Gắn camera, xích gốc cây kiểng… chống trộm
Cận tết, nhiều người dân cũng như nhà vườn lại nơm nớp nỗi lo bị mất trộm hoa kiểng. Không ít người phải xích gốc cây, gắn camera bảo vệ cây.
Người dân dùng xích để xích gốc mai đề phòng bị mất trộm – Ảnh: NGỌC KHẢI
Thế nhưng không ít vụ mất trộm cây kiểng vẫn xảy ra…
Trộm cả cây lẫn chậu
Ông Nguyễn Toại Nguyện, chủ vườn mai ở xã Xuân Thới Sơn ( huyện Hóc Môn, TP.HCM), cho hay đã gắn nhiều camera, nuôi thêm chó để bảo vệ vườn mai hơn 1.000 gốc nhưng vẫn bị trộm ghé thăm.
“Khoảng hai tuần trước, vườn mai của tôi bị kẻ trộm viếng đến ba lần, cả ba lần đều vào lúc nửa đêm về sáng” – ông Nguyện nói.
Đêm đầu tiên kẻ trộm vào vườn mai nhổ mất một cây mai bonsai có giá 5-7 triệu đồng. Đêm hôm sau, kẻ gian tiếp tục đột nhập nhưng bất thành vì chó sủa inh ỏi, người làm vườn lấy đèn pin rọi quanh vườn thì kẻ trộm rời đi. Đêm thứ ba người trông vườn phải báo công an, kẻ trộm sau đó cũng rời đi.
Theo ông Nguyện, nhóm trên có khoảng ba người, hai người trèo qua hàng rào vào vườn tìm cây nhổ trộm, người còn lại đứng ngoài cảnh giới.
Kẻ trộm chọn lựa cây đẹp trong vườn để nhổ trộm. Để phòng trộm cắp, ông Nguyện phải gia cố hàng rào cũng như gắn nhiều camera quan sát khu vườn, nuôi chó và luôn có ba người túc trực canh vườn.
Tương tự, khoảng 2h30 sáng 25-1, bà N.T.M.N. (80 tuổi, ngụ phường Linh Tây, TP Thủ Đức) đang ngủ trong nhà thì nghe tiếng chó sủa liên hồi. Bà đi ra trước cửa nhà thì thấy có người leo tường rào vào nhà mình. Bà N. liền la lên, nhóm trộm mới leo ra hàng rào bỏ chạy.
“May mà lúc đó có các anh công an đi ngang qua thấy và bắt giữ nhóm này lại” – bà N. kể và cho biết chậu kiểng cùng hai cái đôn mà kẻ gian nhắm đến đều bằng gốm khoảng 80 năm tuổi. Trước đó, có người trả giá 15 triệu đồng để mua chậu này nhưng bà N. không bán.
Đủ kiểu đề phòng kẻ gian
Không chỉ các nhà vườn, nhiều nhà trồng kiểng cũng tìm cách giữ những chậu kiểng trưng bày cho dịp tết. Tại tầng trệt một chung cư thuộc phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM, một người dân dùng xích khóa gốc mai đề phòng kẻ gian trộm mất.
Ông Trần Minh Cầu (50 tuổi) cho biết vừa mua dây xích cùng ổ khóa để xích thêm hai cây mai vào cột sắt trước quán cà phê của người thân.
Hiện ở trước quán có năm cây được xích lại phòng mất trộm. Vào tết năm ngoái, do chưa xích cây nên bị mất một cây khoảng 3 triệu đồng.
Trong khi đó, trước nhà ông T. ở quận Tân Phú (TP.HCM) có khoảng 10 gốc cây kiểng đều được cố định lại bằng dây cáp đề phòng kẻ trộm. “Nhiều năm qua tôi đã bị trộm rinh mất cây cảnh. Mình không xích thì trước sau gì cũng mất nên phải lo giữ” – ông T. nói.
Ông Trương Hoàng – chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP.HCM – cho biết tình trạng trộm cắp cây cảnh diễn ra từ nhiều năm qua, mỗi dịp tết đến xuân về. Không chỉ trộm cây, kẻ trộm còn nhắm đến chậu kiểng có giá trị.
“Do tình trạng trộm cắp xảy ra thường xuyên nên nhiều nhà vườn cũng như người dân ngày càng cảnh giác hơn. Đối với những cây cảnh quý, đắt tiền đều được người dân dùng nhiều cách để bảo quản như: dùng dây xích lại, đặt ở vị trí an toàn, có camera quan sát hoặc nuôi chó dữ để đề phòng các nhóm trộm cắp” – ông Hoàng nói.
Theo ông Trương Hoàng, trong khi nhà vườn bị mất trộm cây kiểng giá trị lớn thì kẻ trộm muốn tẩu tán nhanh nên bán đổ bán tháo “đồ chôm” với giá rất rẻ.
“Khổ chủ” mất cây cảnh giá trị cao thì tiếc đứt ruột, có khi biết rõ cây kiểng của mình được bán cho ai nhưng cũng khó lấy lại được vì không có giấy tờ chứng minh rõ nguồn gốc.
Cô gái bị 'hôi' tiền rơi: Hết tiền, không dám về quê thăm con nhỏ, mẹ ốm
"Bây giờ em không về quê được nữa, em nhớ con gái, thương mẹ đang bệnh" - cô gái đánh rơi 30 triệu đồng và bị những người hôi của nhặt sạch nghẹn ngào chia sẻ.
