Găng tay giúp điều khiển… giấc mơ
Các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Dream Lab tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) hiện đang phát triển một thiết bị có khả năng theo dõi và tương tác với những giấc mơ của con người.
Theo OneZero, mục tiêu của nhóm là để chứng minh những giấc mơ không phải là vô nghĩa. Nó có thể bị “hack” giúp gia tăng và làm ảnh hưởng đến lợi ích với sức khỏe tâm thần của con người.
Chúng ta không biết rằng một phần ba cuộc đời của mình có thể thay đổi để tốt hơn cho bản thân. Ngay cả khi bạn nói về việc tăng cường trí nhớ, tăng cường sáng tạo hoặc cải thiện tâm trạng tất cả vào ngày hôm sau nhưng thực tế có thể làm vào ban đêm thực sự quan trọng, Adam Horowitz, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại MIT Media Lab cho biết.
Đó là lý do một thiết bị giống như găng tay có tên Dormio đã ra đời. Thiết bị được phát triển bởi nhóm Dream Lab được trang bị một loạt các cảm biến có thể phát hiện trạng thái ngủ của người đeo. Khi người đeo rơi vào trạng thái giữa ý thức và tiềm thức hay vùng biên hoang dã của trạng thái nửa tỉnh nửa mê Hypnagogia, găng tay sẽ phát ra một tín hiệu âm thanh được ghi trước, hầu hết các lần sẽ là một từ duy nhất.
Hình ảnh hay ảo giác là một trạng thái ý thức bình thường trong quá trình chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang giấc ngủ. Hypnagogia có thể khác nhau ở những người khác nhau. Một số người nói rằng họ đã thức dậy sau khi bị thôi miên nhưng những người khác lại có khả năng tương tác với ai đó, Valdas Noreika, một nhà tâm lý học tại Cambridge, người không tham gia vào nghiên cứu đã từng giải thích.
Dựa trên những nghiên cứu trước đó, Dream Lab có thể làm thứ gì đó với găng tay Dormio. Chẳng hạn trong một thí nghiệm 50 người, găng tay có thể nhét… một con hổ vào ảo giác của người ngủ bằng cách đeo găng tay nói một thông điệp đã được ghi sẵn.
Video đang HOT
Một thiết bị tương tự cũng được chế tạo bởi các nhà nghiên cứu Dream Lab và nghiên cứu sinh tiến sĩ Judith Amores lại dựa vào mùi vị chứ không phải là một tín hiệu âm thanh. Một mùi hương cài sẵn được phát ra bởi một thiết bị khi người dùng đạt đến giai đoạn N3 của giấc ngủ – giai đoạn tái tạo khi cơ thể tự chữa lành và củng cố bộ nhớ. Ý tưởng là tăng cường sự hợp nhất bằng cách sử dụng mùi hương. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ giúp người ngủ kiểm soát hoàn toàn giấc mơ của họ.
Một trong những giáo sư tâm thần học tại Đại học Montreal đã từng viết trên trang blog của MIT rằng mọi người có thể thử bay, hát và thậm chí là quan hệ tình dục, nó tốt hơn nhiều so với công nghệ thực tế ảo.
Tuy nhiên, chỉ có 1% mọi người có khả năng vào trạng thái này thường xuyên, gây khó khăn cho việc nghiên cứu. Trạng thái não trong “giấc mơ sáng suốt” (Lucid dream) cũng chưa được tìm hiểu rõ. Giấc mơ sáng suốt là trạng thái mà trong đó người mơ biết rằng mình đang mơ. Chỉ có khoảng 25% dân số báo cáo rằng họ có Lucid dream một cách rõ ràng và thực sự “sống” được trong giấc mơ của mình. Làm thế nào để đưa bộ não vào trạng thái Lucid dream vẫn là một chủ đề được rất nhiều nhà khoa học quan tâm.
Trang Phạm
Bí kíp tự điều khiển giấc mơ
Chỉ bằng việc dùng đồng hồ báo thức, chúng ta có thể trở thành "bá chủ" và nhớ y nguyên diễn biến giấc mơ vì tự tạo ra được "lucid dream".
