“Gắn biển” cho CNVCLĐ nghèo
Nhằm tiến tới chào mừng Đại hội IX CĐ tỉnh Hậu Giang, LĐLĐ tỉnh này đang chuẩn bị triển khai nhiều công trình thiết thực, trong đó làm như thế nào để gắn với nhu cầu và hướng đến chăm lo đời sống cho CNVCLĐ là mục tiêu tiên quyết mà các công trình này hướng đến…
Lễ trao học bổng cho các con em CNVCLĐ nghèo vượt khó học tập.
Hậu Giang là một tỉnh mới chia tách nên còn rất nghèo, gần như hội tụ đầy đủ những khó khăn của cả nước. Để từng bước tháo gỡ những khó khăn đó, thời gian qua, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các ngành, các cấp phải tập trung chăm lo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực tại chỗ.
Sau khi bàn bạc, trao đổi, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã quyết định thực hiện chương trình trao 5.000 suất học bổng trợ cấp cho con em CNVCLĐ nghèo. Đây là mục tiêu không chỉ phù hợp với chủ trương của Tỉnh ủy mà còn thiết thực chăm lo đời sống CNVCLĐ có hoàn cảnh nghèo khó.
Theo kế hoạch đề ra, chương trình trao học bổng trợ cấp sẽ được triển khai thực hiện trong 5 năm (2013-2018), LĐLĐ tỉnh phấn đấu chỉ tiêu mỗi năm thực hiện trao 1.000 suất học bổng, mỗi suất trị giá khoảng 800.000đ để giúp con em CNVCLĐ nghèo trang trải học phí và mua tập sách đến trường.
Ông Phan Thạch Em – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hậu Giang cho biết: Vừa qua, LĐLĐ tỉnh vừa hoàn tất hai đợt trao học bổng trợ cấp cho 1.600 con em CNVCLĐ nghèo vượt khó học tập, vượt 600 suất so với chỉ tiêu đề ra trong năm nay. Đây có thể xem là bàn đạp để LĐLĐ tiến tới thực hiện thành công các mục tiêu tiếp theo đã đề ra.
“Toàn tỉnh có khoảng 37.000 CNVCLĐ, con số đạt được có thấm vào đâu. Quan trọng nhất là mình thể hiện sự quan tâm, chia sẻ những khó khăn cho họ. Đã gọi là thiết thực thì phải nhằm vào những nhu cầu, những cái CNVCLĐ đang cần. Như năm học này chẳng hạn, nhiều phụ huynh phải chạy đôn, chạy đáo khắp nơi để kiếm tiền lo cho con em đến trường. Chính vì vậy, những suất học bổng càng có thêm ý nghĩa” – ông Thạch Em chia sẻ.
Lễ trao học bổng diễn ra vừa rồi, ngoài học bổng, các em học sinh còn được tặng các dụng cụ học tập. Hôm ấy, nhìn các em học sinh thích thú đeo những chiếc cặp trên lưng, mọi người bèn kêu lại để hỏi chuyện. Nào ngờ các em cứ tưởng mình bị đòi lại chiếc cặp vừa được tặng nên cứ đứng rụt rè mãi. Thế mới biết, những chiếc cặp chẳng đáng là bao nhưng đối với các em thì giá trị biết chừng nào!
Không chỉ chăm lo cho sự học để phát triển nguồn nhân lực, LĐLĐ tỉnh Hậu Giang còn tích cực chăm lo cho đời sống CNVCLĐ nghèo thông qua việc xây dựng MACĐ. Nhằm chào mừng đại hội CĐ các cấp, LĐLĐ đặt mục tiêu triển khai xây dựng 500 MACĐ trong nhiệm kỳ sắp tới (2013-2018), trong đó, mỗi năm sẽ phấn đấu xây dựng 100 MACĐ mỗi căn trị giá 20 triệu đồng…
Ông Phan Thạch Em khẳng định: “Nếu nguồn lực cho phép, chúng tôi sẽ hoàn thành việc trao 5.000 suất học bổng trước thời gian dự kiến và tranh thủ trao thêm 2.000 suất nữa. Trong Đại hội IX CĐ tỉnh sắp diễn ra vào tháng 1 năm tới, chúng tôi sẽ công khai việc trao các suất học bổng và trao bảng tượng trưng tất cả 500 MACĐ. Đó giống như một lời cam kết của LĐLĐ tỉnh về sự chăm lo cho cuộc sống CNVCLĐ”.
