Gần trăm triệu thẻ ATM phải đổi sang thẻ chip
Theo kế hoạch 16/KH-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), chậm nhất đến cuối 2020, toàn bộ thị trường thẻ Việt Nam chuyển đổi xong sang thẻ chip – thẻ gắn vi mạch điện tử.
Tính tới cuối quý III/2015, theo Vụ Thanh toán NHNN, số lượng thẻ phát hành đã lên tới gần 100 triệu thẻ. Trong đó, phần lớn các thẻ ghi nợ nội địa (ATM) do các NH phát hành là thẻ từ.
Thẻ từ có độ an toàn thấp hơn thẻ chíp.
Như vậy, trong vòng 5 năm tới, các NH sẽ phải có kế hoạch và chuẩn bị để đổi toàn bộ số lượng thẻ từ nói trên sang thẻ chíp để tăng cường độ bảo mất, tránh bị giả mạo, mất an toàn và theo xu hướng chung trên thế giới.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, thẻ chíp cũng có khả năng mở rộng thêm nhiều tiện ích cho khách hàng.
Việc triển khai kế hoạch được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn từ đầu năm 2016 đến khi Bộ tiêu chuẩn thẻ chíp được ban hành (dự kiến từ 12 đến 15 tháng). Giai đoạn 2 là giai đoạn triển khai chuyển đổi (kể từ thời điểm kết thúc giai đoạn 1 đến hết năm 2020). Khi đó, các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ ban hành kế hoạch chuyển đổi chính thức của mình và tổ chức thực hiện chuyển đổi theo kế hoạch.
V. Hà (Tổng hợp)
Theo_VietNamNet
Đến năm 2020, xóa bỏ toàn bộ lò thủ công sản xuất vôi
Từ nay đến hết ngày 15/1/2016, các địa phương trên cả nước phải báo cáo Bộ Xây dựng về thực hiện các Dự án sản xuất vôi và vùng nguyên liệu sản xuất vôi theo Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu của Quy hoạch vôi là đến năm 2016 phải loại bỏ ít nhất 50% số lò thủ công; đến năm 2020, xóa bỏ toàn bộ lò thủ công trên phạm vi toàn quốc (ảnh: tuoitre)
Bộ Xây dựng đã có công văn 3006/BXD-VLXD gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc rà soát các cơ sở sản xuất vôi.
Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch vôi) tại Quyết định số 507/QĐ-BXD ngày 27/4/2015.
Một trong các mục tiêu của Quy hoạch vôi là đến năm 2016 phải loại bỏ ít nhất 50% số lò thủ công; đến năm 2020, xóa bỏ toàn bộ lò thủ công trên phạm vi toàn quốc.
Mới đây nhất, tại Thanh Hóa đã xảy ra vụ tai nạn lao động thương tâm do ngạt khí lò vôi khiến 8 người chết, 1 người đang nguy kịch
Bộ Xây dựng cho biết, để tăng cường quản lý sản xuất vôi theo quy hoạch và có đủ cơ sở đánh giá số liệu đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch vôi, Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát tổng hợp tình hình thực hiện Quy hoạch vôi trên địa bàn và báo cáo Bộ về việc xây dựng lộ trình, ban hành và tổ chức thực hiện xóa bỏ lò vôi thủ công tại địa phương.
Các địa phương cập nhật tình hình thực hiện các dự án sản xuất vôi và vùng nguyên liệu sản xuất vôi theo Quy hoạch vôi trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, địa phương phải cập nhật về vùng nguyên liệu (đã cấp phép hoặc chưa), vị trí, giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư, công nghệ sản xuất. Báo cáo tổng hợp đề nghị gửi trước ngày 15/01/2016 về Bộ Xây dựng.
Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, tại các địa phương hiện còn rất nhiều lò vôi thủ công đang hoạt động, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, cạn kiệt tài nguyên và rủi ro cao cho người lao động.
Mới đây nhất, tại Thanh Hóa đã xảy ra vụ tai nạn lao động thương tâm do ngạt khí lò vôi khiến 8 người chết, 1 người đang nguy kịch.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đóng cửa một ngân hàng liên doanh tại Việt Nam Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 2653/QĐ-NHNN về việc thu hồi Giấy phép hoạt động Ngân hàng liên doanh Việt Thái, theo đề nghị của ngân hàng này. Theo đó, Thống đốc NHNN quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động Ngân hàng liên doanh số 19/NH-GP ngày 20/4/1995 do Thống đốc NHNN cấp...