Gần một nửa các cổ phiếu đã về lại vùng giá trước dịch Covid-19
Một số cổ phiếu nhóm thực phẩm, phân đạm, dược phẩm, khu công nghiệp… hồi phục trở lại vùng giá trước khi nghỉ Tết (22/1), thậm chí là cao hơn.
10/50 cổ phiếu vốn hóa lớn về lại mức giá trước dịch. Các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất vẫn giảm trên 20%.
VN-Index bắt đầu lao dốc từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (22/1) do dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp khiến cho nhà đầu tư bán tháo ở nhiều cổ phiếu. Đáy tạm thời của đợt điều chỉnh vừa qua tại ngày 24/3 với mức 659,21 điểm. Kết thúc quý I, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam lot top 10 thị trường giảm mạnh nhất thế giới theo thống kê của Indexq. Nhiều cổ phiếu mất 30-50% giá trị so với trước Tết Nguyên đán.
Sau thời gian giảm mạnh, VN-Index bất ngờ hồi phục trở lên 813,73 điểm (8/5), tăng 153,73 điểm (23,3%) so với đóng cửa ngày 31/3. Thị trường đi lên với rất ít các phiên điều chỉnh, và nếu có cũng không quá mạnh, trong nghi ngờ của nhà đầu tư khi các số liệu vĩ mô hay kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp không quá khả quan, nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng.
Theo thống kê của Người Đồng Hành, khoảng 44% số lượng cổ phiếu trên 3 sàn HoSE, HNX, UPCoM hồi phục trở lại vùng giá trước khi dịch Covid-19. Trong danh sách 10 cổ phiếu hồi phục mạnh nhất có sự góp mặt của SHB (HNX: SHB) khi tăng 167%, từ mức giá 6.369 đồng/cp lên 17.000 đồng/cp.
Top 10 cổ phiếu tăng mạnh so với trước dịch Covid-19 (22/1) Mã chứng khoán
Giá đóng cửa
ngày 22/1 (đồng/cp)
Giá đóng cửa
ngày 8/5 (đồng/cp)
% thay đổi GAB 38.650 153.200 296 DNM 8.500 32.100 278 VTX 6.200 17.700 186 SIV 30.800 86.000 179 SHB 6.369 17.000 167 DST 900 2.400 167 WTC 4.000 10.400 160 GVT 15.900 39.514 149 THR 17.700 43.000 143 VCX 2.400 5.500 129
Video đang HOT
Trong số các cổ phiếu hiện có thị giá cao hơn thời điểm 22/1, có thể kể đến một số doanh nghiệp được cho là hưởng lợi như nhóm thực phẩm do nhu cầu tích trữ lương thực của người dân tại thời điểm cách ly, phân đạm do hưởng lợi từ giá dầu giảm, dược phẩm. Đối với nhóm thực phẩm, MSN của Masan (HoSE: MSN), DBC của Dabaco (HoSE: DBC) là 2 cổ phiếu nổi bật với mức tăng 14,2% và 45%.
Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ thuốc và khẩu trang tăng cao trong dịch Covid-19 đã giúp hầu hết các doanh nghiệp ngành dược đều báo lãi tăng trong quý I năm nay. Điều đó đã tác động tích cực lên giá cổ phiếu của một số công ty như DHG của Dược Hậu Giang (HoSE: DHG), IMP của Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) hay DNM của Y tế Danameco (HNX: DNM) – doanh nghiệp cung cấp khẩu trang y tế duy nhất niêm yết tăng từ mức giá 8.500 đồng/cp (22/1) lên 32.100 đồng/cp (8/5).
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bán lẻ như FRT của FPT Retail, DGW của DigiWorld; bất động sản khu công nghiệp như PHR của Cao su Phước Hòa, NTC của Nam Tân Uyên, SZC của Sonadezi Châu Đức hay nhóm phân đạm với DPM của Đạm Phú Mỹ, DCM của Đạm Cà Mau đều nằm trong danh sách những cổ phiếu hồi phục so với thời điểm trước kỳ nghỉ.