Theo laodong
Đắng lòng mẹ góa phụ nuôi 3 con tật nguyền
Chồng mất sớm, để lại cho bà 3 đứa con vô thức tật nguyền bẩm sinh chẳng nói chẳng rằng, lại lo cho một con trai đang theo học cao đẳng tại Huế, gia cảnh quá éo le mà hôm gặp chúng tôi hai hàng nước mắt của bà chảy ròng trên má.
Bà Phạm Thị Vinh (49 tuổi), ở tại đội 2, thôn Ea Đinh, xã Ea Tân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Hoàn cảnh gia cảnh bà Vinh quả thật éo le cùng cực tại xã Ea Tân, khi số phận lắm trêu người ban phát cho vợ chồng bà 3 đứa con vô thức, tật nguyền bẩm sinh.
Video đang HOT
Ba đứa con tật nguyền của bà Phạm Thị Vinh nằm một chỗ trên giường từ khi sinh ra cho đến nay.
Bà Vinh vốn quê gốc ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thời thanh niên, mến mộ anh thanh niên Nguyễn Văn Khanh, là người cùng xóm, thế là không lâu sau 2 người nên vợ, nên chồng. Cưới nhau năm 1984, 2 năm sau bà Vinh sinh con gái đầu lòng, mẹ tròn con vuông, hạnh phúc khôn xiết. Năm 1988, vợ chồng bà Vinh quyết định sinh con thêm, trời đã cho vợ chồng bà một đứa con trai nhưng lại nghịch ý, chân tay què quặt, suốt ngày ú ớ vô thức, không có khả năng ghi nhớ. Nhìn con quằn quại trong đau đớn vợ chồng bà Vinh chảy dài nước mắt.
Sau khi đứa con trai là Nguyễn Văn Chung sinh ra bất thường, 2 năm sau vợ chồng bà Vinh sinh thêm cháu gái Nguyễn Thị Mai cũng mắc phải tật nguyền tương tự. Mai cũng nằm một chỗ trên giường như chính anh trai Nguyễn Văn Chung. Đau đớn hơn, đứa con gái út là Nguyễn Thị Nhi sinh năm 2000 cũng bị chứng bệnh trên. Một lúc trong gia đình có 3 đứa con tật nguyền, ăn uống sinh hoạt một chỗ, có biểu hiện như nạn nhân di chứng chất độc màu da cam, vợ chồng bà Vinh nghẹn lòng không biết kêu ai.
Đến giờ ăn, bà Vinh múc một tô cơm dỗ dành đút từng muỗng cho cho từng người, chưa kể, lúc con bà lên cơn co giật hất tung cả bát xuống nền nhà.
Trước khi vào Đắk Lắk sinh sống, hồi còn ở quê Nghi Xuân, vì gia đình sống gần biển, để có tiền nuôi các con, bất chấp sóng to gió lớn, ông Khanh không quản ngại nguy hiểm lênh đênh theo các thuyền câu, thuyền mành đi biển. Nhưng nghề đi biển vốn thất thường, tháng nào không trúng cá, bạn chài thuyền viên không biết tạm ứng ở đâu trong khi vợ con trông ngóng ở nhà. Để giảm bớt gánh nặng kinh tế lên vai chồng, khi chồng ra khơi, ở nhà bà Vinh đạp xe đạp mấy chục km lên thành phố Vinh (Nghệ An) để hốt bột cưa tại các xưởng cưa mang bán cho người ta đốt lò với giá 3.000 đồng đến 5.000 đồng/bao. Tuy nhiên, để có được bột cưa đem bán, bà Vinh phải thức dậy thật sớm, đạp xe thật nhanh, ngoài ra còn bị người ta chèn ép, giành giật.
Cuộc sống ở quê khó khăn, căn nhà tá túc gần biển nên mỗi mùa mưa bão, gia đình bà Vinh như bao hộ dân khác thường bị cuồng phong cuốn bay, xô ngã. Bức bí, vợ chồng bà Vinh quyết định tìm miền đất mới lập thân. Năm 1997, vợ chồng bà Vinh di cư vào xã Ea Tân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, nơi miền đất mới, cuộc sống gia đình bà Vinh cũng không khá hơn là mấy, 2 vợ chồng làm thuê, làm mướn sau bao năm mới có đủ vốn mua lại khoảng 5 sào cà phê già cỗi. Tưởng rằng, khó khăn rồi cũng sẽ trôi qua, đến năm 2004, vợ chồng bà Vinh chịu cảnh phu thê chia lìa, chồng bà mắc bạo bệnh mất đột ngột bỏ lại 5 con ngây dại, trong đó 3 đứa vô thức tật nguyền.
