Gắn “sao” OCOP, tạo cú hích cho nông sản
Đông Anh (Hà Nội) được đánh giá là địa phương có tiềm năng và lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế làng nghề với nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy hoạch; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao.
Đây được coi là nền tảng và lợi thế để Đông Anh phát triển Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP).
Sẵn sàng chớp thời cơ
Năm 2019, huyện Đông Anh được TP.Hà Nội công nhận 20 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm đạt 4 sao (tượng gỗ Long Mã, đậu phụ sạch Dafusa), 18 sản phẩm đạt 3 sao. Nhiều sản phẩm của huyện Đông Anh được gắn “sao” OCOP là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất, tạo “cú hích” cho những sản phẩm mới sẵn sàng tiếp cận thị trường lớn, có tính cạnh tranh cao.
Sản phẩm “Điêu khắc quả mít” của anh Đỗ Văn Cường, thôn Thiết Úng đã được TP. Hà Nội công nhận 3 sao. Ảnh: Minh Ngọc
“Để tạo động lực thúc đẩy chương trình OCOP, huyện Đông Anh sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp… tham gia hội chợ xúc tiến thương mại; kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các kênh phân phối hiện đại, tạo chuỗi liên kết bền vững để góp phần nâng cao giáa trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng”.
Ông Nguyễn Văn Thiềng
Để làm được điều này, trên địa bàn huyện Đông Anh đã hình thành nhiều cơ sở chế biến để gia tăng giá trị sản phẩm, các làng nghề, làng nghề truyền thống được bảo tồn, phát huy như bún Mạch Tràng, tương Việt Hùng, bánh chưng Liên Hà, đậu làng Chài Võng La, làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng…
Video đang HOT
Nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ xuất hiện ở thôn Thiết Úng (xã Vân Hà) từ lâu đời. Qua hàng chục thế hệ, nhiều lớp nghệ nhân trẻ nối tiếp cha ông, cứ thế theo dòng chảy thời gian, đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Úng dần tạo được thương hiệu trên thị trường.
Năm 2019, sản phẩm “Điêu khắc quả mít” của anh Đỗ Văn Cường (thôn Thiết Úng) được TP.Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 3 sao. Là gia đình có truyền thống làm làm nghề điêu khắc gỗ nhiều đời nay, anh Cường cho biết: “Ở đây, gia đình nào cũng làm nghề này, mỗi người lại có những bí quyết và chuyên về mỗi dòng sản phẩm riêng. Nhờ đó nhiều gia đình đã có cuộc sống ngày một sung túc. Như cơ sở của tôi, có rất nhiều sản phẩm chạm khắc tinh xảo, giá trị cao lên tới hàng trăm triệu đồng”.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm chạm khắc gỗ của làng nghề Thiết Úng rất phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, bao gồm các đồ dùng gia đình, đồ văn phòng, đồ thủ công mỹ nghệ. “Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ của làng nghề Thiết Úng không chỉ được ưa chuộng ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước châu Âu.
Để khẳng định chất lượng sản phẩm, cũng như tiếp cận các thị trường lớn, tiềm năng, năm 2020, cơ sở của anh Cường tiếp tục đăng ký tham gia Chương trình OCOP với 2 sản phẩm “Lợn phú quý” và “Đài nến hoa sen”.
Thu hút nhiều chủ thể tham gia
Theo Sở NNPTNT Hà Nội, Đông Anh là địa phương đầu tiên trên địa bàn thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Đến nay, huyện đã khảo sát, đánh giá được 233 sản phẩm của 84 chủ thể sản xuất. Đông Anh đã lựa chọn 40 sản phẩm để đánh giá, xếp hạng “sao” năm 2020.
Để thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển trong thời gian tới, ngay từ đầu năm 2020, UBND huyện Đông Anh đã quyết định xây dựng đề án phát triển nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 – 2025 theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Là năm đầu tiên có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, chị Trần Thị Thanh (chủ cơ sở sản xuất và chế biến gà tần Thiên Thanh) cho biết: “Để tiếp cận thị trường được dễ dàng cũng như mong muốn thành phố và huyện hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tôi đã quyết định đăng ký tham gia Chương trình OCOP”.
Chị Thanh cho biết, bản thân là người đam mê với nông nghiệp từ nhỏ, sau khi từ bỏ công việc tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cho các trang trại, chị đã xây dựng trang trại nuôi hàng nghìn gà thịt thương phẩm và đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng khu chế biến sản phẩm đóng hộp, với 2 sản phẩm chính là cháo gà ác gạo lứt và gà ác tần thuốc bắc.
“Nếu được gắn “sao” OCOP chúng tôi sẽ có cơ hội được phân phối tại các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng” – chị Thanh kỳ vọng.
Trao đổi với PV NTNN, ông Nguyễn Văn Thiềng – Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh cho hay: Các chủ thể cần xây dựng hướng đi bài bản, thực hiện đồng bộ các giải pháp như nâng cao chất lượng, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói nhằm nâng cao giá trị, thương hiệu, từ đó có thể mở rộng đầu ra.
