Gắn sao OCOP, tinh bột nghệ cao nguyên đá đột phá ra “biển lớn”
Nhờ quản lý chất lượng tinh bột nghệ bài bản từ vùng nguyên liệu, quy trình sản xuất cho đến đầu ra, các sản phẩm của HTX dịch vụ nông lâm nghiệp tổng hợp Ngọc Sơn (xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang) đã được đánh giá, xếp hạng OCOP 3 sao và 4 sao cấp tỉnh.
Đó là cơ sở từng bước mở ra cơ hội đưa sản phẩm tinh bột nghệ “từ làng ra phố”…
Từ năm 2019, nhờ được gắn sao OCOP cùng với việc không ngừng đầu tư, cải tiến, nâng cao chất lượng, các sản phẩm tinh bột nghệ của HTX Ngọc Sơn đã có đầu ra ổn định, đứng vững trên thị trường…
Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm
Những năm qua, trên những mảnh đất nương cằn cỗi, bạc màu, các thành viên HTX Ngọc Sơn đã cần mẫn cải tạo, vun trồng xây dựng vùng nguyên liệu tập trung và đầu tư chế biến tinh bột nghệ. Chị Trần Thị Sáu – Giám đốc HTX cho biết: Được thành lập từ năm 2016, ngay từ đầu HTX luôn đặt vấn đề an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Các sản phẩm đều được sản xuất theo quy trình sạch, an toàn.
HTX đã áp dụng chính sách ưu tiên giá thu mua đối với nguyên liệu nghệ do thành viên HTX trồng để khuyến khích bà con mở rộng diện tích. Ngoài ra, trước vụ trồng, HTX làm hợp đồng với các hộ dân, hướng dẫn trồng theo đúng quy trình kỹ thuật, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong công đoạn làm cỏ.
Công nhân đóng gói các sản phẩm tại xưởng sản xuất của HTX Ngọc Sơn. Ảnh: T.H
“Nhờ có sự hướng dẫn, tạo điều kiện của các cơ quan, ngành chức năng về xây dựng thương hiệu sản phẩm mà các thành viên HTX đã thay đổi tư duy, nhận thức để tạo ra sản phẩm chất lượng, uy tín với thị trường, khơi nguồn cho những tiềm năng sẵn có tại địa phương”.
Video đang HOT
Dưới sự hỗ trợ của HTX Ngọc Sơn, nhận thấy cây nghệ dễ trồng mà mang lại lợi ích kinh tế cao, chị Hoàng Thị Thuyên (thôn Nà Cau, xã Minh Ngọc) đã kết hợp trồng ngô, lạc và các loại hoa màu và xen canh giống nghệ nếp theo tiêu chuẩn an toàn, hữu cơ.
Với cách làm này, trung bình mỗi ha nghệ, sau 2 năm, chị Thuyên thu được khoảng 20 tấn, thu nhập đạt hơn 100 triệu đồng/ha.
Bên cạnh việc đưa chất lượng sản phẩm đạt giá trị cao nhất, vấn đề bảo quản và mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ, tem nhãn rõ ràng cũng được HTX Ngọc Sơn đặc biệt quan tâm.
Cùng với đó, HTX đầu tư máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất và chế biến như: Máy xay, máy sấy, máy đóng gói, máy lắng tinh bột…, chủ động liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp huy động nguồn lực đầu tư vốn, kỹ thuật đưa sản phẩm tinh bột nghệ chất lượng cao ra thị trường.
Năm 2019, HTX bắt đầu đưa sản phẩm tinh bột nghệ dự thi OCOP, mặc dù là năm đầu tiên tham gia nhưng các sản phẩm của HTX đều đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao và 3 sao. Hiện nay, sản phẩm chủ lực của HTX Ngọc Sơn là tinh bột nghệ nếp vàng và tinh bột nghệ đen.
Để tinh bột nghệ vươn ra “biển lớn”
Kể từ khi thành lập cho đến nay, HTX Ngọc Sơn đã có 9 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP; trong đó có 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao và 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao.
“Việc tham gia đánh giá sản phẩm theo chương trình OCOP là cách để HTX mạnh dạn đặt mình vào những phân tích, đánh giá cụ thể để có thể nhận diện rõ những hạn chế, thiếu sót, tiếp tục đúc rút kinh nghiệm để hoàn thiện mình” – chị Sáu cho hay.
Năm 2021, HTX xác định Chương trình OCOP vừa là thách thức vừa là cơ hội để tạo dựng thương hiệu của sản phẩm và ghi dấu ấn “từ làng ra phố”, vươn ra thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Cùng với việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản, hiện nay HTX còn nhận được nhiều đơn đặt hàng của các tỉnh, thành phố lớn trong nước. Đồng thời, HTX lập website bán hàng online, quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, nên việc tiêu thụ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 của HTX vẫn được duy trì ổn định.