Nhìn các con ngây dại, tật nguyền, chồng mất sớm bà Vinh quặn lòng không biết tỏ cùng ai.
Gánh nặng đè lên đôi vai bà Vinh, 8 năm qua sau ngày chồng mất, bà Vinh cật lực lo kiếm cái ăn, côi cút trong căn nhà tình thương đút từng muỗng cơm, từng miếng nước cho 3 con tật nguyền ngây dại. Thường thường, bà Vinh vừa cuốc đất trong vườn, vừa căng tai ngóng vào trong nhà. Hễ nghe thấy tiếng khóc toáng lên, bà liền giúi cuốc, chạy vào buồng bế các con một đứa ra một góc, vừa dỗ dành, âu yếm cho đến khi các con bà chịu nằm yên, bà lại thụt thò đi ra vườn tiếp tục cuốc đất. Thương mẹ, lâu lâu đứa con gái lớn lấy chồng về thăm nhà vài ba hôm thay bà chăm sóc các em ít bữa rồi lại đi.
Năm nay, đứa con trai thứ 4 may mắn lành lặn đang theo học năm thứ nhất một trường cao đẳng tại Huế hy vọng kiếm cái nghề thoát cảnh nghèo khổ, đã mấy tháng nay bà Vinh lại càng xanh xao, gầy gò hơn khi chạy vạy vay mượn đầu thôn cuối xóm để có tiền cho con nhập học. Nhập học rồi, còn các khoản tiền ăn, tiền phòng hàng tháng của con, bà Vinh không biết xoay xở kiếm đâu ra khiến bà suốt ngày vật vã như đờ dại.
Ngoài 3 đứa con tật nguyền nằm trên giường, bà Vinh còn có con trai thứ 4 lành lặn đang học cao đẳng ở Huế, bà Vinh tâm sự không biết sẽ gắng gượng được đến bao giờ.
"Người ta sinh con ra mong con khôn lớn để nương tuổi già đằng này con mình như vậy nóng ruột, nóng gan lắm chú ơi. Những lúc cháu lên cơn co giật huơ tay hất tung cả bát, cơm cá vương vãi giữa nhà, giữa chiếu hai hàng nước mắt lại chảy dài. Chỉ có mấy sào rẫy cà phê mà cỏ mọc không ai làm, bây giờ thằng con vào học cao đẳng tôi không biết sẽ gắng gượng được đến bao giờ", bà Vinh gạt nước mắt nói.
Trao đổi với phóng viên Dân trí về trường hợp gia đình bà Vinh, ông Cao Văn Vinh - Phó chủ tịch UBND xã Ea Tân nói: "Bà Vinh là diện hộ nghèo ở xã Ea Tân, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chồng mất sớm, gia đình không có lao động chính, một mình bà gánh nặng nuôi 3 đứa con tật nguyền là một chuyện nan giải. Trước hoàn cảnh của bà, UBND xã thường tổ chức thăm hỏi, động viên bà vượt qua khó khăn. Dù các cháu có chế độ bảo trợ xã hội nhưng cũng hạn hẹn, mọi gánh nặng thuốc thang, bệnh tật đều đè lên đôi vai bà Vinh. Qua đây, đại diện cho UBND xã rất mong muốn các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm quan tâm san sẻ, giúp đỡ cho mấy mẹ con bà Vinh vượt qua hoàn cảnh éo le khốn quẫn".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 781: Bà Phạm Thị Vinh, đội 2, thôn Ea Đinh, xã Ea Tân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.
ĐT: 01649.719.189
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Bé 2 tuần tuổi khát sữa vì mẹ ung thư giai đoạn cuối Từ lúc chào đời, bé gái sinh non 1,5 kg chưa một lần được bú mẹ, bởi mẹ em đang mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối. Cũng như 4 người chị, cô bé chưa được đặt tên này sắp phải chịu cảnh mồ côi. Hoàn cảnh éo le của gia đình anh Trần Văn Tuyên (39 tuổi) - chị Hồ Thị...