700 tỷ đồng "hồi sức" nông nghiệp Thủ đô
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị Sở NNPTNT khẩn trương có kế hoạch giải ngân gói hỗ trợ 700 tỷ đồng để thúc đẩy phát triển tam nông, nâng cao đời sống cho người dân.
Dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới
Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi và dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Hà Nội trong quý I/2020 giảm 1,17% so với cùng kỳ.
Chăm sóc hoa lan tại Hợp tác xã Đan Hoài (huyện Đan Phượng). Ảnh: H.N.M
Tại hội nghị, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đã đề nghị hai huyện Phú Xuyên và Thanh Oai nhanh chóng rà soát và tiến hành quy hoạch diện tích quỹ đất khoảng 10ha (xong trước năm 2020) để thành phố thực hiện, xây dựng khu giết mổ gia súc tập trung.
Về xây dựng NTM, từ đầu năm 2020 đến nay, Hà Nội có thêm 2 xã của huyện Gia Lâm đủ điều kiện đạt chuẩn NTM nâng cao; 1 xã của huyện Phú Xuyên, 1 xã của huyện Sóc Sơn đủ điều kiện hoàn thành xã NTM. Các đơn vị đang hoàn thiện hồ sơ trình thành phố công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao năm 2020.
"Đến nay, thành phố có 353/382 xã (đạt tỷ lệ 92,4%) đã được công nhận đạt chuẩn (dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn NTM), trong số đó có 11 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 6 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM; thị xã Sơn Tây đã đủ điều kiện, đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND thành phố xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2019" - ông Mỹ chia sẻ.
Theo ông Mỹ, trong giai đoạn vừa qua, đời sống nông dân của Hà Nội không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 đạt 51,5 triệu đồng. Trong đó, một số huyện có thu nhập bình quân đầu người cao như Thạch Thất (63 triệu đồng); Đông Anh (60 triệu đồng); Hoài Đức (55 triệu đồng)...
Trong việc thực hiện Chương trình OCOP, tính đến hết năm 2019, thành phố đã tổ chức đánh giá, xếp hạng được 301 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao đề nghị trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia; 207 sản phẩm đạt 4 sao; 88 sản phẩm đạt 3 sao...
Nhanh chóng giải ngân gói hỗ trợ tam nông
Bà Phạm Thị Thanh Mai - Bí thư Thị ủy Sơn Tây cho biết, hiện 6 xã của Sơn Tây đã cơ bản đạt 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí NTM. Đến nay thị xã đang lấy ý kiến và phát 25.000 phiếu thăm dò nguyện vọng của người dân, sau đó sẽ hoàn chỉnh hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền công nhận địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Bên cạnh đó, Sơn Tây cũng đã chỉ đạo xã Kim Sơn rà soát, xây dựng đề án hoàn thành xây dựng xã NTM nâng cao năm 2020.
Bà Mai cho biết thêm, trong triển khai Chương trình OCOP, thị xã đang phấn đấu đến năm 2020 có 34 sản phẩm được phân loại, xếp hạng OCOP; trong đó, năm 2019, có 3-5 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Dù đã đạt được nhiều kết quả đáng kích lệ trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng lớn, tuy nhiên, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện còn chậm. Phát triển kinh tế nông thôn chưa tương xứng tiềm năng lợi thế. Vệ sinh môi trường vẫn còn nhiều nỗi lo. Bên cạnh đó, việc nâng cao đời sống nông dân còn hạn chế, một số huyện còn tỷ lệ hộ nghèo cao...
Để đạt được mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp trong năm 2020, bà Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị Sở NNPTNT khẩn trương có kế hoạch giải ngân gói hỗ trợ 700 tỷ đồng để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống cho người dân.
"Trong thời điểm có đại dịch, thành phố đã cắt giảm kinh phí đầu tư ở một số chương trình, dự án nhưng riêng kinh phí dành cho Chương trình 02 vẫn giữ nguyên để hỗ trợ cho các địa phương thực hiện hiệu quả" - bà Hằng nêu rõ, đồng thời chỉ đạo việc triển khai phải hiệu quả, thiết thực nhưng không có tiêu cực.
Thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị các địa phương cũng phải đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với đó, các huyện cũng phải rà soát lại các sản phẩm có thế mạnh và chủ lực của mình để có giải pháp, chiến lược phát triển sản xuất theo hướng liên kết chuỗi đảm bảo ổn định đầu ra và tránh phải giải cứu sản phẩm nông sản.
Hà Nội xây dựng 3 kịch bản phòng, chống úng ngập mùa mưa bão năm 2020 Sở NN&PTNT Hà Nội vừa ban hành Phương án số 31/PA-SNN, về phòng, chống úng ngập khu vực ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ, đập trong mùa mưa bão năm 2020. Ảnh minh họa Theo đó, Sở NN&PTNT đã xây dựng các kịch bản giả định phòng, chống úng ngập khu vực ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ, đập...