Gánh nặng dẫn dắt châu Âu dồn vai Đức hậu Brexit

Theo dõi VGT trên

Đức bị đẩy vào thế phải lãnh đạo EU sau khi Anh rời liên minh, nhưng chính nước này cũng không hào hứng đảm nhận vai trò đó.

Gánh nặng dẫn dắt châu Âu dồn vai Đức hậu Brexit - Hình 1

Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters

Nước Anh có thể đang đối mặt với nguy cơ mất đi ảnh hưởng sau khi quyết định rút khỏi Liên minh châu Âu (EU). Nhưng một quốc gia sẽ thấy tiếng nói của mình tại châu Âu trở nên đặc biệt có trọng lượng, đó là Đức.

Dưới sự dẫn dắt của Thủ tướng Angela Merkel, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang trên đỉnh cao thời hậu Thế chiến II. Nhưng việc Anh – nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu – ra đi có thể đặt lên vai Đức trọng trách lãnh đạo còn nặng nề hơn.

Một số quốc gia châu Âu thận trọng trước sức mạnh của nước Đức, bởi EU được thành lập với mục tiêu then chốt là ngăn chặn Berlin lại trỗi dậy trở thành thế lực áp đảo tại châu Âu. Dù vậy, nhiều quốc gia lại đang lo ngại rằng Đức giờ đây sẽ thoái thác vai trò lãnh đạo, khiến một châu Âu không được lèo lái rơi vào vòng xoáy khủng hoảng kinh tế và chính trị.

Tiếng nói mạnh mẽ của Đức ngày càng có sức nặng nhờ nền kinh tế quy mô rất lớn và ổn định, trong khi một loạt quốc gia chìm đắm trong vô vàn khó khăn hoặc còn phải giải quyết nhiều vấn đề nội bộ.

Tranh luận

Dù vậy, không một nước nào lại thấy bất an về sự lớn mạnh của quốc gia mình hơn chính nước Đức.

Jennifer Werthwein, 22 t.uổi, một sinh viên chuyên ngành kinh tế và triết học, Đại học Mannheim, đã khởi động chiến dịch trên mạng xã hội cùng 500 người khác thuộc tổ chức thanh niên đảng Xanh. Nhiệm vụ của họ là kêu gọi các đồng hương ngừng vẫy quốc kỳ Đức tại giải Vô địch Bóng đá châu Âu (Euro 2016).

Chiến dịch vận động này làm dấy lên những tranh luận tại Đức, nhưng nhóm của Werthwein không phải duy nhất. Các tổ chức sinh viên khác đều đã vận động cho việc này. Sau Brexit, Werthwein cho rằng “có nguy cơ Đức sẽ nỗ lực quá nhiều để vươn lên dẫn đầu, sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để tạo ra ảnh hưởng chính trị khắp châu Âu”. Sinh viên này khẳng định Đức không nên nhận lại vị trí lãnh đạo trên lục địa này sau những điều kinh hoàng trong Thế chiến II.

Những người khác thì cảm nhận rằng việc nước Anh ra đi có thể gợi mở một cơ hội. Dù họ lấy làm tiếc về quyết định của Anh, họ cho rằng người Đức nên gánh vác thêm trọng trách. Hans-Peter Friedrich, một chính trị gia hàng đầu của Liên đoàn Xã hội Cơ đốc giáo (CSU), một đảng “chị em” với đảng Liên đoàn Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) mà bà Merkel lãnh đạo, chỉ trích chiến dịch chống vẫy quốc kỳ là thiển cận.

“Do sự ra đi của Anh, nước Đức rõ ràng nhận thêm nhiều trách nhiệm”, ông Friedrich nói. Ông cho rằng phong trào chống vẫy cờ “cho thấy một bộ phận xã hội Đức vẫn không thoải mái về chính bản sắc của mình. Tôi cho rằng điều đó thật đáng xấu hổ”.

Không có nước Anh – bên ủng hộ toàn cầu hóa và tự do thương mại, một số nhà quan sát lo lắng liệu Đức có thể khiến tình hình châu Âu đảo chiều, khi ngày càng nhiều quốc gia ủng hộ chủ trương bảo vệ công nghiệp trong nước và hướng nội, như Pháp và Italy. Dù vậy, Đức cũng không có nhiều lựa chọn.