Mã chứng khoán
Giá đóng cửa
ngày 22/1 (đồng/cp)
Giá đóng cửa
ngày 8/5 (đồng/cp)
% thay đổi DBC 19.392 28.100 45 PLC 11.800 16.300 38,1 DCM 6.080 7.980 31,3 MPC 21.306 25.531 19,8 KSB 17.050 20.050 17,6 SZC 16.050 18.800 17,1 MSN 53.400 61.000 14,2 DPM 12.180 13.800 13,3 FRT 18.300 20.500 12 PHR 40.000 44.150 10,4 DHG 88.000 96.000 9,1 VTP 114.882 124.248 8,2 NTC 165.353 177.866 7,6 VGI 26.232 27.948 6,5 IMP 50.000 53.000 6 DGW 25.800 26.100 1,2 GVR 11.939 12.000 0,5
Với mục tiêu đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để kích thích tăng trưởng, cổ phiếu các doanh nghiệp nhóm vật liệu xây dựng tăng mạnh như PLC của Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC) – doanh nghiệp đầu ngành cung cấp nhựa đường hay KSB của Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (HoSE: KSB) cung cấp đá. Chứng khoán VNDirect ước tính khoảng 40% vốn đầu tư công sẽ được giải ngân tại 11 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam và cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ. Quá trình xây dựng theo đó sẽ cần đến khoảng 8.900 tỷ đồng nhựa đường, 7.600 tỷ đồng thép xây dựng và 3.800 tỷ đồng xi măng. Nhu cầu đá xây dựng cũng tăng cao tương đương với khoảng 30-35% công suất khai thác được cấp phép của doanh nghiệp trong khu vực.
Mặc dù đã có 44% số cổ phiếu phục hồi nhưng mới chỉ có 10 mã trong danh sách 50 vốn hoá lớn nhất về lại vùng giá cũ. Nhiều mã như PNJ giảm gần 35%, BID là 31,5% hay SAB, VHM, VCB, GAS đều trên 20% khiến cho VN-Index chưa thể quay trở về vùng 991,46 điểm (22/1).
Top 50 vốn hóa lớn: 10 mã đã về tăng nhiều nhất và 10 mã giảm nhiều nhất so với thời điểm trước dịch
Cổ phiếu công ty bầu Đức xuống vùng giá thấp nhất lịch sử
Chưa tới 4.000 đồng/cổ phiếu HAG của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là vùng giá thấp nhất của cổ phiếu này từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2008.
Kết quả kinh doanh thua lỗ, phải bán đi nhiều mảng kinh doanh, công ty con, bất động sản đã khiến cổ phiếu HAG của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) rơi xuống vùng giá thấp nhất trong lịch sử doanh nghiệp.
Hiện tại, giá cổ phiếu HAG chỉ được nhà đầu tư giao dịch ở mức 3.720 đồng, giảm 22% so với đầu năm. Đây đồng thời là vùng giá thấp nhất trong hơn 10 năm giao dịch trên sàn chứng khoán của cổ phiếu này.
Cổ phiếu HAG đã rơi xuống dưới vùng giá 4.000 đồng/cổ phiếu từ cuối tháng 11 và liên tục giảm gần đây. Trong tuần vừa qua, cổ phiếu này đã giảm xuống ngưỡng 3.600 đồng, mức giá tương đương cốc trà đá vỉa hè.
So với hơn 10 năm trước (thời điểm HAG niêm yết) cổ phiếu doanh nghiệp này đã giảm gần 4 lần. Trong khi nếu so với mức giá đỉnh 40.000 đồng/cổ phiếu giai đoạn 2009-2011, thị giá HAG đã giảm hơn 10 lần. Nhà đầu tư gắn bó với cổ phiếu doanh nghiệp trong thời gian qua cũng chịu thua lỗ khi cổ phiếu giảm liên tục.
HAGL hiện vẫn là doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong "hệ sinh thái" các doanh nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức). Trong đó, HAGL đóng vai trò là công ty mẹ đầu tư tài chính vào hàng loạt công ty con.
Đến cuối tháng 6 năm nay, HAGL đang nắm giữ khoản đầu tư 5.100 tỷ đồng tại Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico); 2.532 tỷ đồng đầu tư vào Công ty CP Thủy điện HAGL; 2.477 tỷ đồng đầu tư tại Công ty CP Hưng Thắng Lợi Gia Lai...
