Gần 974.000 người chết vì nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận gần 974.000 người chết vì nCoV trong hơn 31,7 triệu người nhiễm, dịch dường như đang bùng phát trở lại ở châu Âu.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 31.742.218 ca nhiễm và 973.933 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 287.269 và 5.651 ca sau 24 giờ, trong khi 23.361.031 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Nhân viên y tế chăm sóc cho một bệnh nhân nhiễm nCoV tại bệnh viện ở ngoại ô thủ đô New Delhi, Ấn Độ, ngày 15/9. Ảnh: Reuters.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 7.094.780 ca nhiễm và 205.380 người chết, tăng lần lượt 52.211 và 966 ca so với một ngày trước đó. Các quan chức y tế Mỹ chỉ ra rằng nCoV đang chuyển hướng tấn công người trẻ tuổi, khi 23% số ca nhiễm được báo cáo là từ 18 đến 29 tuổi.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ có đủ vaccine Covid-19 cho tất cả người dân vào tháng 4/2021, tuy nhiên giới chuyên gia y tế tỏ ra thận trong hơn, cho rằng kịch bản mà ông chủ Nhà Trắng mong muốn chỉ có thể xảy ra sớm nhất vào giữa năm sau.
Theo Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ, người Mỹ đã thiệt hại khoảng 145 triệu USD vì những hành vi gian lận liên quan đến Covid-19. Người tiêu dùng đã đệ trình hơn 205.000 báo cáo về các vụ lừa đảo liên quan đến Covid-19 kể từ đầu năm nay. Trung bình, mỗi người Mỹ mất khoảng 300 USD vì bị lừa. Những kẻ lừa đảo đã đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của người dân bằng nhiều cách, trong đó phổ biến nhất là giở trò gian lận về những biện pháp cứu trợ tài chính như trợ cấp thất nghiệp hay gói kích thích phục hồi của chính phủ.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới và lớn nhất châu Á, báo cáo thêm 80.391 ca nhiễm và 1.056 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 5.640.496 và 90.021. Số ca nhiễm tại nước này tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác và chưa có dấu hiệu đạt đỉnh.
Ấn Độ tuần qua mở cửa trở lại đền Taj Mahal sau 6 tháng ngừng đón khách du lịch. Số người tham quan mỗi ngày được giới hạn ở mức 5.000, so với trung bình 20.000 trước đại dịch. Vé vào đền chỉ được bán online, có khoảng 300 vé được bán ra trong ngày đầu mở cửa. Khách tham quan được kiểm tra thân nhiệt và phải tuân thủ quy định giữ khoảng cách với những người khác.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 758 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 138.108. Số người nhiễm nCoV tăng 31.521 trong 24 giờ qua, lên 4.591.604.
Video đang HOT
Giới chuyên gia Brazil nhận định các mô hình cho thấy nước này đã qua đỉnh dịch, nhưng vẫn cảnh báo tình hình có thể đột ngột xấu đi nếu chính quyền địa phương cho phép tái mở cửa kinh tế quá sớm, không siết chặt các biện pháp cách biệt cộng đồng.
Covid-19 tại Brazil gây tổn hại nặng nề đối với một số cộng đồng dễ bị tổn thương, đặc biệt là cư dân tại các khu ổ chuột nghèo khổ và người bản địa trong rừng Amazon. Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người hứng chỉ trích vì đánh giá thấp Covid-19, khẳng định thiệt hại kinh tế sẽ tồi tệ hơn đại dịch nếu siết chặt quy định phòng chống virus.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 160 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 19.649. Số ca nhiễm tăng 6.215, lên 1.115.810. Nga nối lại đường bay với Belarus, Kyrgyzstan và Kazakhstan từ ngày 21/9 và với Hàn Quốc từ ngày 27/9.
Bộ Y tế Nga thông báo lô vaccine Sputnik V đầu tiên đã được đưa vào lưu hành. Viện virus học Vector tại Siberia đã hoàn thành thử nghiệm Giai đoạn hai đối với vaccine Covid-19 tiềm năng thứ hai của Nga, kết quả dự kiến công bố ngày 30/9. Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố vaccine thứ hai sẽ sẵn sàng trong tháng 9, bày tỏ hy vọng cả hai loại vaccine của Nga đều an toàn và hiệu quả.