Video đang HOT

Nếu Đức trở thành “người quyết định” của châu Âu, thì cũng không phải vì Berlin muốn theo đuổi vai trò đó, Washington Post bình luận.

Từng bị xem là “kẻ ốm yếu của châu Âu” đầu những năm 2000 do khó khăn về tài chính hậu tái thống nhất, kinh tế Đức hiện là hình mẫu cho toàn thế giới. Dù vậy, Đức vẫn bị không ít người cho là chưa hoàn toàn lớn mạnh hơn.

Dù Đức đang đi đầu toàn cầu về chiến đấu chống biến đổi khí hậu, họ vẫn còn ngần ngại trong việc áp đặt chính sách ngoại giao mạnh mẽ được hậu thuẫn bằng sức mạnh quân sự. Thay vào đó, nước Đức dưới thời Thủ tướng Merkel đang thể hiện một dạng lãnh đạo hậu hiện đại – thông qua làm gương và đồng thuận.

Việc bà Merkel để Anh ra đi có trật tự và kiên nhẫn, ngay cả khi các lãnh đạo châu Âu khác có vẻ nóng ruột, cho thấy bà vẫn giữ phong cách cẩn trọng đã được biết đến nhiều ở trong nước. Bà Merkel tỏ ra cứng rắn với Anh, nhưng đồng thời bà cũng tránh làm họ mất mặt, bởi bà tin rằng đó không phải điều tốt nhất cho châu Âu.

Chính điều đó, theo một số người, mới là sự lãnh đạo.

Lo ngại

Có lẽ Đức đang trở nên mạnh hơn do các nước láng giềng suy yếu. Anh đang rời bỏ sân khấu chính trị của châu lục. Pháp thì chìm đắm trong khó khăn kinh tế và cuộc chiến chống k.hủng b.ố. Tây Ban Nha và Italy thì đối diện với nạn thất nghiệp nghiêm trọng, cùng bất ổn chính trị. Ba Lan và Hungary, với tư tưởng dân tộc chủ nghĩa chiếm ưu thế thì chỉ tập trung vào các vấn đề trong nước. Trong khi đó, mọi điều tồi tệ đều đã xảy ra tại Hy Lạp.

“Sự lấn át của người Đức tại châu Âu là do sự thoái lui trong lặng lẽ của Pháp”, Coralie Delaume, một phóng viên người Pháp bình luận trên tờ Le Figaro sau khi Anh tiến hành trưng cầu dân ý.

Dù vậy, ngay cả khi Đức thể hiện vai trò lãnh đạo, vẫn có những xáo trộn, như khi một quốc vương trẻ bắt đầu nắm quyền lực. Nhiều nhà phê bình cho rằng bà Merkel đã xử trí không đúng cuộc khủng hoảng người tị nạn. Bà khuyến khích dòng người đổ về với quan điểm mở rộng vòng tay chào đón, trước khi đột ngột đóng cửa thông qua một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ.

Giao tranh vẫn tiếp diễn tại Ukraine, trong khi cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp là ví dụ điển hình cho thấy những bước đi nửa vời có thể kích hoạt sự hỗn loạn về kinh tế, chính trị và xã hội ra sao.

Dù vậy thì theo nhiều người Đức, nếu không có quá trình tạo dựng sự đồng thuận của bà Merkel, mọi thứ tại châu Âu có thể còn tệ hơn nhiều.

“Đức không tìm kiếm vị thế lãnh đạo trên trường quốc tế”, ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier khẳng định trong một thông cáo mới đây. “Thay vào đó, Đức nổi lên như một người chơi trung tâm bằng cách giữ vững sự ổn định trong khi thế giới xung quanh thay đổi”.

Không ai cho rằng Đức sẽ chuyển hướng mạnh mẽ sang sức mạnh quân sự trong tương lai gần. Berlin đã có những bước đi đáng kể bằng cách vũ trang cho các nhóm người Kurd chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), và hỗ trợ các đồng minh thông qua các chuyến bay do thám tại Syria. Nhưng sự tuân thủ với chủ nghĩa hòa bình thời hậu Thế chiến II vẫn là động lực chính trong chính sách đối ngoại của nước này.

