Gang thép Thái Nguyên: Lợi nhuận, doanh thu cùng lao dốc
Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Tisco 6 tháng đầu năm giảm lần lượt 5,4% và 10,4% so với cùng kỳ 2018.
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco, mã chứng khoán TIS) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2019 với kết quả kém khả quan. Theo đó, lãi hợp nhất sau thuế của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 37,5 tỷ đồng, giảm 10,4% so cùng kỳ 2018 (đạt xấp xỉ 42 tỷ đồng).
Đây có thể coi là mức lợi nhuận khiêm tốn với doanh nghiệp từng là “cánh chim đầu đàn” của ngành thép, hiện có tổng tài sản hơn 10.209 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu hơn 1.896 tỷ đồng.
Doanh thu và lợi nhuận Gang thép Thái Nguyên lao dốc trong 6 tháng đầu 2019. (Ảnh: VNE)
Không chỉ sụt giảm lợi nhuận, doanh thu thuần của Tisco cũng lao dốc 5,4% trong nửa đầu năm, ghi nhận ở mức 5.486 tỷ đồng.
Trong khoảng thời gian trên, Tisco ghi nhận 1,9 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính, giảm 22,2%. Nguyên nhân chủ yếu do sụt giảm về lãi tiền gửi, cổ tức, cùng một số hoạt động tài chính khác.
Chi phí tài chính trong hai quý đầu năm cũng giảm từ 120 tỷ đồng xuống 118 tỷ đồng, tức giảm 1,6%. Nhờ giảm chi phí nhân viên bán hàng cùng vât liệu bao vì đã khiến chi phí bán hàng giảm 16,5% từ 27,3 tỷ đồng trong kỳ trước xuống 22,8 tỷ đồng ỳ này.
Trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ lên 102,7 tỷ đồng, tương đương 2,2%.
Tính riêng trong quý II, Tisco đạt doanh thu thuần 2.676 tỷ đồng, giảm 15,1%. Lợi nhuận sau thuế đạt 29,3 tỷ đồng, giảm 2,6%.
Video đang HOT
Tisco đang gánh khoản nợ phải trả hơn 8.313 tỷ đồng, trong đó, nợ ngắn hạn là hơn 4.402 tỷ đồng. Nợ lớn khiến Tisco phải trả hơn 115,4 tỷ đồng lãi suất vốn vay từ đầu năm. Riêng lãi suất vay quý II là gần 76,6 tỷ đồng.
Tisco vốn là cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam nhưng nay đang sa sút nghiêm trọng. Trong tài liệu gửi cổ đông hồi tháng 4, lãnh đạo Tisco thừa nhận doanh nghiệp này đang lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn, mất cân đối tài chính nghiêm trọng. Theo đó, vốn điều lệ của Tisco tới cuối 2018 gần 1.937 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả chiếm khoảng 82% cơ cấu vốn. Vốn chủ sở hữu chiếm 18% tổng nguồn vốn.
“Nợ phải trả quá nhiều, gấp 4,65 lần vốn chủ sở hữu cho thấy cơ cấu vốn của Tisco không an toàn. Ngoài ra, khả năng thanh toán của công ty hiện là 0,7 lần, doanh nghiệp đang trong tình trạng tài chính đặc biệt khó khăn, có khả năng không trả được các khoản nợ đến hạn”, báo cáo của Ban Kiểm soát nêu.
Những khó khăn này phần lớn đến từ việc chậm tiến độ Dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên. Triển khai từ 2007 nhưng đến nay các hạng mục dự án này chưa hoàn thành, nhiều hạng mục “đắp chiếu” có dấu hiệu hư hỏng.
Dự án có tổng mức đầu tư dự tính ban đầu gần 3.844 tỷ đồng và dự toán điều chỉnh được phê duyệt là hơn 8.105 tỷ. Tổng chi phí đầu tư tới cuối năm 2018 là 5.093 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay 1.888 tỷ.
Năm 2015 dự án này bị đưa vào danh sách 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ và Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra nhiều sai phạm trong quá trình triển khai, thực hiện.
Trên thị trường chứng khoán, mã TIS của Tisco giao dịch quanh mốc 10.000 đồng/cổ phiếu (ngày 19/7) và gần như không có thanh khoản những phiên giao dịch gần đây.
Hoàng Hưng
Theo vtc.vn
Cổ phiếu Gang thép Thái Nguyên 'lặng sóng'
Mã chứng khoán TIS của Gang thép Thái Nguyên trải qua 4 ngày giao dịch liên tiếp đứng giá, sau khi Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án mở rộng nhà máy giai đoạn hai.
Ngày giao dịch 25/2, thị trường mở cửa hưng phấn nhờ dòng tiền mạnh giúp VN - Index áp sát mốc 1.000 điểm.
Tuy nhiên đà tăng không duy trì mà dần hạ nhiệt, khiến biên độ tăng bị thu hẹp khi đóng cửa. Chốt phiên, chỉ số VN - Index tăng 5,52 điểm lên 994,43 điểm. HNX - Index tăng 0,79 điểm lên 107,61 điểm.