Ở giai đoạn hoàng kim của HAGL (trước 2014), bầu Đức nắm phần lớn vốn tại công ty, mỗi năm ông bầu phố núi thu về xấp xỉ 1.000 tỷ đồng từ kết quả lãi ròng của công ty.
Cũng trong giai đoạn này, hoạt động của HAGL vươn ra 4 quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á gồm Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan. Trong đó, tập đoàn phát triển gồm 7 lĩnh vực chính là bất động sản, sản xuất, thương mại và dịch vụ, xây dựng, trồng cây công nghiệp, năng lượng, khoáng sản với hơn 36 công ty con và công ty liên kết..
HAGL cũng là công ty Việt Nam có hoạt động quy mô lớn nhất tại 3 nước Đông Dương gồm 42.500 ha cao su, 8.000 ha mía đường, 4.000 ha cọ dầu, 5.000 ha ngô, đàn bò hơn 43.500 con và hàng loạt dự án bất động sản 5 sao.
Năm 2014, HAGL ghi nhận 3.056 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế 1.773 tỷ đồng. Năm 2015, doanh thu công ty tăng hơn gấp đôi đạt 6.252 tỷ đồng nhưng lãi trước thuế đã giảm xuống 806 tỷ đồng. Đây cũng là năm cuối cùng HAGL có lãi trước khi bước vào thời kỳ suy giảm từ năm 2016 đến nay do vướng vào các khoản nợ vay hàng chục nghìn tỷ.
Dù trong 2 năm 2017-2018, công ty đã có lãi trở lại nhưng tình hình tài chính vẫn khó khăn khi vướng vào khoản nợ phải trả trên 31.000 tỷ đồng.
HAGL vẫn là công ty quan trọng nhất của bầu Đức, đóng vai trò đầu tư tài chính vào các công ty con sản xuất, nông nghiệp. Ảnh: Nguyễn Đăng.
9 tháng từ đầu năm nay, HAGL ghi nhận 1.480 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, giảm 66% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của công ty cũng giảm từ mức dương 400 tỷ năm trước xuống âm 1.230 tỷ đồng năm nay. Phải nhờ việc chia lỗ cho các cổ đông không kiểm soát tại công ty con - HAGL Agrico mà kết quả lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ HAGL mới không báo số âm.
Để cân đối được tình hình tài chính và giảm số nợ phải trả xuống dưới 25.000 tỷ, vay và nợ thuê tài chính giảm hơn 7.000 tỷ đồng, HAGL đã phải bán đi hàng loạt khoản đầu tư tại các công ty con.
HAGL đã chính thức chia tay mảng bất động sản khi bán đứt dự án HAGL Myanmar cho Công ty Bất động sản Đại Quang Minh, thuộc sở hữu của Công ty CP Ôtô Trường Hải (Thaco) do tỷ phú Trần Bá Dương kiểm soát.
Tập đoàn này cũng đã rút chân ra khỏi lĩnh vực sản xuất mía đường, bắp, năng lượng. Cùng với giảm quy mô ở mảng cao su khi bán 3 công ty cao su vốn nghìn tỷ cho Công ty Thadi (công ty con khác của Thaco).
Hoạt động hiện tại của HAGL tập trung chính vào mảng nông nghiệp thông qua công ty con HAGL Agrico.
Trong đó, HAGL cũng đã phải giảm tỷ lệ sở hữu tại công ty nông nghiệp này xuống ngưỡng 41%. Tuy nhiên, thông qua Công ty con - Hưng Thắng Lợi Gia Lai (cổ đông tại HAGL Agrico) HAGL vẫn nắm quyền kiểm soát công ty nông nghiệp này.
Theo News.zing.vn
Lợi nhuận LDG Group giảm mạnh, cổ phiếu èo uột Mã chứng khoán LDG của LDG Group đang giao dịch dưới mệnh giá, thanh khoản thấp, trong khi doanh thu và lợi nhuận quý III giảm sâu. Khép lại ngày giao dịch cuối tuần, cổ phiếu LDG của Công ty cổ phần Đầu tư LDG (LDG Group, mã LDG) đóng cửa dưới mệnh giá ở mức 8.800 đồng Theo thống kê của Finance...