Nga đang trong các giai đoạn đàm phán khác nhau và đã nhận được yêu cầu cung cấp 1,2 tỷ liều vaccine cho hơn 10 nước ở châu Á, Nam Mỹ và Trung Đông. Đây là một bước tiến có thể mang tới cho Nga đòn bẩy kinh tế và chính trị vô cùng giá trị trên trường quốc tế.
Hơn 60.000 tình nguyện viên ở Moskva đã đăng ký tiêm Sputnik V, trong đó hơn 700 người được tiêm vaccine và “tất cả đều cảm thấy khỏe”, Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin cho biết trong cuộc phỏng vấn trên kênh Rossiya-1 TV ngày 20/9
Nam Phi, vùng dịch lớn thứ tám thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 663.282 ca nhiễm và 16.118 ca tử vong, tăng lần lượt 1.346 và 126. Số ca nhiễm tại nước này chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm ở châu Phi.
Các hạn chế về di chuyển và kinh doanh đã dần được nới lỏng kể từ tháng 6, nhưng nước này vẫn đóng biên để tránh ca ngoại nhập. Tổng thống Nam Phi thông báo dỡ bỏ hầu hết hạn chế từ 20/9 và sẽ mở biên với hầu hết quốc gia từ 1/10.
Ca nhiễm mới ở Pháp tăng trở lại sau giai đoạn Covid-19 được kiềm chế. Nước này ghi nhận thêm 10.008 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 468.069, trong đó 31.416 người chết, tăng 78 trường hợp.
Chính quyền thủ đô kêu gọi người dân tránh tụ tập hơn 10 người, ở nơi công cộng cũng như tại nhà riêng. Thành phố Nice là một trong số các thành phố phải áp đặt hạn chế mới, bao gồm cho phép tụ tập tối đa 10 người trong công viên và trên bãi biển.
Anh, vùng dịch lớn thứ ba châu Âu, ghi nhận 403.551 ca nhiễm và 41.825 ca tử vong, tăng lần lượt 4.926 và 37 trường hợp. Nước này áp đặt các hạn chế mới với vùng Tây Bắc, miền Trung và Tây Yorkshire từ 15/9. Giới chức đã áp phong tỏa cực bộ với hơn 10 triệu và có thể ban hành thêm hạn chế đối với hàng triệu người khác.
Thủ tướng Boris Johnson thông báo áp dụng mức phạt tiền lên tới 13.000 USD với những người không tự cách ly sau khi tiếp xúc với người dương tính nCoV. Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh nước này ghi nhận số ca nhiễm mới tăng trở lại. Anh trước đó chưa có hình phạt cho những người vi phạm biện pháp tự cách ly, chính phủ cho biết cảnh sát có thể được triển khai để giám sát tuân thủ quy định ở những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao.
Iran báo cáo 24.656 người chết, tăng 178, tổng số ca nhiễm là 429.193, tăng 3.712. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV tại nước này đang có xu hướng gia tăng kể từ khi chạm mức thấp nhất trong vòng nhiều tháng hồi đầu tháng 9. Thứ trưởng Y tế Iran Alireza Raisi hôm 15/9 cảnh báo về “sự trỗi dậy” của nCoV tại một số vùng của đất nước, do mức độ tuân thủ các biện pháp y tế giảm sút.
Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 291.789 ca nhiễm và 5.049 ca tử vong, tăng lần lượt 1.635 và 50 ca. Thủ đô Manila và các tỉnh lân cận áp đặt những biện pháp phòng dịch cho đến cuối tháng 9, hạn chế di chuyển không thiết yếu và cấm tụ tập đông người.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 14/9 cho biết sẽ ưu tiên mua vaccine Covid-19 do Nga hoặc Trung Quốc cung cấp, đồng thời bày tỏ lạc quan rằng nước này sẽ “trở lại bình thường” vào tháng 12.
Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 252.923 ca nhiễm, tăng 4.071 so với hôm trước, trong đó 9.837 người chết, tăng 160 ca. Thủ đô Jakarta đang siết chặt những biện pháp hạn chế, giảm thiểu hoạt động của các doanh nghiệp, trung tâm thương mại và nơi thờ phụng. Người dân không được dùng bữa tại nhà hàng và tới quán cà phê.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 57.627 người nhiễm, tăng 21, và 27 người chết. Phần lớn các ca nhiễm mới vẫn là người lao động nhập cư sống trong các khu ký túc xá.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 21/9 khẳng định không thay đổi chỉ dẫn về cách ngăn nCoV lây nhiễm sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) đăng nhầm cảnh báo lên trang web, trong đó cho rằng virus có thể lây truyền qua khí dung ở khoảng cách trên 2 mét.