Dẫu vậy, Đức có thể hành động nhiều hơn, so với sự uể oải của người Anh, tại châu Âu và xa hơn thế. Ngoại trưởng Steinmeier có thể chủ động vận động cho việc Đức trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Còn bà Merkel, trước sự mạnh lên của người Nga trong khi quân đội Đức được trang bị đầy những vũ khí cũ và nhiều lỗi, đang ủng hộ việc tăng chi tiêu quốc phòng.

Thế nhưng đang có thêm ngày một nhiều câu hỏi xuất hiện, quanh việc liệu châu Âu có cho phép Đức dẫn dắt hay không. Thay vào đó, hình ảnh bà Merkel đứng cạnh những người đồng cấp đến từ Pháp và Italy trong buổi sáng thứ hai hậu Brexit cho thấy có vẻ như một “câu lạc bộ” những người ra quyết định đang thành hình.

Trong khi đó, một cuộc “nổi loạn” cũng đang âm ỉ tại Rome và Paris phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của bà Merkel. Họ muốn chính nữ thủ tướng, chứ không phải các quốc gia còn lại, mới là người phải nhượng bộ.

Việc này làm leo thang lo ngại rằng không có ai thực sự đứng ra dẫn dắt châu Âu. Khi được hỏi các quyết định để thúc đẩy châu Âu sẽ được ra như thế nào, cựu ủy viên EU Guenter Verheugen, một người Đức, cho biết: “Tôi không có câu trả lời thuyết phục cho điều đó”.

“Tôi lo ngại”, ông nói. “Tôi thực sự lo ngại”.

Hoàng Nguyên

Theo VNE

Cơn địa chấn Brexit rung chuyển bàn cờ địa chính trị thế giới

So với các tác động về kinh tế-thương mại còn quá sớm để đưa ra nhận định một cách thấu đáo thì các tác động địa-chính trị của Brexit dường như nghiêm trọng hơn rất nhiều

Kết quả trưng cầu dân ý ở Anh ngày 23.6 vừa qua ngay lập tức đã tạo nên một cú sốc lớn cho các thị trường tài chính ở châu Âu và toàn cầu. Việc rời khỏi EU có thể sẽ đẩy nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và lớn thứ 2 châu Âu vào tình trạng suy thoái trong thời gian ngắn và trung hạn khi mà Brexit làm giảm sức hút của Anh đối với các tập đoàn tư bản trên thế giới và hạn chế khả năng tiếp cận thị trường châu Âu của nước này. Liệu kinh tế Anh có thể đứng vững về lâu dài khi rời Eurozone? Điều này còn phụ thuộc vào các thỏa thuận thương mại mà Anh sẽ đơn phương thương lượng với EU và 27 nước thành viên còn lại của khối.

Thế nhưng, so với các tác động về kinh tế-thương mại còn quá sớm để đưa ra nhận định một cách thấu đáo thì các tác động địa-chính trị của Brexit dường như nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Đối với nước Anh, một khi trở thành "người ngoài cuộc", Anh sẽ mất đi tiếng nói đối với quá trình thông qua các điều luật của EU trong tương lai. Anh sẽ khó có thể tác động trực tiếp để luật lệ của EU có lợi cho lợi ích quốc gia của Anh.

Nhiều lãnh đạo EU đã cảnh báo không loại trừ khả năng để đổi lại quyền tiếp cận thị trường chung, Anh sẽ phải tuân thủ những quy định, tiêu chuẩn của Pháp và Đức, đồng thời sẽ phải tiếp tục đóng góp cho ngân sách EU như Na Uy và Thụy Sỹ đang làm. Bên cạnh đó, tình hình an ninh của nước Anh cũng đối mặt với nguy cơ bất ổn gia tăng nếu Anh không còn nằm trong cơ chế trao đổi thông tin tình báo, hợp tác an ninh của châu Âu khi mà những lời đe dọa tấn công k.hủng b.ố luôn thường trực.

Cơn địa chấn Brexit rung chuyển bàn cờ địa chính trị thế giới - Hình 1

Ông Boris Johnson, một trong những nhà lãnh đạo của chiến dịch ủng hộ Brexit.

Bên cạnh đó, kết quả trưng cầu dân ý vừa qua giữa một bên là đa số người Anh thuộc England muốn rời EU và một bên đa số người Scotland và Bắc Ai-len chọn ở lại EU đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ mới trong Khối Thịnh vượng chung.