“Với hiệu quả từ Chương trình OCOP mang lại, trong thời gian tới HTX sẽ đầu tư thêm hệ thống nhà xưởng, thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng hướng tới đạt tiêu chuẩn 5 sao và tiếp tục tham gia thêm nhiều sản phẩm khác nữa…” – Giám đốc Trần Thị Sáu nói.
Trồng cây lạ ở Đắk Lắk, làm cây cảnh không phải, ăn như rau cũng không, thế làm gì mà bảo cung không đủ cầu?
Một lần đến tỉnh Ninh Thuận, cô gái trẻ Cao Thị Thanh Tâm (thôn 4, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) được chiêm ngưỡng một vùng nguyên liệu nha đam rộng lớn.
Tìm hiểu được biết loại cây nha đam có đặc tính chịu hạn, dễ trồng, dễ chăm sóc có thể phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng Tây Nguyên, Tâm nảy ra ý định phát triển một vùng nguyên liệu nha đam ở Đắk Lắk.
Những ứng dụng rộng rãi của cây nha đam trong lĩnh vực làm đẹp, chữa bệnh, làm nguyên liệu cho sữa, nước giải khát... càng củng cố niềm tin của cô gái trẻ về đầu ra ổn định cho loại cây này.
Cánh đồng nha đam của Hợp tác xã Nông nghiệp Thuận Thiên.
Tâm lặn lội đến tỉnh Ninh Thuận học hỏi về phương thức sản xuất, về liên kết chuỗi giá trị từ đầu vào, đầu ra, để rồi giữa năm 2021 bắt tay thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thuận Thiên và xây dựng vùng nguyên liệu trồng nha đam.
Trước tiên, Tâm đầu tư trồng cánh đồng nha đam với diện tích 5 ha của gia đình tại thôn 4, xã Ea Kao; sau đó liên kết mở rộng vùng nguyên liệu lên 15 ha trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và các huyện lân cận như Krông Pắc, Cư Kuin.
Tâm chia sẻ, 5 ha nha đam của gia đình được cô chia thành các khu vực sản xuất với phương thức khác nhau: khu sản xuất hướng hữu cơ; khu sản xuất VietGAP và khu sản xuất truyền thống. Sở dĩ có sự phân chia này bởi nền đất trước đây đã sản xuất các loại cây trồng khác nên phải có thời gian để vừa trồng nha đam, vừa cải tạo đất, dần dần chuyển hẳn sang sản xuất hữu cơ.
Mặt khác, trong thời kỳ đầu sản xuất cây nha đam, chưa áp dụng đầy đủ khoa học kỹ thuật để cây thích ứng với điều kiện tự nhiên vùng tiểu khí hậu, đất đai tại địa phương nên chưa khai thác hết tiềm năng về năng suất sản phẩm.
Ngoài ra, việc đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nha đam (hệ thống tưới tiết kiệm, chế phẩm sinh học, công nghệ thông minh...) đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, mà nguồn lực của HTX đang còn hạn chế.
Tâm khẳng định hướng đến của HTX là sẽ hạn chế tối đa và đi đến không sử dụng hóa học trên cây nha đam, vì xác định sản phẩm cần phải sạch, chất lượng cao để đáp ứng về mặt chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho người sử dụng.
Tâm dự tính, nếu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đầy đủ, khai thác được tiềm năng về năng suất, thì trên mỗi héc ta nha đam sau khi trồng từ 10 - 12 tháng bắt đầu cho thu hoạch.
Mỗi tháng bình quân thu được 40 tấn sản phẩm nha đam tươi, trừ chi phí còn lãi được 40 - 50 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn một số loại cây trồng hiện có tại địa phương.
Trong thời gian tới, HTX Nông nghiệp Thuận Thiên sẽ nghiên cứu các giải pháp hợp lý để phát triển mở rộng vùng nguyên liệu nha đam đạt năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong nước và xuất khẩu (hiện tại cung chưa đủ cầu).
Tâm mong rằng các cơ quan chức năng sẽ quan tâm hơn trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đạt các chứng nhận sản phẩm hữu cơ, sản phẩm VietGAP theo quy định để tạo điều kiện cho HTX phát triển bền vững.
Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung Giai đoạn 2021 - 2025, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đề ra nhiều giải pháp để đẩy mạnh phát triển vùng sản xuất tập trung ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Chuyển đổi hàng trăm héc ta cây trồng Theo ông Lương Nguyễn Nhật Trường - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát...