Gần một nửa tài sản toàn cầu nằm trong tay 1% người giàu nhất thế giới
Báo cáo mới nhất của tổ chức phi chính phủ Oxfam (Anh) cho thấy 1% người giàu nhất thế giới hiện nắm 48% tài sản toàn cầu và con số này sẽ còn tăng lên trong thời gian tới, theo The Guardian.
Đến năm 2016, 1% dân số thế giới sẽ nắm giữ hơn 50% số tài sản toàn cầu – Ảnh: Reuters
Cụ thể, The Guardian ngày 19.1 (giờ địa phương) trích dẫn báo cáo mới nhất của Oxfam cho hay hiện tại, 1% người giàu nhất thế giới hiện nắm giữ 48% tài sản toàn cầu. Con số này sẽ tiếp tục tăng và đến năm 2016, dự báo 1% dân số thế giới (gồm những người giàu nhất) sẽ nắm giữ trên 50% số tài sản toàn cầu, nhiều hơn tổng giá trị của cải mà 99% dân số còn lại sở hữu.
Thêm vào đó, sau khi trừ tài sản của 1% người giàu nhất, hiện hơn một nửa phần còn lại thuộc về 20% người “giàu nhì” hành tinh. Dân số còn lại của thế giới chỉ đóng góp 5,5% số tài sản.
Theo Winnie Byanyima, tổng giám đốc điều hành Oxfam, cuộc suy thoái kinh tế sâu toàn cầu vào năm 2008 – 2009 đã khiến mức độ tập trung của cải vào một bộ phận nhỏ dân số tăng lên nhanh chóng. Khoảng cách giàu nghèo trên thế giới đang và sẽ tăng rất nhanh, kìm hãm bước tiến của cuộc chiến chống đói nghèo toàn cầu.
Bà Byanyima cho hay: “Người nghèo được chia phần nhỏ hơn trong miếng bánh kinh tế toàn cầu và chính miếng bánh trên cũng đang nhỏ đi do tăng trưởng chậm lại”.
Kết quả báo cáo được công bố không lâu trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), sẽ được tổ chức tại Davos (Thụy Sĩ) từ ngày 21.1 đến 23.1. Bà Byanyima – 1 trong 6 đồng chủ tịch sự kiện WEF năm nay – cũng cho biết sẽ yêu cầu hành động khẩn cấp để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Video đang HOT
Cụ thể, Oxfam kêu gọi chính phủ các nước nâng cao dịch vụ an sinh xã hội, nâng mức lương tối thiểu và giải quyết tình trạng trốn thuế để giảm bớt các hệ luỵ phát sinh từ khoảng cách giàu nghèo lớn.
Năm ngoái, Oxfam đã gây chú ý khi công bố thông tin 85 người giàu nhất thế giới sở hữu số tài sản tương đương tổng của cải của 50% người nghèo nhất thế giới, tức khoảng 3,5 tỉ người. Thực hiện so sánh này ở hiện tại thì chỉ cần 80 người siêu giàu là đã đủ cân bằng.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
TQ dù giàu vẫn chưa thể dẫn dắt thế giới
Các học giả Trường Kinh doanh Harvard phân tích những "đức tính" Trung Quốc còn thiếu để thực sự đạt tầm lãnh đạo toàn cầu, bất chấp sự phát triển vũ bão của nền kinh tế này.
Câu chuyện thần kỳ của kinh tế TQ trong 35 năm qua đã tốn quá nhiều giấy mực. Nước này đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, cho dù xét về thu nhập quốc dân trên đầu người thì còn lâu TQ mới đạt đẳng cấp đó.
5 năm qua chúng tôi làm việc ở TQ, không biết đã gặp bao nhiêu quan chức cấp cao trong chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp tự tin dạy bảo chúng tôi rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hết thời đã qua buổi hoàng kim, và trong thế kỷ 21 này, chân bá chủ chính là TQ. Với những bằng chứng như thế, chẳng trách họ ảo tưởng đến vậy. Nhưng chuyện quả thực không đơn giản, và chưa chắc có hậu như họ nghĩ.
Chúng tôi nhìn thấy những rào cản đáng kể trong trước mắt và lâu dài khiến cho TQ, dù đã giải được bài toán kinh tế khá chắc tay, vẫn khó lòng tiến xa hơn vì con đường đang ngày càng trở nên không bằng phẳng.
Động lực kinh tế là rất cần thiết nếu muốn lãnh đạo thế giới, nhưng chỉ thế là chưa đủ. Mặc dù TQ đã tăng trưởng phi thường, và triển vọng trước mắt vẫn rất sáng sủa bất chấp tình trạng khó khăn chung, nước này vẫn phải đối mặt với những thách thức to lớn. Từ chảy máu chất xám đến bất ổn xã hội, từ ô nhiễm đến tham nhũng, chưa kể hàng triệu lao động du cư mà vì không có hộ khẩu, không được làm công dân chính thức.
