Gần nửa trẻ VN không được tiêm phòng viêm gan B sau sinh
Số trẻ được tiêm ngừa viêm gan B trong ngày đầu sau sinh đã giảm mạnh trong nhiều năm qua, và cũng chỉ nhích lên 55% trong năm 2011. Không nhiều người nhận thức được vắcxin này làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh viêm gan mãn tính cho trẻ về sau.
Thông tin do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cung cấp nhân Ngày Viêm gan thế giới lần thứ hai (28/7).
Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng viêm gan B đã được thực hiện trong 10 năm qua. Nếu như năm 2005, tỷ lệ chích ngừa cho trẻ đã đạt hơn 60% thì đến năm 2008 lại giảm xuống chỉ còn 25%. Đến năm 2009, con số này nhích lên được 40%, tuy nhiên sau đó lại giảm xuống rất thấp. Trong khi đó, tiêm vắcxin có thể ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B thậm chí sau khi phơi nhiễm với virus.
Theo WHO, trên thế giới, cứ 12 người thì có 1 người nhiễm virus viêm gan B hoặc C. Ở nước ta, ước tính cũng khoảng 9 triệu người bị nhiễm một trong hai loại virus này. Tuy nhiên, nhận thức về các bệnh này và các yếu tố nguy cơ của chúng vẫn còn rất thấp.
Trong khi đó, nếu không được điều trị, viêm gan B và C có thể dẫn đến ung thư hoặc xơ gan. Khoảng 57% các trường hợp xơ gan và 78% các trường hợp ung thư gan do nhiễm virus viêm gan B hoặc C.
Viêm gan do virus là tình trạng viêm gan do một trong năm loại virus viêm gan gây ra, gồm: A, B, C, D và E. Trong đó, viêm gan B và C được quan tâm đặc biệt do phần lớn những người bị nhiễm 2 loại virus này không có biểu hiện ở giai đoạn sớm của bệnh.
Viêm gan do virus có thể phòng ngừa và điều trị được hoặc chữa khỏi. Tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm một liều vắcxin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh và ba liều bổ sung lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi theo lịch tiêm chủng. Những liều vắcxin này làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh viêm gan mãn tính trong cuộc đời của trẻ về sau.
WHO cũng đang xây dựng hướng dẫn mới về sàng lọc, chăm sóc và điều trị nhiễm virus viêm gan B và C mãn tính.
Theo VNE
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan
Mặc dù nhiều bệnh ung thư giảm, song tỷ lệ bị ung thư gan nguyên phát vẫn tăng. Có sự tăng lên là do tăng tỉ lệ nhiễm viêm gan B và C - những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan.
Video đang HOT
Ung thư gan nguyên phát xảy ra khi các tế bào ung thư (ác tính) bắt đầu lớn lên ở mô của gan. Tuy nhiên, ung thư gan thứ phát (loại ung thư xảy ra khi khối u ở những phần khác của cơ thể di căn tới gan) hay gặp hơn nhiều so với ung thư gan nguyên phát.
Vì ung thư gan hiếm khi được phát hiện sớm nên tiên lượng bệnh thường xấu. Tuy vậy, ngay trong những trường hợp tiến triển, việc điều trị có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện chất lượng sống. Ngoài ra, các phương pháp điều trị chuẩn như phẫu thuật, hoá trị liệu và tia xạ, các liệu pháp mới và ít xâm hại có thể là lựa chọn cho một số người.
Nhưng thông tin khích lệ nhất về ung thư gan là có thể giảm nhiều nguy cơ bị ung thư bằng cách tiêm vaccin phòng chống nhiễm virút viêm gan B (HBV). Những thay đổi về lối sống có thể giúp phòng ngừa các nguyên nhân chính khác gây ung thư gan, như viêm gan C và xơ gan.
Dấu hiệu và triệu chứng
Hầu hết người bệnh không có các dấu hiệu và triệu chứng trong giai đoạn đầu của ung thư gan, điều đó có nghĩa là bệnh có thể không được phát hiện cho tới khi bệnh khá tiến triển. Khi xuất hiện các triệu chứng, chúng có thể bao gồm một số hoặc tất cả những triệu chứng dưới đây:
§ Giảm ngon miệng và sút cân
§ Đau bụng, đặc biệt ở vùng phía trên bên phải của bụng, có thể lan rộng ra lưng và vai
§ Buồn nôn và nôn
§ Yếu và mệt mỏi
§ Gan to lên
§ Bụng to (cổ chướng)
§ Mắt và da vàng do hiện tượng tích tụ bilirubin - sản phẩm còn lại của quá trình phá huỷ hồng cầu.
Thông thường, gan xử lý bilirubin để có thể bài tiết nó ra khỏi cơ thể. Nhưng bệnh gan có thể khiến chất này tích tụ trong máu, khiến da và mắt bị vàng và nước tiểu màu nâu sậm.
Uống rượu quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
Các yếu tố nguy cơ
Ung thư gan có thể xảy ra ở tất cả các độ tuổi và chủng tộc, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh, bao gồm:
§ Giới tính. Nam giới dễ bị ung thư gan gấp 2-3 lần so với nữ giới.
§ Chủng tộc. Người Mỹ gốc Á có tỷ lệ bị ung thư gan cao nhất ở Mỹ. Người Mỹ da đen và gốc Tây Ban Nha, cũng có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn so với người da trắng.
§ Nhiễm HBV hoặc virút viêm gan C (HCV) mạn tính. Nhiễm HBV hoặc HCV là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ung thư gan. Trên toàn thế giới, nhiễm HBV gây ra 80% số trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan.
§ Xơ gan. Dạng bệnh tiến triển và không thể hồi phục này khiến hình thành mô sẹo ở gan và làm tăng khả năng bị ung thư gan.
§ Tiếp xúc với aflatoxin. Với người sống ở châu Phi và nhiều vùng của châu Á, ăn thực phẩm nhiễm aflatoxin làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
§ Uống quá nhiều rượu. Uống quá nhiều rượu có thể gây tổn thương gan không hồi phục và làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
§ Hút thuốc. Hút bất cứ loại thuốc lá nào đều dễ bị ung thư gan.
§ Tiếp xúc với vinyl chlorid, thorium dioxid (Thorotrast) và arsenic. Tiếp xúc với bất cứ chất hoá học nào trong số những chất này có thể góp phần gây ung thư gan.
Sàng lọc và chẩn đoán
Nếu bị bất cứ triệu chứng nào của ung thư gan, như sút cân không rõ nguyên nhân, đau, bụng chướng hoặc vàng da, hãy đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và khám thực thể. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm một hoặc một vài xét nghiệm dưới đây:
§ Siêu âm.
§ Chụp cắt lớp vi tính (CT).
§ Chụp cộng hưởng từ (MRI).
§ Chụp quét gan.
§ Sinh thiết gan.
§ Các xét nghiệm máu.
Theo Tiền Phong Online
Khó như phòng viêm gan B cho bé từ trong bụng mẹ Thai phụ nhiễm vi-rút viêm gan B luôn lo lắng đến mất ăn mất ngủ sợ truyền căn bệnh mạn tính này cho thai nhi. Bởi dù được tiêm vắc-xin viêm đầy đủ cũng chỉ bảo vệ 80%, còn 20% vẫn có nguy cơ lây truyền và phát triển thành mạn tính. Vất vả hành trình phòng bệnh cho con Nhớ lại hành...