Gánh nặng chi phí sức khỏe hậu Covid-19
Cuối tháng 3, trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật cắt túi mật tại thành phố Fort Lee, New Jersey, bà Laura Gross, 72 tuổi, đột ngột đổ bệnh.
Bà bị đau cổ họng, đau mắt, nhức đầu và đau các khớp xương, cảm giác vô cùng mờ mịt. Gross nhanh chóng được chẩn đoán mắc Covid-19.
4 tháng sau, các triệu chứng vẫn còn đó. Bà cần sự hỗ trợ của cả bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ tim mạch, phổi, bác sĩ nội tiết, bác sĩ thần kinh và bác sĩ tiêu hóa.
“Tôi bị đau đầu kể từ tháng 4. Các cơn sốt nhẹ cũng dai dẳng, chưa hề chấm dứt”, bà nói.
8 tháng đại dịch trôi qua, các nhà khoa học vẫn tiếp tục phát hiện nhiều thể di chứng mới của căn bệnh. Nghiên cứu cho thấy người sống sót sau nhiễm nCoV phải đối mặt với tình trạng suy nhược kéo dài nhiều tháng, thậm chí vài năm.
Bà Anne McKee một nhà tâm lý học đã nghỉ hưu, sống tại Knoxville, Tennessee trải qua tình trạng tương tự. Bà có tiền sử đa xơ cứng và hen suyễn, không may nhiễm nCoV 5 tháng trước. Đến nay, người phụ nữ 61 tuổi vẫn đang chật vật lấy lại nhịp thở bình thường.
Bà Laura Gross tại nhà riêng ở thành phố Fort Lee, New Jersey, ngày 31/7. Ảnh: Reuters
“Vào những hôm sức khỏe tốt, tôi có thể đi giặt quần áo vài lần. Nhưng mấy ngày qua, thật khó để thức dậy và lấy đồ xuống từ tủ bếp”, bà nói.
McKee đã chi hơn 5.000 USD cho các cuộc hẹn khám, xét nghiệm và mua thuốc theo đơn trong thời gian đó. Tại Mỹ, các khoản tiền phát sinh cũng đồng nghĩa phí bảo hiểm sẽ cao hơn. Bảo hiểm của bà chi trả khoảng 15.000 USD, gồm 240 USD tiền khám trực tuyến, 455 USD phí chụp phổi.
Trước tình trạng trên, các chuyên gia y tế bắt đầu tính toán chi phí chăm sóc sức khỏe dài hạn của người đã khỏi Covid-19.
Theo ước tính của tiến sĩ Bruce Lee, Đại học Y tế Công cộng New York (CUNY), nếu 20% dân số Mỹ nhiễm virus, tổng chi phí sau khi nhập viện một năm của bệnh nhân cả nước sẽ không dưới 50 tỷ USD. Nếu khoảng 80% người mắc bệnh do không có vaccine, con số sẽ tăng lên 204 tỷ USD.
Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, trong đó có Mỹ và Italy, đang xem xét liệu những tác động lâu dài đối với bệnh nhân có thể được coi như “hội chứng hậu Covid-19″ hay không. Nhiều bệnh viện ở hai khu vực này đã thành lập trung tâm dành riêng phục hồi chức năng sau nhiễm nCoV, hiện đang chuẩn hóa các biện pháp theo dõi.
Bộ Y tế Anh cũng như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ là những đơn vị hàng đầu nghiên cứu về hệ quả của căn bệnh. Tháng 8 này, một hội đồng bác sĩ quốc tế sẽ đề xuất hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân phục hồi với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo các chuyên gia, phát mất nhiều năm để tính toán đầy đủ chi phí phát sinh cho khắc phục hậu quả sức khỏe đối với người khỏi nCoV. Điều này từng xảy ra trong dịch HIV/AIDS hoặc cuộc tấn công khủng bố tại New York ngày 11/9/2001.