Thủ tướng Scotland Nicola Sturgeon nói đang xem xét tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý đòi quyền độc lập lần thứ hai và cho biết giới chức Scotland sẽ họp với giới chức EU để thảo luận về những giải pháp "để bảo vệ chỗ đứng của Scotland trong EU". Brexit cũng khơi dậy tinh thần đòi ly khai ở Bắc Ireland. Lãnh tụ Đảng Sinn Fein Martin McGuiness đã lặp lại yêu cầu đòi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để Bắc Ireland tách khỏi Anh và tái thống nhất với Cộng hoà Ireland - một thành viên EU.

Đối với EU, sự ra đi của Anh sẽ ảnh hưởng bất lợi đến vị thế và tiếng nói của EU trên quy mô toàn cầu, đồng thời đặt dấu chấm hỏi lớn đối với tương lai của tiến trình nhất thể hóa EU. Brexit đồng nghĩa với việc EU để mất một trong hai ghế Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nền kinh tế lớn thứ hai trong EU, một cường quốc quân sự sở hữu vũ khí hạt nhân.

Nghiêm trọng hơn, hiệu ứng "domino" hậu Brexit có thể kéo theo nhiều cuộc trưng cầu dân ý khác tương tự như ở Anh. Trên thực tế, tâm lý hoài nghi EU của người Anh không phải là ngoại lệ mà ngày càng phổ biến ở nhiều nước châu Âu, đặc biệt là ở hai nước trụ cột trong EU là Đức và Pháp và những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng nợ công và di cư như Áo, Bỉ, Ba Lan, Hà Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Hy Lạp, I-ta-li-a, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển,... Lãnh đạo Đảng Mặt trận Dân tộc Pháp Marine Le Pen hoan nghênh kết quả ủng hộ Brexit ở Anh là "chiến thắng của sự tự do".

Đồng quan điểm trên, Thủ lĩnh Đảng Tự do Hà Lan Geert Wilders cho rằng nước này xứng đáng có cuộc bỏ phiếu "Nexit" (Hà Lan rời EU). Các cuộc tổng tuyển cử tổ chức vào năm sau ở Pháp và Đức cũng nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi làn sóng chống hội nhập châu Âu. Còn tại I-ta-li-a, một cuộc thăm dò mới đây cho thấy có đến 48% người nói sẽ bỏ phiếu rời khỏi EU nếu có cơ hội. Nếu EU không tiến hành cải tổ triệt để hơn để cải thiện tình trạng tăng trưởng không đồng đều giữa các nước thành viên, giải quyết các cuộc khủng hoảng nợ công, khủng hoảng người di cư, thất nghiệp gia tăng (v.v.), viễn cảnh "dự án châu Âu" đổ vỡ một phần hay toàn phần là điều khó tránh khỏi.

Cơn địa chấn Brexit rung chuyển bàn cờ địa chính trị thế giới - Hình 2

Những người ủng hộ Brexit vui mừng với kết quả trưng cầu dân ý.

Trên bàn cờ chính trị thế giới, Brexit có tác động không nhỏ đối với quan hệ của Anh với các nước lớn. Với Mỹ, như nhiều quan chức Mỹ đã khẳng định việc Anh rời EU sẽ không làm thay đổi quan hệ đặc biệt giữa hai đồng minh truyền thống, đặc biệt khi Anh vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong NATO; tuy vậy, Brexit tất nhiên không phải là điều có lợi cho các tính toán của Mỹ tại châu Âu nói chung. Đối với Đức và Pháp, sự ra đi của Anh sẽ làm mất thăng bằng cán cân quyền lực thường được ví như "kiềng ba chân" của EU và được xem là điều kiện cần và đủ để thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa châu Âu.

Anh ra đi là điều cuối cùng mà Đức mong muốn bởi lẽ dù còn tồn tại những khác biệt với Anh, nhưng khả năng Đức tìm được tiếng nói đồng thuận với Anh trong các vấn đề liên quan đến thị trường chung, thương mại tự do, nâng cao tính cạnh tranh của EU,v.v. lớn hơn nhiều khả năng này với Pháp. Hệ quả của việc Anh ra đi là sự phân chia quyền lực rạch ròi hơn giữa ba trung tâm quyền lực ở châu Âu là Anh, Pháp và Đức. Nhiều nước nhỏ hơn trong EU lo ngại điều này sẽ gây phương hại đến tính dân chủ và sự đoàn kết của khối.

