“Gắng lên, con ơi !”
Chồng không may mất sớm, một mình chị Ngà tần tảo nuôi hai đứa con ăn học, chỉ mong các con sau này thành đạt. Tết rồi, người con trai cả ở lại làm thêm, không may tai họa bất ngờ giáng xuống khiến em rơi vào cảnh thập tử nhất sinh.
Tìm đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, không ai có thể cầm nổi lòng mình khi chứng kiến cảnh chị Dương Thị Ngà (41 tuổi), ở thôn La Mác, thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm ngồi lặng lẽ chăm sóc đứa con đang hôn mê suốt hơn một tháng trong bệnh viện. Ngồi tâm sự với chúng tôi, thi thoảng chị lại lấy tay gạt vội những giọt nước mắt lăn trên gò má đã lấm tấm vết chân chim. Số phận quá trớ trêu với người phụ nữ đã quá bất hạnh, những tai họa cứ liên tục giáng xuống khiến chị không thể gượng dậy.
Chàng sinh viên hiếu thảo, chăm chỉ bây giờ chỉ nằm trên giường bệnh.
Nhìn bề ngoài, ít người biết rằng, cuộc đời của chị gắn với bất hạnh và lắm tai ương gieo giắt vào gia đình mình. Sau khi kết hôn với anh Bùi Văn Đồng, hai vợ chồng nghèo chăm lo làm ăn rồi lần lượt sinh được hai đứa con trai kháu khỉnh là em Bùi Văn Đông (sinh năm 1993) và Bùi Văn Hưng (sinh năm 1995). Kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào việc anh Đồng làm nghề khoan đá trên núi Kiện Khê, còn chị thì quanh quẩn với ruộng đồng. Cuộc sống tuy khó khăn vất vả, nhưng bù lại gia đình nghèo ấy lại rất đỗi hạnh phúc.
Những tưởng cuộc sống gia đình cứ thế trôi qua bình yên như bao gia đình khác nhưng khi đứa con trai đầu mới được 4 tuổi, đứa thứ hai bi bô gọi tiếng bố thì trong một lần khoan đá anh Đồng bị tai nạn tử vong, vĩnh viễn rời xa ba mẹ con chị.
“Chồng mất, tôi nghĩ mình là người bất hạnh nhất thế gian này. Nhiều đêm nhớ chồng, cảnh mẹ góa con côi khiến tôi khóc đến cạn khô nước mắt. Mẹ chồng và anh em trong nhà cố động viên tôi cố gắng vượt qua con hoạn nạn để chăm lo cho hai con nên người”, chị Ngà nhớ lại.
Số tiền thuốc thang chữa trị cho Đông vượt quá khả năng của người mẹ.
Để lấy tiền nuôi các con ăn học chị Ngà đi chợ bán rau và làm thêm ba sào ruộng. Hai con trai học hành giỏi giang, hiền lành người mẹ như chị Ngà lấy đó làm niềm hãnh diện. Niềm vui càng nhân lên gấp nhiều khi năm 2011 Đông thi đỗ vào trường Học viện Ngoại giao với số điểm khá cao. Thương mẹ ở nhà vất vả, đêm hôm dậy sớm bán từng mớ rau nuôi con ăn học, ngay từ năm học đầu tiên Đông đã đi dạy thêm, bưng bê bát đĩa… để lấy tiền phụ giúp đỡ đần mẹ.
Trong khi bạn bè hồ hởi được nghỉ tết về quê sum vầy cùng gia đình, thì Đông quyết định bám trụ lại Hà Nội để làm thêm kiếm ít tiền về cùng mẹ lo tết và lo tiền học phí. Nhưng số phận thật quá trớ trêu, đúng vào ngày 24/12/2013 âm lịch Đông bị tai nạn phải cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức.
Chị Ngà kể lại: “Hôm đó là ngày 24 Tết, tôi đang đi chợ bán rau thì nhận được điện thoại nói Đông bị tai nạn rất nguy kịch, không biết có qua được không. Nghe tin sét đánh ngang tai tôi như chết lặng. Tôi vội vàng bắt xe lên Hà Nội, vừa đi vừa cầu khẩn mong con mình không bị làm sao. Lúc lên đến nơi Đông đang được cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ bảo gia đình chuẩn bị tâm lý, ba phần thì hai phần chết, một phần sống. Nghe đến đây lòng người mẹ như tôi chết lặng, chỉ biết ôm mặt khóc thương con”.
Đông nhập viện trong tình trạng dập não, gãy xương quai hàm mặt, dập gan, gãy chân trái. Tình trạng của em rất nguy kịch nên phải đợi não hồi phục mới tính tiếp. Điều trị được 4 ngày tại đây thì Đông phải chuyển về bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam điều trị. Suốt hơn một tháng nay Đông sống cuộc sống thực vật, hôn mê sâu. Người con trai thứ hai thì đi bộ đội. Một mình chị ngày ngày chăm bẵm lo cho con. Thi thoảng anh em nội ngoại lại lên đỡ đần chị chăm sóc cho Đông.
