Gần 90.400 tỷ làm đường vành đai 4
Hội đồng thẩm định cấp cơ sở 3 tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên thống nhất chiều dài toàn tuyến vành đai 4 là 110 km (tăng 9 km so với đề xuất trước đó).
Ngày 13/8, Hội đồng thẩm định cấp cơ sở 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên tổ chức thẩm định hồ sơ đề xuất dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 – vùng thủ đô.
Đại diện đơn vị tư vấn cho biết sau khi tiếp thu, chỉnh sửa một số nội dung thiết kế theo ý kiến của lãnh đạo 3 tỉnh, thành phố, dự án đường vành đai 4 có tổng chiều dài là 110 km (tăng 9 km từ điểm cuối tuyến đến quốc lộ 18 và đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang trên địa phận tỉnh Bắc Ninh). Tổng mức đầu tư dự án gần 90.400 tỷ đồng.
Tuyến đường dự kiến được thực hiện với 3 dự án thành phần độc lập gồm: Giải phóng mặt bằng toàn tuyến với tổng chi phí khoảng 24.241 tỷ đồng; xây dựng đường gom và tuyến nối quốc lộ 18 với tổng mức đầu tư 8.255 tỷ đồng; xây dựng đường cao tốc và tuyến nối cao tốc Nội Bài – Hạ Long với mức đầu tư 57.900 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay).
Trong đó, dự án thành phần 1, 2 đầu tư bằng vốn đầu tư công; dự án thành phần 3 đầu tư triển khai theo hình thức PPP.
Video đang HOT
Lãnh đạo 3 tỉnh, thành phố họp trực tuyến. Ảnh: H.Q.
Ông Ngô Tân phượng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh kiến nghị Hội đồng thẩm định xem xét bố trí đi dưới thấp đoạn từ huyện Thuận Thành đến quốc lộ 38, đoạn đường còn lại trên địa bàn tỉnh có cao tốc đi trên cao; bổ sung thêm 2 nút giao hoa thị đồng thời sớm triển khai thi công đối với những địa phương giải phóng mặt bằng xong sớm. Ông Phượng cũng đề xuất Chính phủ ban hành trái phiếu nhằm tạo điều kiện cho các địa phương tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp.
Kết luận hội nghị, Hội đồng thẩm định thống nhất các nội dung cơ bản và hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư. Đồng thời, lãnh đạo các địa phương cũng yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo ý kiến thống nhất của các thành viên, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Lê Văn Thành về việc triển khai một số dự án đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025. Trong đó, Phó thủ tướng chấp thuận giao UBND Hà Nội chuẩn bị đầu tư dự án đường vành đai 4 – vùng thủ đô trên cơ sở đã thống nhất với UBND các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc; thống nhất với Bộ GTVT chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Thủ tướng.
Dự kiến, mặt cắt ngang toàn tuyến vành đai 4 sẽ rộng 120 m, gồm 2 tầng, phần trên là đường cao tốc, tầng dưới kết nối với hạ tầng đô thị.
TP Hồ Chí Minh nỗ lực kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15/9 để khôi phục kinh tế
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15/9 để khôi phục phát triển kinh tế.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, đang được Trung ương cho phép thí điểm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố.
Ngày 11/8, ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, dịch COVID-19 lần thứ 4 đã tác động rất nghiêm trọng đến kinh tế TP Hồ Chí Minh. Dù vậy, TP Hồ Chí Minh vẫn xác định giữ các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra với tinh thần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn.
Cụ thể, giai đoạn 2016-2020, kinh tế thành phố tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, cơ bản dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo và khoa học - công nghệ. TP Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vững vị trí là đầu tàu kinh tế của cả nước, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 6,41%, tỷ trọng kinh tế đóng góp trên 22,2% cả nước.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, năm 2021 TP Hồ Chí Minh tập trung hoàn thành và triển khai 51 chương trình, đề án trong 3 chương trình đột phá và 1 chương trình trọng điểm theo Nghị quyết XI của Đảng bộ TP Hồ Chí Minh. Trong đó, TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm khoảng 8%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch COVID-19 lần thứ 4 nên kinh tế thành phố gặp nhiều khó khăn.
Theo đó, để có thể phục hồi kinh tế Thành phố phải phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố như: khả năng kiểm soát tình hình dịch bệnh, tiến độ phủ vaccine cho người dân và khả năng chịu đựng của doanh nghiệp cũng như diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới, các gói hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng trong nước...
Các doanh nghiệp sản xuất đang nỗ lực duy trì hoạt động trong mùa dịch bệnh để nền kinh tế không bị đứt gãy.
Do đó, TP Hồ Chí Minh xác định phải nỗ lực lớn hơn, tập trung vào 5 nhóm giải pháp trọng tâm. Thứ nhất, TP Hồ Chí Minh tập trung, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện nghiêm các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch. Cụ thể, tập trung kiểm soát chặt chẽ giãn cách xã hội, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc "chặt ngoài, lỏng trong".
Thứ hai, thành phố sẽ rà soát, đề xuất tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, tập trung giải quyết điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển của thành phố, nhất là hạ tầng đô thị. Thành phố sớm hoàn thành việc lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2030, tầm nhìn đến năm 2045; điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; quy hoạch không gian ngầm đô thị. Thành phố xem đây là khâu quan trọng, là cơ sở để quản lý, định hướng mọi hoạt động phát triển của các ngành, lĩnh vực.
TP Hồ Chí Minh chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn với mục tiêu không bỏ sót một ai khó khăn vì dịch bệnh.
Ông Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án phát triển hạ tầng nhằm giải quyết hiệu quả việc kết nối liên vùng, giảm ùn tắc giao thông, chống ngập, giảm ô nhiễm môi trường.
Thứ ba, TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Trong đó, TP Hồ Chí Minh sẽ tận dụng cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đưa Viện Công nghệ tiên tiến và Đổi mới sáng tạo, Trung tâm tư vấn và hỗ trợ chuyển đổi số vào hoạt động. Ngoài ra, Thành phố cũng triển khai giai đoạn 2 của đề án xây dựng đô thị thông minh; quy hoạch khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông TP Hồ Chí Minh (TP Thủ Đức). Đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm tỷ trọng 25% GRDP và đến năm 2030, tỷ lệ này là 40%.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine đang được đẩy nhanh nhằm phấn đấu cuối tháng 8, TP Hồ Chí Minh đạt 70- 80% người dân được tiêm vaccine.
Thứ tư, TP Hồ Chí Minh cũng tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dân trên địa bàn, phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9 để khôi phục kinh tế. "TP Hồ Chí Minh quyết không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa; không bỏ sót đối tượng cần cứu trợ, không để ai bị thiếu đói, thiếu mặc do ảnh hưởng của dịch bệnh", ông Nguyễn Thành Phong nói.
Thứ 5, TP Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh; tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội...
Vụ sập công trình trang trí "khủng": Ai chịu trách nhiệm? Liên quan đến vụ sập dàn trang trí "khủng" bằng thép trị giá tiền tỷ ở TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), Ban Tuyên giáo TP Sóc Trăng cho biết, phần bị sập là các họa tiết trang trí của công trình. Ngày 12/7, Ban Tuyên giáo TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) cho biết, công trình trang trí cầu Maspero 2 thuộc...