Bệnh nhân đã khỏi Covid-19 thường chịu tổn thương ở phổi, thận, và tim. Họ sẽ phải dành một khoản tiền lớn cho các thủ tục kiểm tra định kỳ như siêu âm, chụp CT, cắt lớp… Đó là chưa kể đến chi phí điều trị tổn thương tâm lý, nếu có.
Video đang HOT
Nghiên cứu tim mạch được đăng tải trên Tạp chí Y khoa JAMA, thực hiện trên nhóm bệnh nhân ở Đức trong độ tuổi từ 45 đến 53, cho thấy hơn 75% biểu hiện viêm tim, có thể dẫn đến suy tim trong tương lai.
Phân tích khác của Tạp chí Kidney International cho thấy khoảng một phần ba số người mắc Covid-19 điều trị tại New York bị tổn thương thận cấp tính, gần 15% phải chạy thận.
Sau khi nhiễm nCoV, bà Gross luôn có cảm giác đau đầu và sốt nhẹ. Ảnh: Reuters
Bệnh viện Giovanni XXIII, thành phố Bergamo, Italy, một trong những tâm dịch đầu tiên của châu Âu, đã tiến hành theo dõi gần 600 bệnh nhân. Theo bác sĩ Marco Rizzi, giám đốc Khoa truyền nhiễm, khoảng 30% gặp vấn đề về phổi, 10% bị tổn thương thần kinh, 10% khác trải qua các biến chứng tim mạch và 9% gặp khó khăn khi vận động.
“Ở cấp độ toàn cầu, chưa ai biết có bao nhiêu người cần kiểm tra sức khỏe và điều trị sau ba tháng, 6 tháng hay một năm”, ông nói, lưu ý rằng các bệnh nhân nhẹ vẫn có thể chịu hậu quả trong tương lai.
Bệnh viện San Raffaele của Milan cũng theo dõi hơn 1.000 bệnh nhân sau nhiễm nCoV. Số người gặp vấn đề tim mạch khá ít, nhưng tới 30-40% trong đó bị ảnh hưởng về thần kinh, ít nhất một người có biến chứng hô hấp, tiến sĩ Moreno Tresoldi, trưởng khoa điều trị Covid-19, cho biết.
Tuy nhiên, những tác động dài hạn mới chỉ xuất hiện gần đây, còn quá sớm để các nhà nghiên cứu kinh tế đưa ra ước tính chính xác về chi phí.
Anh đặt mục tiêu theo dõi sức khỏe của 10.000 bệnh nhân Covid-19 suốt một năm đầu sau khi xuất viện. Khả năng quá trình này cần kéo dài đến 25 năm, bởi các nhà khoa học muốn nghiên cứu hệ quả dài hạn của đại dịch, tương tự công trình đối với bệnh Ebola tại châu Phi trước đó.
Hơn 11,5 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 11,5 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 536.000 người chết, tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp ở châu Mỹ.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 11.537.453 ca nhiễm và 536.324 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 172.228 và 3.631 trong 24 giờ qua, trong khi 6.526.361 người đã bình phục. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo đại dịch đang gia tăng, với hơn một nửa số ca nhiễm trên thế giới trong nửa năm qua được ghi nhận chỉ trong tháng 6.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 2.976.432 ca nhiễm và 132.549 ca tử vong, tăng lần lượt 42.253 và 247 ca trong 24 giờ qua. Gần 40 bang Mỹ chứng kiến đà tăng ca nhiễm nCoV trở lại, trong đó một số bang ghi nhận con số kỷ lục và phải tái áp đặt biện pháp phong tỏa để hạn chế bệnh dịch lây lan.
Bức tượng sư tử bên ngoài Thư viện Công cộng New York ở khu Manhattan được đeo khẩu trang hôm 1/7. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ đang trên đường đạt đến "một chiến thắng to lớn" trước Covid-19, bất chấp số ca nhiễm mới tiếp tục tăng mạnh.