Video đang HOT
Hơn một tháng chăm con, người mẹ vẫn luôn cầu mong một điều kỳ diệu đến với con mình.
Theo chị Ngà hay tin con mình bị tai nạn các thầy cô, bạn bè của Đông thường xuyên xuống thăm nom, giúp đỡ. Người gây tai nạn cho Đông cũng qua lại thăm nom. Chi phí chữa trị cho con đã lên đến số tiền gần 100 triệu đồng. Toàn bộ số tiền ấy chị lo vay mượn, chạy vạy hàng xóm để lo cho con. Trong khi đó, Đông lại không có bảo hiểm y tế, gia đình đã khó khăn, lại càng cực khổ hơn.
“Bác sĩ bảo Đông bị thương nặng, đợi cháu nó tỉnh táo thì mới có hy vọng chữa trị tiếp. Trong khi đó mỗi ngày nằm viện tốn vài triệu đồng. Toàn bộ tài sản trong nhà đều đã đội nón ra đi. Không biết sắp tới tôi phải làm sao để có thể lo cho con”, chị Ngà buồn rầu kể rồi hướng mắt ánh về phía đứa con trai đang nằm hôn mê trên giường bệnh. Thần người đi một lúc, chị chỉ lạ tự an ủi mình và động viên đứa con: “Gắng lên con ơi!”.
Chàng sinh viên hiếu thảo, chăm chỉ còn bao nhiêu ước mơ dở dang bây giờ chỉ nằm trên giường bệnh. Hơn một tháng chăm con trong bệnh viện, người mẹ vẫn chưa bao giờ đánh mất niềm tin, chị vẫn luôn cầu khẩn một điều kỳ diệu sẽ đến với con mình.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1341: Chị Dương Thị Ngà: Thôn La Mác, thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. ĐT: 0919444252 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam- Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OFVIETNAM(VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương ViệtNam- Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thanh Thủy – Duy Tuyên
Theo Dantri
Gặp nông dân "biến" dưa hấu thành... thỏi vàng
Nhờ những ý tưởng sáng tạo này, ông Trần Thanh Liêm đã làm giàu ngay trên mảnh đất quê mình.
Hàng "độc"
Nếu giá dưa hấu ở các chợ Tết Giáp Ngọ cả nước hiện nay mỗi quả khoảng 150.000 đồng loại 1 chưng Tết thì dưa hấu tạo thành hình vuông của ông Trần Thanh Liêm, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ giá cao gấp hơn 10 lần. Còn đối với dưa hấu tạo thành hình thỏi vàng còn cao gấp 25 lần. Giá cao nhưng thu hoạch được bao nhiêu là bán hết bấy nhiêu. Bởi nhiều người mua dưa thỏi vàng về đặt trang trọng trên bàn thờ Gia tiên ngày Tết để cầu mong năm mới được nhiều may mắn, làm ăn phát tài.
Sau nhiều năm thử nghiệm, ông Trần Thanh Liêm đã rất thành công trong việc biến một trái dưa hấu bình thường thành dưa hấu có hình dáng đặc trưng là "một thỏi vàng".
Ông Liêm cho biết, ngày Tết phải tạo ra một sản phẩm đặc trưng, mang ý nghĩa đem niềm vui, hạnh phúc cho mọi nhà. Do vậy, ông đã ấp ủ mong muốn biến trái dưa hấu có hình dáng bình thường thành thỏi vàng phục vụ cho bà con trong dịp Tết.
Ông Trần Thanh Liêm, người biến dưa hấu thành thỏi vàng (ảnh phải) và tác giả bài viết
Nghĩ là làm, vào năm 2007, ông bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo khuôn hình thỏi vàng nhưng kết quả thu được trong năm đó vẫn không như mong đợi. Không nản lòng, những năm tiếp theo ông tiếp tục cải tiến chiếc khuôn cho phù hợp với trọng lượng của trái dưa và ngay lập tức gặt hái được thành công ban đầu.
"Làm thành sản phẩm đẹp thì phải làm từ từ, chậm thôi mới đạt và để lâu được. Làm sản phẩm này không đơn giản và đầu tư nhiều tiền. Suốt năm chỗ miếng đất làm thử nghiệm, để thay đổi mẫu mã tôi làm sản phẩm cả năm. Cứ sau 2 tháng là làm tiếp cho đến thời điểm Tết", ông Liêm cho biết thêm.
Để có những khuôn dưa thỏi vàng ưng ý, theo ông Liêm, chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc là cực kỳ quan trọng. Đối với phân và nước, nếu dư thì dưa sẽ gẫy vỡ khuôn. Còn thiếu thì không thành hình. Riêng ánh nắng phải chiếu đều và vừa đủ, bởi dư thì nám vỏ, thiếu thì dưa bị xanh, không có màu vàng nguyên khối. Khó vậy, nên cho tới nay, dưa hấu thỏi vàng của ông Trần Thanh Liêm ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ vẫn là có một không hai ở Việt Nam. Dưa hấu thỏi vàng có thể giữ màu sắc, hình dáng gần cả tháng.
