Gắn bó với người dân vùng biên giới
Đại tá Lê Quang Sáu, Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh Binh đoàn 16 cho biết: Bộ Tư lệnh Binh đoàn 16 ( Bộ Quốc phòng) đứng chân trên địa bàn chiến lược Nam Tây Nguyên gồm các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk.
Đây là địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phần lớn các hộ dân trên địa bàn đơn vị đóng chân đời sống còn nhiều khó khăn, địa hình, khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội kém phát triển.
Bộ đội và người dân chung tay bảo vệ môi trường.
Thực hiện chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh đoàn 16 xác định “lấy phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo làm nhiệm vụ trung tâm, kết hợp chặt chẽ với củng cố quốc phòng – an ninh làm nhiệm vụ then chốt”.
Đối với phát triển kinh tế Binh đoàn 16 thực hiện mô hình “gắn kết” ở các cấp: Binh đoàn gắn kết với tỉnh, huyện; công ty gắn với huyện, xã; đội sản xuất gắn với buôn, làng; hộ công nhân người Kinh gắn với công nhân người dân tộc thiểu số. Qua đó tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ sản xuất, hướng dẫn đồng bào từng bước làm chủ quy trình chăm sóc vật nuôi, cây trồng.
Riêng từ năm 2015-2020, Binh đoàn 16 đã tổ chức sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư, giải quyết việc làm cho gần 5.500 hộ với gần 25.000 nhân khẩu, trên 56 cụm, điểm dân cư (trong đó có hơn 1.700 hộ đồng bào dân tộc thiểu số) dọc tuyến biên giới phù hợp với thế trận phòng thủ trước mắt và lâu dài.
Video đang HOT
Đơn vị cũng đã thành lập được 3 cụm bản làng người H’Mông; xây dựng hơn 400 km đường giao thông các loại, hơn 200 km đường điện trung thế và hạ thế; xây dựng hàng chục trường học, nhà trẻ, bệnh xá; hỗ trợ xây dựng 426 nhà đại đoàn kết, nhà nghĩa tình động đội trên tuyến biên giới.
“Những năm qua, đơn vị luôn coi công tác dân vận, hỗ trợ đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế, ổn định đời sống là nhiệm vụ quan trọng. Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, một trong những kết quả nổi bật và thành công lớn nhất, ý nghĩa nhất của đơn vị là được lòng dân”, Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuấn, Tư lệnh Binh đoàn 16 cho bày tỏ.
Theo ông Tuấn, việc phối hợp trong công tác tuyên truyền thời gian qua giữa Binh đoàn 16 và các cơ quan báo chí đã góp phần khắc họa hình ảnh “bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân, qua đó thắt chặt thêm tình quân dân, tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bà Trần Tuyết Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho rằng công tác tuyên truyền nhiệm vụ kinh tế – quốc phòng thời gian qua đã tạo sức lan tỏa trong xã hội, giúp người dân hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí của đơn vị, đồng thời qua đó còn giúp tuyên truyền cho nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Xây dựng Quỹ đầu tư phát triển địa phương thành kênh huy động vốn quan trọng
Quỹ đầu tư phát triển địa phương được đánh giá là tổ chức tài chính hoạt động có hiệu quả và đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng.
Quang cảnh đại hội. Ảnh: Phạm Minh Tuấn-TTXVN.
Ngày 12/11, tại Vĩnh Long, Ban Vận động thành lập Hiệp hội các Quỹ đầu tư phát triển địa phương tổ chức Đại hội Hiệp hội các Quỹ đầu tư phát triển địa phương tổ chức lần thứ I, nhiệm kỳ 2020-2025.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Hiệp hội các Quỹ đầu tư phát triển địa phương nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 9 thành viên. Ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc Quỹ đầu tư phát triển Đà Nẵng được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hiệp hội.
Chủ tịch Hiệp hội các Quỹ đầu tư phát triển địa phương Nguyễn Thanh Tâm cho biết, hiện có 44 Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoạt động trên cả nước với mục tiêu huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để thực hiện cho vay, đầu tư trực tiếp vào các dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội của địa phương.
Ông Nguyễn Thanh Tâm, Chủ tịch Hiệp hội các Quỹ đầu tư phát triển địa phương phát biểu tại đại hội. Ảnh: Phạm Minh Tuấn-TTXVN.
Quỹ đầu tư phát triển địa phương được đánh giá là tổ chức tài chính hoạt động có hiệu quả và đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng. Tuy nhiên, hệ thống Quỹ đầu tư phát triển địa phương hiện vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như nguồn vốn hoạt động của một số quỹ còn hạn chế so với nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội tại địa phương; tỷ lệ cho vay thấp và nợ xấu ở mức cao...
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý ổn định tạo điều kiện cho các quỹ hoạt động và phát triển; giảm rủi ro trong hoạt động cho vay, đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
Ông Nguyễn Thanh Tâm khẳng định, Hiệp hội các Quỹ đầu tư phát triển địa phương được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ nhau trong hoạt động nghiệp vụ, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, làm cầu nối giữa các Quỹ đầu tư phát triển với các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, địa phương.
Nhiệm kỳ 2020-2025, Hiệp hội tập trung tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Chính phủ và Bộ Tài chính liên quan đến hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương đến các hội viên, nhằm xây dựng hệ thống các quỹ phát triển vững mạnh, phát huy vai trò trong việc phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương.
Đại diện Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Hiệp hội các Quỹ đầu tư phát triển địa phương nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: Phạm Minh Tuấn-TTXVN.
Bên cạnh đó, Hiệp hội thực hiện tốt vai trò là hội nghề nghiệp của các tổ chức tài chính nhà nước Việt Nam, cầu nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương, địa phương với hội viên, tạo sự đồng thuận trong việc thực thi chính sách tài chính và đầu tư theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Hiệp hội tập trung xây dựng mối quan hệ đoàn kết, trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các hội viên nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình hoạt động, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của từng Quỹ đầu tư phát triển địa phương./.
Quảng Trị: Công bố huyện Cam Lộ đạt chuẩn nông thôn mới Ngày 25/7, tại huyện Cam Lộ, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Lễ Công bố và đón nhận huyện Cam Lộ đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là huyện đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh Quảng Trị. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, ông Nguyễn Văn Hùng, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (thứ 2...