Trong khi đó, nhiều quan điểm cho rằng Brexit sẽ có lợi hơn cho Nga và Trung Quốc. Trong EU, Anh vốn là một trong các nước EU theo đuổi quan điểm cứng rắn nhất trong quan hệ với Nga. Quân Anh tham gia tích cực trong các cuộc tập trận được cho là nhằm gửi thông điệp đến Moscow.

Do đó, Brexit sẽ có thể đẩy mạnh quá trình "bình thường hóa" quan hệ căng thẳng hiện nay giữa Nga và EU khi mà hợp tác với Nga sẽ có lợi cho một EU đang sa lầy trong nhiều cuộc khủng hoảng kéo dài. Đối với Trung Quốc, một nước Anh không bị bó buộc bởi EU có thể đơn phương công nhận quy chế kinh tế thị trường, tự do quyết định bán vũ khí và thương lượng thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc có thể sẽ có một số điều chỉnh nhất định trong ưu tiên quan hệ với Anh vì tầm quan trọng về mặt địa-chiến lược của Anh trong trường hợp Brexit sẽ không được như khi Anh còn ở trong EU.

Brexit cũng là một bài học đối với tiến trình hội nhập ASEAN, đặt ra yêu cầu các nước thành viên phát triển hơn phải giúp đỡ các nước kém phát triển hơn nhằm tránh việc tâm lý hoài nghi hội nhập, chủ nghĩa dân tộc vị kỷ được đà gây cản trở sự phát triển của tổ chức khu vực này.

Một bài học lớn sau cuộc trưng cầu dân ý ở Anh là chỉ khi những người dân bình thường thực sự cảm thấy họ được thụ hưởng thành quả của quá trình hội nhập thì sự hội nhập ấy mới vững chắc và bền lâu.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine
06:04:01 20/09/2024
Hàng trăm nhà dân ở huyện miền núi Quảng Bình ngập sâu do mưa lớn
12:25:15 20/09/2024
Loài chuột quý hiếm gần như tuyệt chủng, bất ngờ hồi sinh sau gần 1 thế kỷ
20:36:31 21/09/2024
Kịch bản nghiệt ngã khi 'Sông băng Ngày tận thế' tan chảy
07:59:34 21/09/2024
ABC News: Tình báo Israel chuẩn bị 15 năm cho vụ kích nổ máy nhắn tin ở Liban
06:16:28 21/09/2024
Tranh cãi về động thái tăng t.uổi nghỉ hưu của Trung Quốc
13:36:52 20/09/2024
Trung Quốc lần đầu lên tiếng sau loạt vụ nổ máy nhắn tin, bộ đàm ở Liban
08:45:11 20/09/2024
Myanmar: Số người t.hiệt m.ạng do bão Yagi tăng lên 293 người
05:42:03 21/09/2024

Tin đang nóng

Tôn Bằng lần đầu tiên gặp lại các con sau cuộc l.y h.ôn chấn động, người thân Hằng Du Mục nơm nớp lo sợ
19:41:54 21/09/2024
Cận cảnh cuộc sống tại khu tạm cư mới của Làng Nủ sau thảm hoạ lũ quét kinh hoàng
19:14:04 21/09/2024
Liveshow Duy Mạnh - Tuấn Hưng: Tam Đảo đổ mưa lớn, khán giả tắc đường đến trễ phải lùi giờ bắt đầu!
21:20:37 21/09/2024
Huỳnh Hiểu Minh đưa bạn gái hot girl đi khám thai, sắp đón con thứ 2 chào đời
19:58:54 21/09/2024
Khung hình lịch sử showbiz Việt: Bộ đôi duyên nợ Duy Mạnh - Tuấn Hưng chạm tay song ca cực tình!
19:51:15 21/09/2024
Triệu Vy là ngoại lệ của Huỳnh Hiểu Minh, Diệp Kha hay Angelababy "bít cửa" so
21:39:27 21/09/2024
Một đồng nghiệp tiết lộ: "Kasim Hoàng Vũ bế tắc quá rồi"
20:23:19 21/09/2024
Mở cửa cho n.ạn n.hân lũ lụt ở nhờ, gia chủ gặp phải cảnh tượng hãi hùng, vội gọi cảnh sát
18:41:40 21/09/2024

Tin mới nhất

Thượng đỉnh Bộ tứ: Đẩy mạnh hợp tác hàng hải, thảo luận về tình hình Biển Đông

21:42:37 21/09/2024
Trong hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ tại thành phố Wilmington, bang Delaware (Mỹ) lần này, các nhà lãnh đạo sẽ nhất trí về một số sáng kiến mới, bao gồm cả bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung của lực lượng bảo vệ bờ biển.

