Gắn kết vườn quốc gia với cộng đồng dân cư để phát triển du lịch
Nhiều du khách lựa chọn các vườn quốc gia để trải nghiệm thiên nhiên, đồng thời khám phá nét văn hóa của người dân tộc bản địa. Việc phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân cư sẽ là cách làm vừa giúp giữ chân du khách lâu hơn, vừa làm phong phú thêm loại hình du lịch ở vườn quốc gia.
Không mất gì mà còn thêm kinh tế
Trong dịp kỳ lễ 30-4, Khu du lịch Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (Cà Mau) đón trên 15.000 lượt khách. Ngoài việc đến tham quan các điểm như Cột cờ Hà Nội, Cột mốc Tọa độ Quốc gia GPS0001, đền thờ Lạc Long Quân – tượng Mẹ, biểu tượng pano mũi con tàu, biểu tượng con cua khổng lồ và trải nghiệm xuyên rừng ngập mặn, trong đó, thì một số lượng khách sử dụng dịch vụ ăn uống, lưu trú cũng tăng đáng kể tại các hộ làm homestay, với khoảng 6.000 lượt khách.
Nằm trong Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau hiện có 10 hộ dân tham gia thực hiện loại hình du lịch cộng đồng. Những hộ dân này được hỗ trợ và đầu tư về cơ sở vật chất, mở ra các dịch vụ, các hoạt động trải nghiệm như bơi xuồng, bắt ba khía, xổ vuông tôm, mò sò, bắt vọp, đặt lọp cua, cá thòi lòi… thưởng thức các món ăn từ các sản vật đặc trưng của vùng rừng ngập mặn.
Tương tự Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ (Cà Mau) cũng là điểm đến của nhiều du khách, nhất là những du khách muốn trải nghiệm nghề gác kèo ong và ăn mật ong rừng. Tại đây, nhiều hộ du lịch trong vùng đệm của vườn quốc gia cũng đầu tư xây dựng thành các khu du lịch, homestay để du khách tìm đến.
“Điểm du lịch của chúng tôi được hình thành từ năm 2015. Trong những lần tôi đến Cần Thơ, Đồng Tháp thì thấy những mô hình du lịch dựa vào công việc của chính người nông dân, tôi thấy vậy học rồi bắt tay làm. Hiện giờ, mỗi tháng cũng có 300 – 400 khách đến, khách đến đây nhờ nghe truyền tai nhau, số khác thì của Vườn Quốc gia U Minh Hạ giới thiệu, vì chỗ tôi có trải nghiệm ăn ong khá lạ. Dẫn khách như này về cũng vui, mình không mất gì mà còn tại thêm thu nhập và được làm du lịch từ chính nghề của mình”, ông Phạm Duy Khanh, chủ khu du lịch Mười Ngọt, cho biết.
Đoàn du khách trải nghiệm du lịch tại khu du lịch Mười Ngọt, Cà Mau.
Anh Nguyên Vũ, du khách đến từ TPHCM, trải nghiệm du lịch tại khu du lịch Mười Ngọt chia sẻ: “Đến đây, tôi được len lỏi trong những tuyến kênh, dưới tán rừng tràm trên chiếc vỏ lãi. Khi tham quan trong rừng, mọi người còn sẽ được trải nghiệm các hoạt động của người nông dân xứ rừng U Minh như đặt lờ, đặt lọp, lấy mật ong rừng… Ngoài ra, còn được thưởng thức những món ăn mang đậm “hương rừng” Cà Mau như đọt choại, bắp chuối, bông súng và các loại rau đồng”.
Video đang HOT
Đa dạng sản phẩm
Việc khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch cộng đồng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Tuy nhiên, nhiều vườn quốc gia dù có tiềm năng phát triển, nhưng vẫn chưa đạt được lượng du khách đến như mong đợi.
Với tính đa dạng sinh học cao, cùng cộng đồng dân tộc người Raglai sinh sống lâu đời, Vườn Quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) đang tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, cũng như tạo lập sinh kế cho người dân bản địa thông qua các tour du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử.