Video: Người đi đường tranh nhau nhặt tiền cô gái đánh rơi trên đường
Ngày 30/1, trả lời VTC News, chị Lý Thị Nhanh - cô gái đánh rơi 30 triệu đồng trên đường phố ở quận 7 TP.HCM trong clip hôi của đang khiến cộng đồng mạng phẫn nộ - cho biết, chị đã đến công an trình báo nhưng đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết.
"Ngoài cô bán nước trả lại 4 triệu đồng, em vẫn chưa nhận được thêm một nghìn nào từ những người nhặt tiền. Trong clip cũng thể hiện rõ cô bán nước nhặt được nhiều nhất nhưng chỉ trả lại cho em 4 triệu đồng. Còn những người khác, công an đang trích xuất camera. Em chỉ mong mọi người sớm trả lại tiền để em còn trả nợ và chữa bệnh cho mẹ. Mẹ em bị bệnh tiểu đường và trầm cảm nhiều năm nay nhưng không có tiền chữa, em phải gửi con nhỏ 7 tuổi nhờ ba mẹ chăm sóc để lên Sài Gòn bán quần áo thuê. Mỗi tháng em đều gửi tiền về cho ba mẹ. Con gái em đang học lớp 1, cháu ở với ông bà ngoại từ nhỏ chứ không ở với ba" .
Chị Lý Thi Nhanh và con gái 7 tuổi. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Chị Nhanh cho biết thêm về công việc đang làm ở Sài Gòn: "Em và người bạn thuê phòng trọ ở quận 1 với giá là 4 triệu đồng/tháng. Hiện tại, em đang bán quần áo thuê cho chủ, mỗi tháng sau khi gửi tiền về quê cho ba mẹ, em còn dành dụm được 2 triệu đồng/tháng. Số tiền 30 triệu đồng là tiền mồ hôi nước mắt em đi làm thuê suốt một năm trời, bây giờ bị mất, em không dám về quê.
Từ hôm đánh rơi tiền, em chưa nói cho ba mẹ biết vì sợ cả nhà lo lắng. Trong sáng đánh rơi tiền, em khóc rất nhiều, vì dự tính sẽ về quê luôn vào buổi chiều hôm đó nhưng bây giờ không về quê được nữa, em rất nhớ con gái và thương mẹ đang bệnh" .
Giấy chứng từ giao dịch rút tiền của chị Lý Thị Nhanh. (Ảnh: Khuất Nguyên)
"Khi còn nhỏ, em được người thân mai mối cho một người ở gần nhà, sau khi kết hôn, sinh em bé thì chia tay chồng vì không hợp tính. Em làm mẹ đơn thân được 4 năm rồi, nhiều lúc thấy tủi thân vì không cho con gái một gia đình trọn vẹn. Những ngày Tết đến, em chỉ muốn gần bên con để bù đắp khoảng thời gian đi làm xa, không về với con gái.
Sắp Tết mà mẹ vẫn chưa về, con gái hay khóc đòi bà ngoại gọi mẹ. Nghe con khóc qua điện thoại mà em đau lòng như đứt từng khúc ruột. Một mình em đi làm suốt mấy năm nay mà không có sự giúp đỡ của chồng cũ, dù vất vả nhưng thương con gái, em vẫn cắn răng chịu đựng", chị Nhanh buồn bã kể lại.
Chiều 29/1, trả lời VTC News, người phụ nữ bán nước nhặt được tiền của chị Nhanh giải thích lý do không tới Công an phường Tân Hưng làm việc: "Thấy tiền rơi trên đường, ai mà không lượm. Lúc đó tiền rơi xào xạc, tôi cùng nhiều người chạy ra lượm, tôi lượm xong thì bỏ vào bọc, sau đó cô gái đến xin lại và tôi đã trả đủ 4 triệu đồng. Tuy nhiên, công an cứ gọi tôi lên làm việc, tôi đâu phải tội phạm, cũng không có ăn cắp của ai đâu mà phải lên làm việc. Có trách thì trách cô gái đó có tiền mà không biết giữ, để rơi tiền ngoài đường ai mà không lượm" .
Người phụ nữ bán nước nhặt được tiền của cô gái. (Ảnh: Khuất Nguyên)
Như VTC News đưa tin, ngày 29/1, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái đi xe máy đánh rơi tiền trên đường. Người phụ nữ bán nước ven đường cùng nhiều người đi đường dừng xe lao vào tranh cướp, nhặt hết tiền, mặc cho cô gái khóc lóc van xin.
Đoạn clip sau khi xuất hiện trên mạng xã hội lập tức được chia sẻ nhanh chóng. Hàng nghìn lượt bình luận bày tỏ sự phẫn nộ với hành vi của những kẻ hôi của. Nhiều người xót thương cô gái đánh rơi tiền và mong cơ quan công an sớm vào cuộc.
Vụ việc đang được Công an Quận 7 (TP.HCM) làm rõ.
Camera hỗ trợ công an phá án Mô hình camera an ninh phát triển mạnh tại các tỉnh, thành ĐBSCL trong những năm gần đây. Thông qua hình ảnh từ camera an ninh do người dân cung cấp đã giúp lực lượng công an phá nhiều vụ án, góp phần giữ vững an ninh trật tự. Nhiều người còn nhớ vụ một đối tượng vào chi nhánh một ngân hàng...