Tổng thống Ukraine ký dự luât tăng ngân sách quốc phòng thêm 12 tỷ USD

21:40:20 21/09/2024
Theo Chủ tịch Ủy ban Ngân sách của Quốc hội Ukraine Roksolana Pidlasa, khoản chi tiêu bổ sung trị giá 12 tỷ USD này chủ yếu đến từ việc phát hành trái phiếu chính phủ nội địa và giảm chi phí liên quan đến trả nợ công.

Hàng chục tên lửa xâm nhập bắc Israel, Hezbollah đề bạt 2 chỉ huy mới

21:38:28 21/09/2024
Kann News sau đó đã công bố một số video trên mạng xã hội X về cảnh các hệ thống phòng không Israel đang được kích hoạt để đ.ánh chặn mục tiêu.

Lũ lụt lịch sử kéo tụt nền kinh tế ở Trung Âu

21:36:28 21/09/2024
Tổn thất kinh tế đang làm gia tăng áp lực lên tài chính nhà nước ở một khu vực vẫn đang chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và lạm phát tăng vọt sau cuộc xung đột Nga - Ukraine vào năm 2022.

Iran ra mắt tên lửa đạn đạo mới trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng

21:34:29 21/09/2024
Hãng thông tấn nhà nước IRNA cho biết tên lửa Jihad sử dụng nhiên liệu rắn do nhánh hàng không vũ trụ của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran thiết kế và sản xuất. Tên lửa có tầm hoạt động là 1.000km.

Ukraine gây sức ép lên các đồng minh phương Tây

21:32:19 21/09/2024
Hầu hết quyết định trong bản kế hoạch phụ thuộc vào ông ấy. Các đồng minh khác cũng có vai trò quan trọng nhưng có một số điểm nhất định dựa trên thiện chí và sự ủng hộ của Mỹ tổng thống Ukraine nói.

Lực lượng Ukraine tấn công hai kho vũ khí quân sự bên trong lãnh thổ Nga

21:29:42 21/09/2024
Cụ thể, lực lượng Kiev đã tấn công một cơ sở gần thành phố Tikhoretsk ở phía Nam thành phố Krasnodar và một cơ sở gần làng Oktyabrsky ở thành phố Tver. Tuyên bố còn nhấn mạnh: Các nhiệm vụ đã được hoàn thành.

Hé lộ vũ khí 'không phải dạng vừa' có tên trong gói viện trợ mới của Mỹ dành cho Ukraine

21:27:13 21/09/2024
Tên lửa JSOW, hiện đang được Không quân và Hải quân Mỹ cùng một số đồng minh sử dụng, có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 100 km.

Israel có đủ sức đối phó với cả mặt trận Liban và Gaza cùng thời điểm?

21:21:21 21/09/2024
Đến ngày hôm sau, hàng loạt bộ đàm tại Liban phát nổ khiến 14 người c.hết và 450 người bị thương. Hezbollah lập tức cáo buộc Israel đứng sau các cuộc tấn công này đồng thời tuyên bố sẽ đáp trả. Tuy nhiên, quân đội Israel vẫn chưa phản hồ...

Nhật Bản: Nhiều địa phương ghi nhận nắng nóng kỷ lục

21:18:01 21/09/2024
Dự báo, nhiệt độ sẽ giảm dần vào ngày 22/9 ở phía Tây Nhật Bản và những khu vực khác, song một số khu vực mà chủ yếu ở phía Đông, có thể vẫn hứng chịu thêm một ngày nắng nóng với nhiệt độ thấp nhất là 35 độ C.