Thủ đô Bắc Kinh của TQ phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Ảnh: Reuters
Thách thức lớn hơn cả có lẽ nằm ngay trong đời sống của tầng lớp tinh hoa đất nước này. Nghĩa là sao khi những công dân hàng đầu của một đất nước lại gửi tài sản và con cái của họ ra nước ngoài? Nghĩa là sao khi tiền tiết kiệm của các hộ gia đình và vốn của các công ty lại đổ vào bất động sản ở Mỹ, Canada và Anh? Nghĩa là sao khi Canada nhận được quá nhiều đơn xin nhập quốc tịch của người giàu TQ đến nỗi phải cố gắng hạn chế đối tượng này nhập cư?
Những công dân thành đạt nhất ở một cường quốc dẫn đầu thế giới không thể nào lại ưu tiên hàng đầu việc đưa con cái ra nước ngoài du học. Hiện đang có ít nhất 275 nghìn thanh thiếu niên TQ học tập ở các trường đại học Mỹ, và khoảng 160 nghìn ở châu Âu. Các trường trung học đầu bảng ở các quốc gia này nhận được một danh sách dài đơn xin học của học sinh TQ. Để đáp ứng xu thế này, các tổ chức giáo dục phổ thông trung học quốc tế đang tính đến việc mở chi nhánh ở TQ.
Dù ở TQ cũng có đến 300 nghìn sinh viên ngoại quốc đang theo học nhưng chủ yếu họ đến từ các nước trong khu vực, nên ảnh hưởng không thể gọi là toàn cầu được. Thứ hạng của các trường đại học TQ cũng tăng lên, nhưng vẫn chưa trường nào đặt chân được vào top 40. Nói ngắn gọn, riêng trong giáo dục đã là một chặng đường dài.
Các trường đại học TQ cũng gặp không ít trở ngại khi cố gắng cạnh tranh ở tầm toàn cầu. Đến gần đây, giảng viên các trường đại học ở TQ bị hạn chế gắt gao những chủ đề họ được phép nói với sinh viên cả trên giảng đường lẫn khi gặp riêng. Khái niệm "7 Không" - một danh sách những chủ đề tránh thảo luận với sinh viên - được thảo ra. Thật khó mà nói hết được hệ quả của những cấm đoán này đối với môi trường học tập và thảo luận ở các trường đại học.
Thế còn những phẩm chất khác của một quốc gia lãnh đạo toàn cầu? Theo chúng tôi, một nước không thể lãnh đạo nếu đồng tiền của họ không liên thông với thế giới và không thể quy đổi. Đây có lẽ là vấn đề dễ thấy, dễ nói nhất, và dường như đang có những dấu hiệu tiến bộ trong lĩnh vực này.
Cũng chẳng dễ mà dẫn dắt thế giới khi mà kiểm soát gắt gao internet, và qua đó ngụ ý về một sự thiếu tin tưởng sâu sắc với công dân của chính nước mình. Việc một chính quyền thiếu tự tin đến mức đó thì không thể đủ bản lĩnh làm lãnh đạo thế giới.
Cuối cùng, muốn lãnh đạo phải có thông điệp rung động lòng người. TQ thời nay không có một thông điệp nào như thế. Làm giàu hoành tráng là một câu nói vô hồn. Khái niệm "Giấc mơ TQ", dựa chủ yếu vào quyền lực và tài sản vật chất, không có vẻ gì là đáng mơ mộng đối với các nước khác.
Giải quyết những vấn đề này trong một hai thập kỷ tới không hề dễ dàng. Nhưng không có nghĩa là không thể giải quyết. Thử so sánh với nước Mỹ năm 1900 - nơi phụ nữ không được bầu cử, những quy định phân biệt chủng tộc đầy rẫy ở miền Nam, thực phẩm và dược phẩm không hề được kiểm soát - để thấy sau một thời gian dài, hoàn toàn có thể có những thay đổi sâu sắc về giá trị và thể chế.
Chắc là cũng có thể mường tượng một viễn cảnh tương tự ở TQ trong một thế kỷ tới với những điều kiện phù hợp. Nhưng lúc này, những tranh luận về tương lai của TQ, dù là ngầm, đang sôi nổi ở đại lục. Khi nào những cuộc tranh luận như thế trở nên cởi mở, công khai và thậm chí là dự đoán được, ở đại lục, khi đó - và chỉ khi đó - mới tin được là TQ có năng lực để thực sự làm người lãnh đạo.
Theo Đại An
Vietnamnet
* Hai tác giả của bài viết: GS. William C. Kirby, chuyên ngành quản trị kinh doanh ở Trường Kinh doanh Harvard, chuyên ngành Trung Quốc học ở ĐH Harvard University, Chủ tịch Quỹ TQ Harvard và GS. F. Warren McFarlan, chuyên ngành quản trị kinh doanh ở Trường Kinh doanh Harvard, thỉnh giảng tại ĐH Thanh Hoa.
Theo Dantri
"Đòn hiểm" của phương Tây nhằm vào kinh tế Nga Biết kinh tế Nga chủ yếu dựa vào dầu mỏ, phương Tây tìm mọi cách ấn giá mặt hàng này giảm sâu khiến đồng rúp Nga liên tục phá đáy. Với "đòn hiểm" này, phương Tây đang dùng chiêu bài phá hoại kinh tế để làm lung lay nền tảng ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Là người từng có kinh nghiệm...