Gánh nặng nợ của Mỹ khiến nhà đầu tư trái phiếu lo ngại
Các nhà đầu tư đang chuẩn bị ứng phó với xu hướng gia tăng phát hành trái phiếu chính phủ của Mỹ, điều mà theo thời gian có thể hạn chế sự phục hồi được kỳ vọng về thị trường này.
Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ, ngày 31/1/2024. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trong khi các thị trường trái phiếu kể từ đầu năm tới nay chủ yếu chịu tác động từ những dự đoán về mức hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), những lo ngại về tài chính có thể sẽ nổi lên khi cuộc bầu cử Tổng thống ngày 5/11 đến gần. Các nhà phân tích và giới đầu tư cho rằng giảm thâm hụt ngân sách dường như không phải là ưu tiên chính sách của Tổng thống Joe Biden và ứng cử viên của đảng Cộng hòa là ông Donald Trump.
Một số nhà đầu tư đã phân bổ nguồn vốn để tránh thua lỗ trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ bắt đầu tăng. Cũng có tâm lý lo ngại rằng sự không chắc chắn về số nợ cần phát hành có thể làm mất ổn định thị trường trái phiếu trị giá 27.000 tỷ USD, vốn là nền tảng của hệ thống tài chính toàn cầu.
Video đang HOT
Người phụ trách thu nhập cố định tại Newton Investment Management, Ella Hoxha, cho rằng lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện ở mức khoảng 4,4% có thể tăng lên 8-10% trong vài năm tới. Về dài hạn, điều này là không bền vững.
Trong các thông báo mới nhất trong tháng này, Bộ Tài chính Mỹ có kế hoạch tiếp tục duy trì ổn định quy mô phát hành trái phiếu trong vài quý tới. Tuy nhiên, các đợt phát hành lớn hơn đối với trái phiếu dài hạn dự kiến sẽ diễn ra trong năm tới.
Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, nợ của liên bang có thể tăng 21.000 tỷ USD, lên 48.000 tỷ USD vào năm 2034. Trong khi đó, các nguồn cầu truyền thống đối với trái phiếu chính phủ Mỹ đang chậm lại. Mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không theo kịp quy mô gia tăng của thị trường và Fed tiếp tục giảm lượng trái phiếu nắm giữ.
Giới đầu tư hạ kỳ vọng Fed giảm mạnh lãi suất trong năm nay
Các dự đoán của giới đầu tư về lộ trình hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong năm nay ngày càng giảm, khi các số liệu kinh tế khả quan cho thấy Fed sẽ cần phải giữ lãi suất ở mức cao để kiềm chế lạm phát.
Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Các thị trường đang dự đoán Fed sẽ thực hiện hai đợt hạ lãi suất với mức giảm mỗi lần 0,25 điểm phần trăm trong năm nay, và xác suất xảy ra đợt hạ lãi suất lần ba chỉ là 50%. Trong khi đó, chỉ mới đầu năm nay, Fed còn được dự đoán sẽ hạ lãi suất 6-7 lần trong năm 2024. Kể từ tháng 12 năm ngoái, Fed vẫn đang phát đi tín hiệu rằng ngân hàng này sẽ hạ lãi suất tổng cộng 0,75 điểm phần trăm trong năm nay, từ khoảng hiện tại 5,25-5,5%.
Số liệu việc làm tăng vượt kỳ vọng trong tháng 3/2024 đã củng cố quan điểm rằng Fed có thể cần nhiều thời gian hơn để chắc rằng lạm phát đang tiến gần đến mức mục tiệu 2% trước khi hạ lãi suất.
Phát biếu sau khi số liệu việc làm tháng trước được công bố, Chủ tịch Fed chi nhánh Dallas Lorie Logan cho rằng còn quá sớm để nghĩ đến việc hạ lãi suất, trong khi Thống đốc Fed Michelle Bowman cho biết nỗ lực giảm lạm phát đã không có tiến triển. Mới đây, công ty quản lý tài sản Pimco đã hạ dự đoán về số đợt hạ lãi suất của Fed từ 3 đợt xuống còn 2 đợt trong năm nay.
Sự thay đổi trong các dự đoán có thể khiến các ngân hàng trung ương khác khó khăn hơn trong việc hạ lãi suất nhiều lần trong năm nay mà không làm đồng nội tệ suy yếu so với đồng USD.
Trong khi đó, trái phiếu chính phủ của Mỹ tiếp tục chứng kiến xu hướng bán tháo trong phiên giao dịch 8/4, qua đó đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn hai năm tăng 0,05 điểm phần trăm lên 4,79%, mức cao nhất kể từ tháng 11/2023. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm cũng tăng 0,05 điểm phần trăm lên 4,43%.
Giới đầu tư cho rằng lợi suất trái phiếu chính phủ tăng mạnh có thể gây áp lực lên thị trường chứng khoán của Mỹ. Chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 9% kể từ đầu năm nay.
Giới đầu tư chứng khoán hầu như không nao núng trước sự thay đổi trong các dự đoán về lộ trình hạ lãi suất của Fed, khi số liệu kinh tế khả quan đang giúp xoa dịu những lo ngại rằng việc duy trì lãi suất ở gần mức cao như hiện nay trong thời gian lâu hơn sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Giới đầu tư có thể có cái nhìn rõ ràng hơn về triển vọng lãi suất của Fed khi Mỹ công bố số liệu lạm phát tháng Ba vào ngày 10/4. Trong cuộc khảo sát của hãng tin Reuters, giới chuyên gia dự đoán lạm phát sẽ tăng lên 3,4% trong tháng Ba so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu tháng Một và tháng Hai đều cao hơn dự đoán của giới phân tích. Nhưng nhiều quan chức Fed cho rằng sự gia tăng lạm phát gần đây có thể sẽ không kéo dài.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ phản ứng trước quyết định của Moody's Ngày 13/11, Bộ trưởng Tài chính Yellen khẳng định nền kinh tế Mỹ vẫn vững mạnh và thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn hoạt động an toàn và có tính thanh khoản. Thông điệp của người đứng đầu ngành tài chính Mỹ đã thể hiện sự không đồng tình với quyết định gần đây của hãng xếp hạng tín nhiệm quốc...