Florida ghi nhận gần 11.000 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại bang này lên hơn 200.000 và là tâm điểm chú ý của các chuyên gia y tế công cộng. Thống đốc bang Florida Ron DeSantis nói ca nhiễm tăng nhanh do thanh thiếu niên tụ tập tại các bữa tiệc, bãi biển, quán bar, bể bơi và những nơi khác, cũng như chương trình xét nghiệm được mở rộng hơn.
Tại Texas, nơi ghi nhận gần 200.000 ca nhiễm và gần 2.700 ca tử vong, Thống đốc Greg Abbott đã ra lệnh người dân ở các hạt có từ 20 ca trở lên phải đeo khẩu trang và cấm tụ tập trên 10 người. Texas đã phải tạm dừng phần lớn kế hoạch mở cửa trở lại hồi đầu tháng 5.
California yêu cầu 19 hạt đóng cửa các hình thức kinh doanh trong nhà, như nhà hàng, nhà máy rượu và câu lạc bộ chơi bài, trong ba tuần. Michigan cũng yêu cầu đóng cửa khu vực ngồi trong nhà của các quán bar và nhà hàng tại một số khu vực. Thành phố New York dự kiến cho phép các nhà hàng mở lại khu ăn uống trong nhà từ ngày 6/7, nhưng Thị trưởng Bill de Blasio đã thông báo hoãn kế hoạch.
Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, thông báo thêm 24.679 ca nhiễm và 502 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.603.055 và 64.867.
Dù dịch bệnh chưa có dấu hiệu cải thiện, các thành phố lớn vẫn mở cửa trở lại. Từ ngày 2/7, các quán bar trong Rio de Janeiro được phép hoạt động, ít người đeo khẩu trang. Sao Paulo, thành phố lớn nhất và chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất, dự kiến cho phép quán bar và nhà hàng mở lại vào tuần tới.
Tổng thống Jair Bolsonaro bị các chuyên gia y tế chỉ trích mạnh mẽ vì cách xử lý khủng hoảng. Bolsonaro ngày 3/7 phủ quyết các phần của một đạo luật yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi nhiều người tụ tập trong không gian kín như nhà thờ và trường học.
Peru ghi nhận thêm 3.638 ca nhiễm và 177 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 302.718 và 10.589, là vùng dịch lớn thứ 5 thế giới. Đây là một trong những nước Mỹ Latinh đầu tiên phong tỏa từ giữa tháng 3 nhưng đã cho phép nối lại hoạt động sản xuất vào tháng 5.
Từ 1/7, 96% hoạt động sản xuất, bao gồm khai mỏ, các ngành công nghiệp và thương mại được nối lại nhưng phải tuân thủ các quy định y tế về chống dịch. Các nhà hàng và cửa hàng sẽ mở cửa trở lại nhưng tiếp đón lượng khách hàng hạn chế.
Chile xếp thứ 7 thế giới với 295.532 ca nhiễm và 6.308 ca tử vong, tăng lần lượt 3.685 và 116 so với hôm trước. Chỉ cửa hàng bán nhu yếu phẩm được phép hoạt động, trong khi trường học, nhà hàng, quán bar vẫn đóng cửa.
Mexico là vùng dịch lớn thứ 9 thế giới với 252.165 ca nhiễm và 30.366 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 6.914 và 523 ca. Nhà hàng và quán bar được phép mở lại nhưng chỉ được hoạt động 50% công suất trong khi trường học vẫn đóng cửa.
Người dân bản địa trên khắp châu Mỹ Latinh bị ảnh hưởng nặng nề do hệ miễn dịch yếu và hàng thế kỷ bị bỏ rơi. Tổ chức Y tế Pan American (PAHO) ước tính ít nhất 20.000 người bị nhiễm bệnh ở lưu vực sông Amazon, nơi một số khu vực chỉ có thể tiếp cận bằng thuyền. PAHO cũng đã cảnh báo số người chết ở Mỹ Latinh và Caribbean có thể tăng gấp 4 lần, lên hơn 400.000 vào tháng 10 nếu không có biện pháp y tế công cộng chặt chẽ hơn.