Ông Timo Bry, Giám đốc Công ty Du lịch Những Bầu Trời Xanh đang tổ chức, cung cấp các dịch vụ du lịch tại khu vực Vườn Quốc gia Núi Chúa cho biết, hiện công ty ông đang tổ chức những tour du lịch gắn với thiên nhiên và con người của vùng đất này. Công ty ông phối hợp với Vườn Quốc gia Núi Chúa bằng cách đưa khách đến đây để trekking, leo núi, cắm trại trong rừng, mỗi tháng gần 100 người.
Ngoài ra, ông cũng đưa khách đến làng Raglai, để du khách cùng tìm hiểu về văn hóa bản địa và tạo ra những cơ hội mới cho cộng đồng địa phương. “Ở đây cá nhân làm du lịch thì chưa có, địa phương cũng có kế hoạch làm làng du lịch cộng đồng nhưng vẫn chưa thật sự bắt đầu, người dân ở đây nói rằng nếu sau này có thêm việc thì ai cũng thích”, ông Timo Bry nói thêm.
Đoàn du khách chụp ảnh lưu niệm tại cầu Gãy, nơi dẫn vào làng cộng đồng Raglai, Ninh Thuận.
Tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước), nơi có sinh cảnh tốt, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, độc đáo khi là nơi chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống vùng đồng bằng Nam bộ. Không chỉ vậy, vùng đất này còn là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người khác nhau, trong đó có hai dân tộc bản địa là S’tiêng và Mơ Nông với nét văn hóa đặc sắc và nền ẩm thực riêng biệt. Dù vậy hoạt động du lịch ở đây vẫn còn ít, đa số tập trung ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, dù vậy khu vực chung quanh rất ít khu lưu trú, nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch. Từ đầu năm đến nay vườn quốc gia này đón khoảng 6.500 lượt khách, trong đó chủ yếu là học sinh của tỉnh Bình Phước đi học tập, trải nghiệm thực tế, chiếm khoảng 65%.
“Cơ sở lưu trú của vườn quốc gia còn ít, phòng ốc chưa được đầu tư bài bản, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều du khách cho nên đây cũng là một trong những nguyên nhân còn ít du khách đến. Hiện tại chúng tôi rất muốn liên kết với các điểm du lịch trên địa bàn để đa dạng các loại hình du lịch tại địa phương, nhưng hầu hết du lịch ở đây vẫn hạn chế do một số điểm du lịch vẫn chưa được đầu tư rất khó để kết hợp”, ông Hoàng Anh Tuân, Phó giám đốc Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, nói.
Tương tự, tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), các điểm du lịch cộng đồng hiện tại ở đây cũng chưa có nhiều, chủ yếu là đầu từ về cơ sở lưu trú. Hiện tại, Cát Tiên là một điểm đến sinh thái, trong vòng 5 tháng đầu năm nay, lượng khách đến vườn khoảng 50.000 lượt. Tuy nhiên, ngoài các hoạt động leo núi, trekking, đạp xe, thăm thú, chăm sóc các loại động vật hoang dã… và một số hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng ở Tà Lài thì vẫn chưa có những sản phẩm du lịch gắn với đặc trưng của vùng.
Ông Nguyễn Đình Quốc Việt, Phó giám đốc Trung tâm Du lịch, Vườn Quốc gia Cát Tiên chia sẻ: “Vườn Quốc gia Cát Tiên có một chức năng nữa là cùng với chính quyền địa phương hỗ trợ để tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người dân. Với những ưu thế về nhân văn, chúng tôi muốn có thêm các điểm du lịch cộng đồng, để tạo điều kiện cho các hộ dân cùng làm du lịch”.