Với quan niệm dưa hấu hình vuông là bắt chước ý tưởng của nước ngoài, chỉ có dưa hình thỏi vàng là do mình nghĩ ra nên ông Liêm chỉ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp dưa hấu hình thỏi vàng. Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp cho dưa hấu hình thỏi vàng của ông Trần Thanh Liêm...
Ông Liêm cho rằng: "Năm trước, tôi dùng chữ thường trên trái dưa hấu thỏi vàng. Tết này, tôi làm khuôn chữ thư pháp, nhiều người tưởng là hình bằng mũ, lại cầm thấy nặng mới giật mình vì nặng gần 2 kg".
Sản phẩm uy tín, giá cao
Muốn mua được cặp dưa hình thỏi vàng, khách hàng phải đặt trước đó vài tháng. Còn với thương lái thu mua với số lượng lớn phải đặt cọc trước Tết khoảng 1 tháng. Những năm hút hàng, nhất là vào những ngày giáp Tết, mỗi ngày ông Liêm phải tiếp hàng trăm cuộc gọi của khách hàng trong Nam, ngoài Bắc. Là hàng "độc", trên mỗi trái dưa thỏi vàng đều được dán logo thương hiệu Thanh Liêm như một sự bảo chứng.
Theo ông Liêm, Tết Giáp Ngọ này, gia đình ông đã chuẩn bị khoảng 100 cặp dưa hấu hình vuông và 500 cặp dưa hấu thỏi vàng. Tuy nhiên, do không khí lạnh kết hợp sương muối rồi sau đó chuyển sang nắng nóng khiến dưa hấu mới trồng đã bị héo lá, chết dần. Vì vậy, trong 150 cặp dưa hấu hình thỏi vàng thu hoạch, chỉ có 35 cặp đạt yêu cầu; dưa hấu tạo hình vuông số lượng đạt tiêu chuẩn cũng ở mức như thế.
Giá bán dưa hấu thỏi vàng tại vườn đối với loại 1,7 kg là 3 triệu đồng/cặp. Loại dưa hấu hình thỏi vàng có chữ "Tài - Lộc" bằng lối viết thư pháp nổi lên bề mặt trái dưa có giá 3,5 triệu đồng/cặp. Riêng đối với dưa hấu vuông giá rẻ hơn với loại 1,7 kg, khoảng 1.300.000 đồng/cặp; loại trên 2 kg là 1.700.000/cặp. Tuy giá tại vườn như thế nhưng khi thương lái mua hàng đi bán ở những thành phố lớn thì giá còn đẩy lên rất cao.
Anh Nguyễn Thanh Long, một thương lái ở TPHCM cho biết: "Hàng của ông Liêm làm rất uy tín, vì cũng có chỗ làm nhái theo nhưng chất lượng không tốt, dễ vỡ. Khách hàng đặt nhiều nhưng không có để giao. Mẫu mới khách hàng rất chuộng, đưa giá cao vẫn mua chứ không thắc mắc về giá. Loại dưa hấu thỏi vàng tôi bán 6 triệu đồng/cặp, và nhiều giá lắm".
Tuy sản phẩm làm ra với giá cao, được nhiều người ưa thích nhưng nhìn những thỏi dưa hấu vàng không đạt chuẩn phải bỏ đi, ông rất trăn trở. Chính vì vậy, những ngày tới khi công việc ruộng đồng tạm gác lại để vui xuân, đón Tết, ông Liêm sẽ dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm cách làm chủ động đối phó với thời tiết bất lợi, để tỷ lệ sản phẩm thu hoạch đạt yêu cầu ở mức cao hơn.
Với trình độ, tiến bộ kỹ thuật hiện nay, nông dân ĐBSCL không chỉ cần cù, chịu khó mà còn sáng tạo ra những sản phẩm mang tính thẩm mỹ, có giá trị rất cao để đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của khách hàng trong ngày Tết. Nhờ những ý tưởng sáng tạo này mà những nông dân trong đó có ông Trần Thanh Liêm đã làm ra được sản phẩm mang tính cạnh tranh, độc đáo và làm giàu ngay trên mảnh đất quê mình.
Theo Thanh Tùng
VOV
Chợ "âm phủ" ngày cuối năm Khác hẳn với không khí ngày thường, không khí phiên chợ đêm - chợ "ma" Phủ Lý những ngày cuối năm rộn ràng và tấp nập. Khi mọi người còn chìm trong giấc ngủ cũng là lúc phiên chợ đêm Phủ Lý - hay còn có tên gọi khác là chợ "âm phủ" - bắt đầu. Không khí kẻ bán, người mua tấp...