Gan đang kêu cứu thông qua 4 biểu hiện lạ trên đôi mắt mà nhiều người chẳng ngờ tới
Khi thấy đôi mắt xuất hiện từ 1 đến 4 triệu chứng sau đây thì bạn không nên chủ quan bỏ qua mà hãy đi khám ngay.
Đôi mắt được kết nối với một số cơ quan của cơ thể nên khi nó gặp vấn đề thì ắt hẳn sức khỏe của bạn cũng không hề ổn chút nào. Trong đó, gan là một bộ phận có mối liên hệ mật thiết với đôi mắt.
Nếu gan tích trữ quá nhiều độc tố trong cơ thể thì đôi mắt của bạn sẽ xuất hiện một vài triệu chứng cảnh báo sau đây.
Hiện tượng khô mắt thường xuyên xuất hiện là một dấu hiệu điển hình của bệnh xơ gan, gây thiếu máu cục bộ. Đôi mắt sẽ tinh tường, làm việc tốt hơn khi máu lưu thông đủ bên trong. Nhưng nếu nó xuất hiện tình trạng khô, đau mỏi thì bạn cần tìm cách bổ sung sắt và ngủ đủ giấc mỗi ngày để cải thiện triệu chứng này.
Ngứa, cộm mắt
Nếu cơ thể không được cấp nước đủ thì gan sẽ ứ đọng nhiều độc tố. Hậu quả là bạn sẽ thấy ngứa ngáy, cộm mắt. Vì vậy, hãy cố gắng uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày (từ 2 – 2,5 lít nước) để giảm bớt triệu chứng này.
Video đang HOT
Mắt viêm nhiễm, đỏ ngầu
Khi bạn bị nóng gan, hiện tượng mắt đỏ sẽ xuất hiện và đi kèm với nguy cơ viêm nhiễm. Tình trạng này chỉ có thể được cải thiện bằng cách thanh lọc cơ thể, thải bỏ độc tố. Bạn có thể tìm đến một số loại trà thanh lọc như trà hoa cúc, trà kim ngân…
Tròng mắt ngả vàng
Nếu da mặt của bạn chuyển sang màu vàng vọt thì nó cũng được xem là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư gan. Khối u trong gan hoặc các hạch bạch huyết di căn qua cổng gan sẽ không ngừng phát triển, từ đó gây chèn ép ống mật và tắc nghẽn ống mật. Vì vậy, bạn sẽ thấy da mặt mình bị vàng, xanh xao, đôi khi còn ảnh hưởng tới cả tròng mắt.
Vậy phải làm gì để điều hòa gan và bảo vệ đôi mắt?
- Duy trì tâm trạng tốt: Đối với một số người dễ bị kích thích, nếu muốn bảo vệ mắt thì họ cần duy trì tâm trạng tốt. Nếu để cơ thể bị kích động thường xuyên thì gan sẽ nóng hơn và gây khó chịu nhiều trong mắt. Do đó, hãy cố gắng duy trì trạng thái bình tĩnh và ổn định cảm xúc để tránh làm ảnh hưởng tới đôi mắt.
- Ngủ đủ giấc: Dành thời gian ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày có thể giúp tế bào gan được nghỉ ngơi và phục hồi trở lại. Khi các tế bào gan được phục hồi, gan sẽ hoạt động ổn định và bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn.
Source (Nguồn): QQ
Theo Helino
Món ăn thuốc dành cho người mắt kém
Suy giảm thị lực, mắt nhìn mờ, cận thị hay quáng gà là những bệnh mắt phổ biến ở người cao tuổi, trẻ em, người làm việc và học tập bằng trí óc và đôi mắt liên tục, căng thẳng...
Xin giới thiệu một số món ăn thuốc có tác dụng bổ dưỡng can thận, ích khí dưỡng huyết giúp tăng cường thị lực để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Bài 1: Gan lợn 60g, táo đỏ 10 trái, hoài sơn 20g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Gan lợn rửa sạch, cắt miếng, ướp gia vị. Táo đỏ, hoài sơn rửa sạch, để ráo. Tất cả cho vào bát sành, đem chưng cách thủy 3 giờ, nêm gia vị ăn trong bữa cơm. Công dụng: Bổ can, bổ tỳ, dưỡng huyết, làm sáng mắt.
Bài 2: Hoa cúc trắng 15g, thảo quyết minh 15g, gạo tẻ 100g, đường kính trắng 15g. Cách làm: Rang thảo quyết minh cho có mùi thơm, để nguội, rồi cùng nấu với hoa cúc trắng, lấy nước bỏ bã, lọc trong. Cho gạo tẻ vo sạch vào nước thuốc thêm nước nấu thành cháo, ăn ngày 2 lần. Mỗi liệu trình 7 ngày. Công dụng: Mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, thích hợp với người đau mắt đỏ, nhìn mờ, tăng huyết áp. Người bị tiêu chảy không nên dùng.
Bài 3: Rau chân vịt 150g, gan lợn 100g, gừng, gia vị vừa đủ. Cách làm: Rau chân vịt rửa sạch, cắt khúc; gan lợn rửa sạch, thái mỏng, cho nước vào nồi, cho gừng thái nhỏ, gia vị, đun to lửa cho sôi rồi cho gan, rau vào, gan chín là được. Ăn nóng với cơm, ngày 1 lần, tuần 3 lần. Công dụng: Bổ gan, dưỡng huyết, bổ âm nhuận táo, hỗ trợ điều trị cận thị, hoa mắt, váng đầu, ù tai.
Bài 4: Gan dê 100g, gạo tẻ, hành, muối vừa đủ. Cách làm: Gan dê rửa sạch thái miếng, nước vừa đủ nấu chín, sau cho gạo đã vo sạch vào đun tiếp thành cháo, cho gia vị là được. Ngày ăn 1 bát, ăn liền 7 ngày. Công dụng: Dưỡng can, sáng mắt, hỗ trợ điều trị cận thị, quáng gà, hoa mắt.
Bài 5: Cà rốt 60g, hoa cúc 20g, gạo tẻ 30g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng. Cho hoa cúc vào nồi thêm 500ml, đun sôi 20 phút, rồi cho cà rốt, gạo tẻ vào nấu cùng thành cháo, thêm gia vị, ăn vào lúc đói bụng. Công dụng: Thanh nhiệt, sáng mắt, thích hợp dùng cho người thị lực suy giảm, sốt nóng, nhức đầu.
Bài 6: Câu kỷ tử 30g, dâu tằm (tang thầm) 30g, gạo nếp 60g, đường phèn. Cách làm: Rửa sạch câu kỷ, dâu tằm, rồi nấu cùng gạo nếp thành cháo, khi ăn thêm chút đường phèn. Công dụng: Bổ can thận, dưỡng huyết, ích trí, làm sáng mắt, dùng tốt cho người suy giảm thị lực, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ.
Theo BS. Thanh Xuân/Sức khỏe và Đời sống
Viêm bờ mi là tình trạng như thế nào mà khiến Salim "ngứa điên lên" khi bóc mi giả? Năm hết Tết đến, các chị em mà muốn nhấn nhá thêm mi giả cho đôi mắt thì nên cẩn thận với nguy cơ mắc phải căn bệnh này rất cao. Với tính chất công việc thường xuyên phải tham gia các sự kiện lớn nhỏ nên chuyện trang điểm mỗi ngày luôn là điều mà người nổi tiếng phải trải qua liên...