Gần về đích sau 9 tháng, D2D chuẩn bị tạm ứng cổ tức 15% bằng tiền
D2D dự kiến sẽ chi khoảng 16 tỷ đồng tạm ứng cổ tức lần này. Sonadezi có thể nhận về 9,3 tỷ đồng nhờ nắm giữ gần 58% vốn của D2D.
Ảnh minh họa.
Ngày 12/12 tới đây, CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (mã D2D) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức năm 2018 bằng tiền với tỷ lệ 15% (01 cổ phiếu nhận 1.500 đồng). Ngày thanh toán 20/12/2018.
Với 10,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, D2D dự chi gần 16 tỷ đồng cho đợt tạm ứng cổ tức này. Tổng CTCP Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi) hiện là cổ đông lớn nhất của D2D với gần 58% vốn sẽ nhận về 9,3 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm, D2D ghi nhận 167,7 tỷ đồng doanh thu, tăng 36% so với cùng kỳ, thực hiện 64% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế thu về gần 46,7 tỷ đồng, tăng 9,5% so với 9 tháng đầu năm ngoái qua đó hoàn thành 94% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Mới đây, hồi tháng 10 vừa qua, D2D đã thông báo thực hiện xong việc thoái vốn tại Công ty TNHH Berjaya-D2D qua đó thu về 115,585 tỷ đồng, tương đương hơn 5,02 triệu USD, đạt mức sinh lời hơn 20 nghìn USD sau tròn 10 năm góp vốn đầu tư vào liên doanh trên.
Video đang HOT
Được biết, D2D góp vốn vào Công ty TNHH Berjaya-D2D từ năm 2008 bằng một phần giá trị khu đất đang sử dụng góp vốn vào liên doanh, tương đương 5 triệu USD, chiếm tỷ lệ 25% vốn điều lệ.
Hiện cổ phiếu D2D đang giao dịch trên sàn HoSE với thị giá 70.900 đồng/cổ phiếu, tăng 21% so với đầu năm. Vốn hóa thị trường đạt hơn 700 tỷ đồng, P/E ở mức 9,23 lần.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Sắp nhận trên 600 tỷ đồng "tiền tươi", tỷ phú Thái lại có hơn 1.300 tỷ đồng trong buổi sáng
Chỉ hơn chục ngày nữa, "ông chủ Thái" sẽ nhận về 687,3 tỷ đồng "tiền tươi" trong tài khoản, tuy nhiên, ngay trong phiên giao dịch sáng nay, giá cổ phiếu Sabeco tăng mạnh đã giúp người Thái có thêm 1.374,6 tỷ đồng.
Cổ đông Sabeco sắp được nhận "tiền tươi" cổ tức
Với số mã giảm áp đảo lên tới 157 mã so với 93 mã tăng giá trên sàn TPHCM (HSX), chỉ số chính VN-Index sáng nay (28/11) vẫn chỉ giảm nhẹ 0,55 điểm tương ứng 0,06% còn 922,57 điểm. Trong khi đó, HNX-Index đứng nguyên tại 103,19 điểm dù có 70 mã giảm so với 57 mã tăng.
Thanh khoản cả hai sàn đều xuống rất thấp. Toàn sàn HSX chỉ có 60,98 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.291,43 tỷ đồng, tại HNX là 14,56 triệu cổ phiếu tương ứng 199,14 tỷ đồng. Không một mã nào khớp lệnh nổi 2 triệu cổ phiếu trên cả hai sàn trong phiên sáng.
Trong khi SHB, PVS, ACB và VCG là những có khối lượng khớp lệnh cao nhất trên HNX thì tại HSX, HQC, HPG, OGC, HSG... lại đang là những mã có thanh khoản khả quan nhất.
Phiên giao dịch sáng nay, SAB của Sabeco tăng mạnh 4.000 đồng tương ứng 1,7% lên 246.000 đồng/cổ phiếu. Với vốn hoá thị trường đạt trên 155.000 tỷ đồng, đây cũng là mã có tác động tích cực nhất lên VN-Index với mức đóng góp 0,8 điểm cho chỉ số.
Trước đó, SAB cũng đã tăng 3.900 đồng tương ứng 1,6% trong phiên hôm qua. Và như vậy, mã này đã lấy lại được toàn bộ phần thiệt hại đánh mất trong 5 phiên từ 20/11 đến 26/11.
Ngày 26/11 vừa qua chính là ngày giao dịch không hưởng quyền để Sabeco chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức đợt 2/2018 bằng tiền tỉ lệ 20% tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 2.000 đồng. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 12/12.
Với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành gần 641,3 triệu cổ phiếu, Sabeco dự kiến sẽ chi khoảng 1.282 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho cổ đông trong đợt này. Trong đó, Vietnam Beverage (đơn vị do ThaiBev đứng sau) sẽ nhận được 687,3 tỷ đồng.
Như vậy, cùng với khoản tiền mặt sắp "chảy" vào tài khoản thì trong sáng nay, "ông chủ" Thái của Sabeco cũng đã có thêm 1.374,6 tỷ đồng nhờ giá trị tài sản chứng khoán gia tăng.
Hồi cuối tháng 10, Hội đồng quản trị Sabeco đã ban hành nghị quyết thông qua việc không hạn chế tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người Thái sẽ hoàn toàn có thể nâng tỷ lệ sở hữu tại Sabeco lên 100% nếu muốn.
Trong 9 tháng đầu năm, Sabeco đạt doanh thu hợp nhất 25.543 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước trong khi lợi nhuận sau thuế lại giảm 6% xuống còn 3.312 tỷ đồng.
Ngoài SAB thì trong phiên sáng này, VN-Index cũng nhận được sự hỗ trợ từ một số mã lớn như VNM, VJC, VCB, NVL, CTG... Cũng chính nhờ vậy, thiệt hại của VN-Index đã được giảm thiểu trong bối cảnh số mã giảm trên sàn nhiều hơn gấp rưỡi so với số mã tăng.
Chiều ngược lại, VHM, HPG, VPB VIC, MSN... giảm giá lại đang có ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường. Nhìn chung với lực cầu yếu, các trụ cột chưa tạo được bước ngoặt nào đáng kể cho chỉ số.
Đưa ra nhận định về thị trường, Công ty chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) cho rằng, VN-Index tuy đang duy trì sự phục hồi nhưng áp lực bán cũng gia tăng. Thanh khoản ở mức thấp và thị trường cần thêm những tín hiệu xác nhận về xu hướng tăng ngắn hạn.
Trên khung thời gian lớn sự điều chỉnh vẫn chiếm ưu thế nên ở giai đoạn hiện tại nhà đầu tư được khuyến nghị cần thận trọng và tập trung vào việc quản trị rủi ro.
Theo Dân trí
10 doanh nghiệp chốt danh sách trả cổ tức ACL, HCM, TST, HTN, SFG, NLG, VÀ, DVP, SZL và BBC thông báo chốt danh sách cổ đông để thanh toán cổ tức bằng tiền. Ảnh minh họa. * Ngày 5/12/2018, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cửu Long An Giang (mã ACL-HOSE) tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 bằng tiền với tỷ lệ 20%/cổ phiếu (1 cổ phiếu nhận...