Nga, vùng dịch lớn thứ 4 thế giới, báo cáo thêm 134 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 10.161. Số ca nhiễm tăng 6.736, lên 681.251, đánh dấu ngày thứ 10 liên tiếp ca hàng ngày dưới 7.000 kể từ cuối tháng 4. Nga tuyên bố dịch bệnh trong tầm kiểm soát.
Bộ trưởng Y tế Nga ngày 3/7 nói rằng cuộc sống khó có thể trở lại bình thường cho đến sớm nhất là tháng 2/2021. Ông cho biết 3.500 người Nga vẫn phải dùng máy thở và gọi đây là "con số nghiêm trọng".
Một số hạn chế, bao gồm lệnh cấm các chuyến bay quốc tế, duy trì đến tháng 8. Nhưng nhiều biện pháp đã được nới lỏng, với các nhà hàng, phòng gym và đi lại nội địa được phép mở lại nhưng cần tuân thủ các chỉ thị về giãn cách xã hội.
Tây Ban Nha chưa báo cáo ca nhiễm và tử vong mới do nCoV. Tổng ca nhiễm và tử vong tại nước này vẫn lần lượt là 297.625 và 28.385. Tây Ban Nha chấm dứt tình trạng khẩn cấp từ 21/6, cho phép người từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Schengen nhập cảnh mà không phải cách ly hai tuần. Trường học vẫn phải đóng cửa. Cửa hàng nhỏ, tiệm làm tóc và thẩm mỹ viện được phép phục vụ số lượng khách hạn chế, có thời gian phục vụ đặc biệt cho người cao tuổi. Quán bar được phép hoạt động trở lại với 1/3 công suất.
Anh báo cáo thêm 516 ca nhiễm và 22 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 285.416 và 44.220. Tình hình dịch bệnh tại Anh đã bớt nghiêm trọng trong những tuần gần đây, Thủ tướng Boris Johnson đang dần rút lại những lệnh hạn chế toàn quốc nhằm vực dậy nền kinh tế. Người nhập cảnh vào Anh từ hơn 50 quốc gia, chủ yếu là châu Âu, Australia và New Zealand, không phải tự cách ly 14 ngày sau khi nhập cảnh. Mỹ, Trung Quốc không nằm trong danh sách.
Italy ghi nhận thêm 192 ca nhiễm 7 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 241.611 và 34.861. Toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar được mở cửa, phương tiện giao thông công cộng đã hoạt động trở lại, người dân được tự do di chuyển khắp đất nước.
Đức báo cáo thêm 140 ca nhiễm, nâng tổng số người nhiễm lên 197.558, trong khi số ca tử vong tăng 5, lên 9.086. Đức được cho là từng kiểm soát thành công Covid-19 với tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với hầu hết nước lớn ở châu Âu, dù các biện pháp phong tỏa khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đợt bùng phát gần đây tại lò mổ ở bang Bắc Rhine-Westphalia buộc chính quyền phong tỏa khoảng 600.000 người, đồng thời làm dấy lên lo ngại Đức vẫn dễ tổn thương trước đại dịch, bất chấp thành công ban đầu.
Liên minh châu Âu từ 1/7 mở biên với người từ 14 quốc gia, không bao gồm Nga, Brazil hay Mỹ.
Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.560 ca nhiễm, nâng tổng số lên 240.438, trong đó 11.571 người chết, tăng 163 ca so với hôm qua.
Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Sima Sadat Lari cho hay Covid-19 tại các tỉnh hoặc thành phố ở biên giới vẫn chưa đạt đỉnh. "Chúng tôi vẫn trong làn sóng lây nhiễm thứ nhất", bà nói.