"Lucid dream" (giấc mơ sáng suốt hay mơ tỉnh) là giấc mơ mà trong đó người mơ biết rằng mình đang mơ. Do vậy, họ có thể kiểm soát các sự kiện hoặc điều khiển những gì xảy ra trong mơ cũng như nhớ được diễn biến.
Nói cách khác, giấc mơ sáng suốt giống như việc bạn được trở thành đạo diễn kiêm diễn viên chính cho một bộ phim Hollywood của riêng mình vậy.
Bằng cách dùng chức năng báo thức, người ta dễ có giấc mơ sáng suốt hơn - Ảnh: BPS
Người ta ước tính chỉ có khoảng 20% người may mắn sở hữu giấc mơ sáng suốt (ít là mỗi tháng 1 lần). Còn đối với phần còn lại của thế giới, nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Dreaming gợi mở 'bí kíp luyện mơ tỉnh' khá đơn giản. Theo đó, chỉ cần sử dụng chức năng báo thức của đồng hồ thì việc điều khiển giấc mơ chỉ còn là chuyện nhỏ.
Khi tạo được giấc mơ sáng suốt, con người có thể thiết kế giấc mơ theo ý mình- Ảnh: yesandyes
Bethan Smith và Mark Blagrove từ đại học Swansea khảo sát 84 người gồm 44 phụ nữ, 39 đàn ông, từ 18 - 75 tuổi. Trong đó, 23 người nói rằng họ chưa bao giờ có giấc mơ sáng suốt. Phần còn lại thì đưa ra mức độ thường xuyên mơ kiểu này không giống nhau trên thang tính 7 điểm (từ hơn 1 lần/năm cho đến 4 - 7 đêm/tuần).
Theo đó, 12 người tham gia dự án tiết lộ họ có ít hơn 1 giấc mơ sáng suốt mỗi năm, trong khi 5 người tham gia cho biết họ có 4 -7 giấc mơ như vậy mỗi tuần.
Một trong những phát hiện thông qua khảo sát này là mối tương quan giữa tần số giấc mơ sáng suốt và số lần họ nhấn nút ngừng trên đồng hồ báo thức mỗi buổi sáng.
Những người dùng chức năng báo thức của đồng hồ đều thông báo có giấc mơ sáng suốt nhiều hơn người chưa từng dùng báo thức.
Các nhà khoa học cảnh báo, đây mới chỉ là nghiên cứu ban đầu nên chúng ta còn cần thận trọng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu giải thích rằng khảo sát này vẫn có ý nghĩa lý luận: bằng cách dùng chức năng báo thức lặp đi lặp lại, người ta dễ có giấc mơ sáng suốt hơn.
Việc này được lý giải như sau: khi giấc ngủ bị ngắt quãng (ở đây là dùng báo thức), thì dường như người mơ quay lại ngay giấc ngủ REM (giấc ngủ sâu). Đây chính là khi giấc mơ sáng suốt bắt đầu. Tóm lại, việc gián đoạn giấc ngủ bằng báo thức đã xóa mờ ranh giới giữa khi ngủ và khi thức khiến bộ não của bạn sẽ được dựng dậy trong giấc mơ, tạo ra "lucid dream".
Việc dùng đồng hồ báo thức để tạo ra khả năng tự làm bá chủ giấc mơ kiểu này có phần tương đồng với kỹ thuật Wake-Back-To-Bed (kỹ thuật trở lại giấc ngủ). Đối với Wake-Back-To-Bed, cũng có phần lập lịch báo thức nhưng là trước 1 giờ đồng hồ so với giờ bạn thường thức dậy và làm sao để cố tập trung vào phần sáng suốt còn sót lại khi tiếp tục rơi vào giấc ngủ.
Theo Khám phá
Truyện cười: Chuyện chăn gối vợ chồng Một phụ nữ phàn nàn với chuyên gia tư vấn đời sống vợ chồng: - Chồng tôi mải mê công việc quá, đến mức anh ấy tuyệt đối không quan tâm gì đến tôi. - Thế ông ấy làm nghề gì? - Tôi đâu có biết! * Sau khi hai vợ chồng dự buổi tiếp khách ở một thị trấn, người chồng hay...