Mike Ryan, giám đốc phụ trách tình huống khẩn cấp của WHO, đang liên lạc với CDC và khẳng định dịch bệnh chủ yếu lây qua giọt bắn từ người nhiễm nCoV, nhưng truyền nhiễm qua khí dung có thể xảy ra trong môi trường kín và không được lưu thông không khí. “Dựa trên các bằng chứng, chúng tôi tin rằng có nhiều phương thức lây truyền virus”, ông nói.
Tấn công vợ vì mang thai con gái
Pannalal, 43 tuổi, ở bang Uttar Pradesh, dùng liềm tấn công vợ sau khi tu sĩ bảo đứa bé trong bụng vẫn là con gái.
Pannalal bị cảnh sát bắt sau khi tấn công vợ Anita Devi đêm 19/9 tại nhà riêng ở huyện Budaun, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. "Anh ta lấy liềm rạch bụng em tôi, bảo là muốn kiểm tra giới tính con", Golu Singh, anh trai của người vợ, nói.
Cảnh sát cho hay vợ chồng Pannala đã có 5 con gái. Ông ta nghe lời một tu sĩ trong làng dự đoán đứa con thứ 6 trong bụng vợ đang mang thai 4 tháng cũng là con gái, nên muốn vợ phá thai. Tuy nhiên, người vợ không chịu.
"Em rể tôi thường xuyên đánh em gái tôi vì sinh 5 đứa con gái. Bố mẹ tôi đã phải can thiệp vài lần nhưng không ai ngờ nó lại dám rạch bụng vợ", Singh nói.
Singh sau đó đưa em gái tới bệnh viện Safdarjung ở thủ đô New Delhi, nơi các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cứu tính mạng của Devi và con gái trong bụng. Một số nguồn tin cho hay em bé trong bụng mẹ đã không thể qua khỏi.
Cảnh sát huyện Budaun cho hay Pannalal đã bị bắt với tội danh giết người.
Bảng tuyên truyền khuyến khích sinh con gái ở New Delhi hôm 9/7/2010. Ảnh: AFP.
Tình trạng bất bình đẳng giới tồn tại lâu nay ở Ấn Độ. Người dân thích con trai hơn con gái bởi con gái bị coi là gánh nặng kinh tế khi bố mẹ phải chuẩn bị của hồi môn, còn con trai được coi là trụ cột gia đình, là người thừa kế gia sản và nối tiếp dòng dõi.
Một số cặp vợ chồng sẽ tiếp tục đẻ tới khi sinh được con trai, dẫn tới hàng triệu bé gái ra đời "không mong muốn", theo Khảo sát Kinh tế 2017 - 2018. Ấn Độ cho phép phá thai, nhưng cấm phá thai do lựa chọn giới tính. Tuy nhiên, vẫn có hàng trăm nghìn thai nhi nữ bị phá mỗi năm, theo tổ chức phi chính phủ Invisible Girl Project có trụ sở tại Mỹ.
Hậu quả là Ấn Độ trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ chênh lệch giới tính lớn nhất thế giới, khi 107 nam mới có 100 nữ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ suất giới tính tự nhiên toàn cầu là 105 nam trên 100 nữ.
Ngay cả khi bé gái được sinh ra chứ không bị phá bỏ, các em cũng đối mặt với tỷ lệ tử vong cao hơn do không được chăm sóc đầy đủ. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy mỗi năm Ấn Độ có khoảng 239.000 bé gái dưới 5 tuổi tử vong do bị bỏ bê. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất thường ở nông thôn, nơi có trình độ văn hóa thấp, mật độ dân số và tỷ lệ sinh đẻ cao.
Ấn Độ có hơn 4,2 triệu ca bệnh COVID-19, bác sĩ kiệt sức lẫn lo sợ Các bác sĩ tại một trong những cơ sở tư nhân chữa COVID-19 lớn nhất ở thủ đô Ấn Độ cho biết họ đang kiệt sức và đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực sau 6 tháng làm việc không ngừng nghỉ. Bác sĩ chữa trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở thủ đô New Delhi - Ảnh: REUTERS Chính...