Toàn bộ cửa hàng, quán bar, nhà hàng, phương tiện công cộng ở Iran đã mở cửa, tuy nhiên, trường học tại một số khu vực chưa hoạt động trở lại.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 4/7 công bố các biện pháp bổ sung nhằm ngăn chặn virus. Theo đó, người dân không đeo khẩu trang sẽ bị từ chối cung cấp các dịch vụ công và nơi làm việc không tuân thủ các quy trình y tế sẽ phải nhận hình phạt đóng cửa một tuần.
Arab Saudi ghi nhận thêm 3.580 ca nhiễm và 58 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 209.509 và 1.916. Nước này chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ 21/6. Tuy nhiên, chính phủ năm nay chỉ "cho phép 1.000 người hoặc ít hơn" tới hành hương tại thánh địa Mecca và chỉ người dân Arab Saudi mới có cơ hội.
Ấn Độ là vùng dịch lớn nhất châu Á và lớn thứ ba thế giới với 697.836 ca nhiễm và 19.700 ca tử vong, tăng lần lượt 24.679 và 421. Một số thành phố Ấn Độ chuẩn bị kéo dài các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn nCoV lây lan, trong bối cảnh số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn cao.
Thủ tướng Narendra Modi hôm 30/6 cho biết "sự tắc trách" trong xã hội ngày càng tăng kể từ khi chính phủ nới lỏng hạn chế, thêm rằng người dân đang phớt lờ cách biệt cộng đồng và các hướng dẫn y tế khác. Trường học, rạp chiếu phim, phòng gym và quán bar ở Ấn Độ vẫn phải đóng cửa.
Trung Quốc chưa công bố số liệu.
Giới chức Bắc Kinh thông báo thủ đô đã kiềm chế được ổ dịch mới và dỡ hầu hết hạn chế đi lại từ 4/7. Tất cả những người sống trong khu vực được coi là "nguy cơ thấp" có thể rời Bắc Kinh mà không cần kết quả xét nghiệm nCoV. Bắc Kinh đã xét nghiệm hơn 10 triệu người từ 11/6 đến 3/7, gần một nửa dân số thành phố.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 63.749 ca nhiễm, tăng 1.607 trường hợp so với hôm qua, trong đó 3.171 người chết, tăng 82 ca. Trường học phải tiếp tục đóng cửa cho đến ngày 13/7, nhà hàng quán bar dừng hoạt động.
Singapore là vùng dịch lớn thứ hai khu vực, với 44.800 ca nhiễm, tăng 134, trong đó 26 người chết. Singapore đang nới dần các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn, trong khi cuộc tổng tuyển cử vẫn được tổ chức vào ngày 10/7. Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết ông quyết định tiến hành bầu cử ngay bây giờ bởi không chắc Covid-19 có thể chấm dứt vào năm sau hay không.
Philippines báo cáo thêm 2.434 ca nhiễm nCoV, mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi Covid-19 bùng phát ở nước này, nâng tổng số ca nhiễm lên 44.254, trong đó 1.297 trường hợp tử vong, tăng 7 ca so với hôm qua.
Theo Bộ Y tế Philippines, mức tăng đáng chú ý này có thể là do người dân tiếp xúc với nhau nhiều hơn sau khi chính quyền bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa, hạn chế nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh đối với nền kinh tế.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
Thách thức khi xác định tỷ lệ tử vong Covid-19 Tỷ lệ tử vong là con số quan trọng để biết mức độ nghiêm trọng của Covid-19, nhưng lại rất khó xác định khi có nhiều ca nhiễm không triệu chứng. Khi Covid-19 lây lan khắp thế giới trong giai đoạn cuối tháng 2 và tháng 3, giới chuyên gia bệnh truyền nhiễm quốc tế đưa ra dự báo dường như rất thảm...