TikTok xóa tài khoản đài Sputnik của Nga

20:59:45 21/09/2024
Động thái này diễn ra sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cơ quan truyền thông của Nga, bao gồm đài RT.

Nhật Bản sơ tán hàng chục nghìn người tại nơi từng xảy ra động đất mạnh vào đầu năm

19:39:35 21/09/2024
Nhà dự báo thời tiết Satoshi Sugimoto của JMA nói với truyên thông rằng các khu vực nằm trong cảnh báo đang phải hứng chịu mưa lớn với mức độ chưa từng có. Ông đồng thời khẳng định đây là tình huống cần đảm bảo an toàn ngay lập tức.

Có thể bạn quan tâm

Jackson thăng hoa giúp Chelsea áp sát ngôi đầu Premier League

Sao thể thao

23:41:14 21/09/2024
Chelsea nối dài mạch bất bại ở Premier League bằng chiến thắng 3-0 ngay trên sân của West Ham United trong ngày t.iền đạo Nicolas Jackson thi đấu thăng hoa.

Thảm đỏ "hot" nhất Hoa ngữ hôm nay: Triệu Lệ Dĩnh gây thất vọng vì tạo hình nhưng vẫn chiếm trọn "spotlight"

Sao châu á

23:30:16 21/09/2024
Tối nay (21/9), lễ trao giải Phi Thiên lần thứ 34 đã diễn ra tại với Hạ Môn, Trung Quốc với sự góp mặt của gần một nửa giới showbiz Hoa ngữ.

Tuấn Hưng nóng tính mắng ban nhạc, chế lời bản hit gửi đến Duy Mạnh: "Dù anh trêu đùa em trên Facebook của anh..."

Nhạc việt

23:27:05 21/09/2024
Tuấn Hưng muốn lắng nghe rõ giọng hát của khán giả bên dưới nhưng ban nhạc lại không hiểu ý anh. Nam ca sĩ không ngại ngần mắng ban nhạc trên sân khấu.

Hoa hậu Kỳ Duyên về Nam Định làm từ thiện, Hồng Diễm đẹp đến nao lòng

Sao việt

23:18:00 21/09/2024
Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên đang có chuyến về quê Nam Định làm từ thiện. Diễn viên Hồng Diễm đăng ảnh đẹp đến nao lòng.

Hồ Tấn Tài bỏ t.iền túi hỗ trợ trẻ mồ côi khiến Quyền Linh cảm kích

Tv show

21:41:27 21/09/2024
Ngoài vượt qua các thử thách, Hồ Tấn Tài cùng Ngọc Thanh Tâm còn bỏ t.iền túi hỗ trợ các em nhỏ mồ côi trong Mái ấm gia đình Việt .

Bộ phim tài liệu khiến Oprah Winfrey chi hàng triệu USD ngăn chặn việc phát hành

Hậu trường phim

21:34:35 21/09/2024
Tờ Page Six đưa tin nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey đã trả một khoản t.iền khổng lồ cho Apple TV+ để mua lại bản quyền bộ phim tài liệu kể về cuộc đời và sự nghiệp của bà.

Angelina Jolie làm công chúng không nhận ra, thay đổi 360 độ hậu sự cố Pax Thiên

Sao âu mỹ

20:27:19 21/09/2024
Xuất hiện trên bìa tạp chí CR Fashion Book, nữ minh tinh Angelina Jolie, 49 t.uổi, trông thật khác lạ khi uốn tóc theo kiểu xoăn disco thập niên 1980, trang điểm đậm, phong cách lạnh lùng.

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 22/9: Cự Giải khó khăn, Ma Kết phát triển

Trắc nghiệm

20:21:47 21/09/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 22/9 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Cự Giải hãy chú ý kiểm soát cảm xúc, Ma Kết hãy mạnh dạn hành động.

Phạm Thoại lại g.ây s.ốc, nhưng lần này quá oke: Tiếp tục đem 5 tỷ đồng đi làm từ thiện!

Netizen

19:53:24 21/09/2024
Trưa 21/9, Phạm Thoại bất ngờ công bố sẽ ủng hộ thêm 5 tỷ đồng cho đồng bào bị ảnh hưởng do bão số 3 và lũ lụt vừa qua. Số t.iền này được ứng trước từ lợi nhuận trong phiên livestream vào ngày 25/9 tới đây của Phạm Thoại.