Cổ phiếu Gang thép Thái Nguyên đang lao dốc.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục là nguyên nhân dẫn dắt thị trường tăng điểm. Loạt bluechip tăng nóng trong thời gian qua như VIC, VRE, VHM, BHN, BVH, FPT, HPG, MSN, CTG, FPT, VJC, PNJ, MWG... vẫn giữ phong độ giúp sắc xanh thị trường được củng cố.
Ngược hướng đi của thị trường, ngày giao dịch hôm nay tiếp tục chứng kiến sự lặng lẽ của cổ phiếu Gang thép Thái Nguyên (TISCO).
Kết thúc phiên giao dịch, mã TIS dừng mức 10.600 đồng/cổ phiếu. Đây là ngày giao dịch thứ 4 liên tiếp, mã chứng khoán này đứng giá.
Khối lượng giao dịch trong 4 ngày giao dịch vừa qua cũng rất thấp, thậm chí hai ngày liên tiếp là 20 và 21/2, không có cổ phiếu nào được giao dịch.
Báo cáo tài chính quý 4/2018, TIS lỗ ròng 19 tỷ đồng, khiến lũy kế cả năm doanh nghiệp này chỉ lãi vỏn vẹn gần 28 tỷ đồng. Theo giải trình của TIS, kết quả kinh doanh yếu kém nguyên nhân do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh.
Lũy kế cả năm, TIS đạt 10.935 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 12% so năm 2017. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 71%.
Cuối tháng 12/2018, tổng nợ xấu của TIS vẫn giữ mức 651 tỷ đồng, trong đó giá trị có thể thu hồi chỉ 393 tỷ đồng.
Nợ nần chồng chất, Nhà nước nguy cơ mất trắng hàng ngàn tỷ
Sau 2 năm kể từ khi Chính phủ ra Quyết định số 286/QĐ-TTCP ngày 16/02/2017 về việc thanh tra toàn diện Dự án Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang Thép Thái Nguyên (TISCO), kết quả thanh tra đã được công bố với một loạt các sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo TISCO trong việc thực hiện dự án; bao gồm các hoạt động sử dụng vốn, chi sai, chỉ định thầu yếu kém, bán thầu hưởng phí trái pháp luật, phát sinh tăng tổng mức đầu tư, làm thất thoát tài sản Nhà nước,...
Dự án nổi cộm trong số 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ này được phê duyệt từ năm 2005 với tổng mức đầu tư là 242 triệu USD, tương đương 3.943 tỷ đồng, khởi công vào tháng 09/2007 nhưng chỉ vài năm sau, dự án đã bị trì hoãn với các hạng mục đều chưa hoàn thành. Dự án dở dang đang "đắp chiếu" với nhiều thiết bị đã rỉ sét, hư hỏng có nguy cơ gây mất trắng hàng ngàn tỷ.
Đến thời điểm thanh tra năm 2017, tổng chi phí đầu tư cho Dự án là 4.421 tỷ đồng. Đến 30/6/2018, tổng chi phí đầu tư của dự án tăng lên 4.964 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay được vốn hoá là 1.755 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/12/2018, báo cáo tài chính quý IV/2018 của TISCO ghi nhận con số đầu tư dở dang của dự án này sau khi vốn hoá lãi vay trong năm 2018 đã tăng lên mức 5.093 tỷ đồng. Như vậy, số lãi vay đã vốn hoá của dự án này đến cuối năm 2018 là 1.884 tỷ đồng.
Đến cuối 2018, số nợ vay phải trả lãi của Tisco ở mức 5.717 tỷ đồng. Tổng số nợ của TISCO đã lên đến hơn 8.700 tỷ đồng, gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu 1.870 tỷ. Với tình hình tài chính hiện tại, TISCO cho biết sẽ không thể tồn tại nếu không được cá NH gia hạn nợ, giảm lãi và tiếp tục cho vay mới.
Thế nhưng, cả Chính phủ và giới chuyên gia cũng thể hiện quan điểm nhất quán sẽ không ném thêm tiền ngân sách, tiếp tục "bơm" vốn vào những dự án thua lỗ; những lo ngại về khả năng thu hồi vốn của TISCO là rất rõ ràng, bởi ngoài việc yêu cầu bơm vốn, TISCO không đưa ra được phương án trả nợ.
HOÀNG HƯNG - HUY NGUYÊN
Theo vtc.vn
Thái Hưng vẫn chưa thể thoái bớt vốn tại Gang thép Thái Nguyên Đây là lần thứ 2 Thái Hưng thất bại trong việc bán vốn tại Tisco. CTCP Thương mại Thái Hưng báo cáo, hết thời gian đăng ký vẫn chưa bán được cổ phiếu TIS nào trong tổng số 18,4 triệu cổ phần Tisco đăng ký bán trước đó. Lý do không bán được cổ phiếu không được doanh nghiệp công bố. Hiện Thái...