Việc để các hộ dân cùng làm du lịch là một cách giúp tạo ra thu nhập cho người dân, không chỉ vậy còn góp phần thúc đẩy du lịch bền vững, khi người dân có thêm việc, làm giảm nghèo. Ngoài ra, đây cũng là một cách giúp nâng cao ý thức bảo tồn các giá trị thiên nhiên, văn hóa cho du khách và cộng đồng dân cư, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.
Các vườn quốc gia cũng có thể kết hợp để làm đa dạng sản phẩm du lịch. Đa phần đến các vườn quốc gia, khu bảo tồn du khách chỉ có thể trải nghiệm du lịch sinh thái hoặc số khác có thêm trải nghiệm lịch sử, văn hóa. Do vậy nếu liên kết tốt sẽ tạo ra thêm những loại du lịch khác như du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch nông thôn, nông nghiệp…
“Nhiệm vụ chính của các vườn quốc gia, khu bảo tồn là quản lý và bảo vệ rừng, hệ sinh thái rừng và nhiều việc khác, trong đó có hoạt động du lịch và ở đây các hoạt động du lịch này này mang ý nghĩa giáo dục. Do vậy mà du lịch tất nhiên sẽ không chuyên nghiệp và bài bản như doanh nghiệp. Do đó, hoạt động du lịch có sự liên kết với các doanh nghiệp, khu du lịch bên ngoài sẽ là một cách rất tốt để thu về lượng khách và giúp giải quyết một số những dịch vụ du lịch còn thiếu tại đây như lưu trú, nhà hàng”, bà Phan Yến Ly chuyên gia du lịch của Sáng kiến Điểm đến An toàn, cho biết.
Những cánh chim ất Mũi
Dòng Mê Kông mang phù sa trôi về hạ nguồn ra biển, theo dòng hải lưu giữa ông và Tây (biển ông và Vịnh Thái Lan) đã tạo nên vùng đất ngập ven biển Mũi Cà Mau với hệ sinh thái cây mắm đi trước giữ bãi gây bồi, cây đước theo sau giữ đất gây rừng.
Hệ sinh thái theo diễn thế tự nhiên ngập nước ven biển, mang tính đặc trưng, được bảo tồn, phát triển liên tục. Giá trị đã được ghi nhận, khi lập nên Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (năm 2003), Khu Dự trữ sinh quyển thế giới (năm 2009), Khu Ramsar thứ 2.088 thế giới, thứ 5 của Việt Nam, thứ 2 của BSCL (năm 2013), đã cho thấy ất Mũi thật sự mang trong mình nhiều tiềm năng vô giá.
Với diện tích rộng lớn lên trên 41.800 ha và luôn mở thêm phần đất liền do quá trình bồi lắng phù sa, làm cho hệ sinh thái vùng đất thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau càng thêm đa dạng và phong phú, phát triển. Trong đó, có nhiều loài chim quý hiếm di trú theo mùa, hay sinh trưởng và phát triển tại chỗ, nhiều nhất là loài cò trắng và nhạn biển.
Giữa màu xanh của rừng ngút ngàn, những cánh chim trắng dệt đường nét tươi vui, tạo nên khung cảnh bình yên, trù phú, ấm no của vùng ất Mũi.
Nhạn biển là loài chim chiếm số lượng khá đông tại vùng bãi bồi ven biển ở xứ rừng nguyên sinh ất Mũi.
Chim bói cá bên lá đước.
Cò trắng tìm thức ăn dưới chân rừng nguyên sinh với hệ sinh thái ngập nước ven biển, đặc trưng là cây đước, cây mắm
Những chuyến đi xuyên rừng là hoạt động trải nghiệm khám phá đầy lý thú, tìm hiểu hệ sinh thái tự nhiên của ất Mũi.
Khám phá U Minh Hạ Vườn Quốc gia U Minh Hạ có diện tích 8.527 ha, nằm trên địa bàn 4 xã: Khánh An, Khánh Lâm (huyện U Minh) và Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời). Đây là khu bảo tồn thiên nhiên thuộc 1 trong 3 vùng lõi Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, có hệ sinh thái vô...