngửa rủi ro về tỷ giá của ngân hàng khi tham gia hoạt động kinh doanh tiền tệ. Các công cụ phái sinh tiền tệ có thể điểm tới gồm hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, hợp đồng ngoại hối hoán đổi, hợp đồng ngoại hối quyền chọn và hợp đồng ngoại hối tương lai... Bên cạnh mục đích phòng ngừa rủi ro, công cụ phái sinh tiền tệ cũng có thể được sử dụng để đầu cơ mang lại lợi nhuận cho các nhà băng.
Từ đầu năm tới cuối tháng 9, phần lớn thời gian tỷ giá VND/USD giữ ổn định, chỉ một lần tạo sóng từ cuối tháng 4 đến hết tháng 5, trước khi giảm trở lại từ tháng 7 và đi ngang sau đó. Tỷ giá mua vào của các ngân hàng ở đỉnh sóng tăng 0,84% so với cuối 2018, ở mức 23.360 đồng/USD.
Theo báo cáo của Bộ phận Phân tích CTCP Chứng khoán SSI (HoSE: SSI), trong tháng 7, VND đã tăng giá 0,52% so với USD và tính chung cả hai tháng 6 và 7 đã tăng giá 0,94%, bù lại toàn bộ mức mất giá 0,89% của đợt sóng tháng 5. Trong phần lớn thời gian của quý III, VND trở thành số ít những đồng tiền giữ giá ổn định từ đầu năm.
Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, tỷ giá phần lớn đi ngang trong 9 tháng qua có thể là nguyên nhân các nhà băng trên bị giảm lợi nhuận từ hoạt động ngoại hối. "Việc không có những đợt sóng tỷ giá khiến ngân hàng ít có cơ hội thu lãi từ việc kinh doanh này", ông Hiếu bình luận. Bên cạnh đó, ông Hiếu cho rằng năm nay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã dừng hoạt động cho vay ngoại tệ, điều này cũng làm tác động tới hoạt động của loại hình kinh doanh này tại các nhà băng.
Những ngân hàng đi ngược dòng
Ở chiều ngược lại, nhiều đơn vị cũng ghi nhận chuyển biến tích cực. Đơn cử, LienVietPostBank chuyển từ lỗ thuần kinh doanh ngoại hối gần 7 tỷ đồng trong 9 tháng năm trước, sang lãi 47,2 tỷ đồng. TPBank báo lãi thuần hoạt động ngoại hối tăng 168% lên gần 25 tỷ đồng.
VietinBank, một trong 4 ngân hàng quốc doanh, cũng góp mặt trong top 3 đơn vị tăng trưởng lãi thuần ngoại hối cao, hơn 120% lên gần 1.189 tỷ đồng trong 9 tháng. Vietcombank và BIDV cũng ghi nhận tăng trưởng lần lượt 58% và 36%. Đây là 3 ngân hàng có lãi từ kinh doanh ngoại hối dẫn đầu trong các đơn vị khảo sát, chiếm hơn 66% cơ cấu.
Các ngân hàng tư nhân khác cũng có chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh ngoại hối như MB, Eximbank, HDBank, Sacombank... với lãi thuần tăng 35-57%. Mức tăng thấp hơn có SHB (12%) và ACB (11,5%).
Tính chung, tổng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của 26 ngân hàng trong 9 tháng đạt hơn 6.833 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ đóng góp tăng trưởng của 3 ngân hàng quốc doanh.
Theo Lê Hải/ndh.vn
Thép Pomina: Lợi nhuận âm, ôm nợ gần 8.000 tỷ Kết thúc quý III/2019, CTCP Thép Pomina ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm hơn 118 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng năm 2019 âm 251 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh thu thuần sụt giảm gần 15% so cùng kỳ về mức 2.966 tỷ đồng. CTCP Thép Pomina (HoSE: POM) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2019, ghi nhận khoản...