Gần 900 tỉ biến mất theo chủ mỏ đào : Nhà đầu tư nước ngoài cũng “dính chưởng”
Các nhóm nhà đầu tư (NĐT) tập hợp danh sách đơn kiện ông Lê Minh Tâm – chủ hệ thống mỏ đào tiền ảo Sky mining lên cơ quan công an, dự kiến đơn sẽ nộp vào chiều 30.7.
Phiếu chuyển tiền của nhà đầu tư vào Sky mining
Theo danh sách thống kê từ trưa 27.7 đến trưa 30.7, khoảng 650 NĐT Sky mining đồng ý kiện ông Tâm ra cơ quan công an hành vi lừa đảo. Những NĐT này có mặt ở nhiều tỉnh thành khác nhau như TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đắk Lắk, Nghệ An, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Bình Dương, Quảng Nam, Bình Phước, Thanh Hóa, Huế, Kiên Giang, Bình Định, Hải Phòng, Quảng Ninh…
Nhóm này đã đầu tư vào Sky mining khoảng 84 tỉ đồng, trong đó có 2,248 triệu USD và 27,63 tỉ đồng. Ông H. (TP.HCM) là người bỏ nhiều nhất, tới 9,6 tỉ đồng; bà N. (Tây Ninh) 1 tỉ đồng, bà N. (TP.HCM) 1 tỉ đồng, bà D. (TP.HCM) đầu tư hơn 2 tỉ đồng… các NĐT bỏ ra từ 100 – 875 triệu đồng hơn 30 người, nhiều khoản đầu tư từ 1.000 – 5.000 USD, 10.000 – 15.000 USD… Khoản đầu tư thấp nhất là 500 USD.
Đáng nói, trong đó có cả một người làm nghề phụ hồ, tích cóp từ việc phụ hồ cực khổ 3 tháng định gửi về quê lo cho ba mẹ già. Thế nhưng nghe theo lời dụ dỗ của những người trong Sky mining nên người này bỏ 500 USD vào mỏ này mà chưa nhận lại được đồng nào.
Không chỉ nhà đầu tư trong nước, trong một nhóm kín những NĐT Sky mining, chúng tôi chứng kiến 2 NĐT người Nhật với khoản đầu tư 60.000 USD và một người hơn 2 triệu USD. NĐT tên Mariko cho rằng: “Chúng tôi tin tưởng vào Sky mining, tin tưởng vào ông Lê Minh Tâm nên nhiều người Nhật đã gửi tiền để đầu tư vào công ty này. Bây giờ tôi không hiểu sao mọi chuyện lại thành ra như vậy”.
Video đang HOT
Bà Ng. – người tập hợp đơn kiên tại TP.HCM cho biết đã có khoảng 300 NĐT với số tiền đầu tư khoảng 5 triệu USD ký đơn kiện ông Tâm lên Công an Q.Phú Nhuận. Đơn được chuyển vào chiều 30.7. Những NĐT Hà Nội cũng đang tập hợp lại để kiện ông Tâm.
Ngay sau clip ông Lê Minh Tâm trấn an NĐT đang điều trị bệnh chứ không bỏ trốn, nhiều người phát triển hệ thống (leader) dưới ông Tâm đã tham gia thực hiện các nhóm NĐT kín để kêu gọi mọi người rút đơn kiện, ông Tâm sẽ khôi phục lại hệ thống máy đào tiền ảo để trả tiền cho NĐT. Thế nhưng cho biết, chỉ khi ông Tâm trả lại tiền thì họ mới rút đơn kiện. Họ sẽ kiện cả những người ngăn cản NĐT nộp đơn kiện lên công an.
Theo Thanhnien
Chấn động các vụ lừa đảo tiền ảo ở Việt Nam
Giám đốc của công ty đào tiền ảo Sky Mining "biến mất" với 30 triệu USD đã khiến cho nhiều người "ngã ngửa" khi phát hiện mình bị lừa.
Tiền ảo Sky Mining
Ngày 23.7, nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào Công ty Sky Mining (còn gọi là Hợp tác xã Bầu Trời Công Nghệ) đã lên tiếng tố cáo khi không thể liên lạc được với Tổng giám đốc Lê Minh Tâm.
Vào ngày 25.7, ông Lê Minh Tâm - Tổng Giám đốc Công ty đào tiền ảo Sky Mining, đã lên website nội bộ của Sky Mining tuyên bố phá sản và hứa sẽ trả lại tiền cùng máy đào tiền ảo cho nhà đầu tư.
Theo Phó Tổng Giám đốc Lê Minh Hiếu, ông Tâm đã đi Mỹ cùng với khối tài sản khoảng vài chục triệu USD của công ty và nhà đầu tư.
Sky Mining được thành lập cuối năm 2017 tại huyện Bình Chánh để huy động đầu tư mua máy đào tiền ảo và ăn chia theo tỉ lệ đóng góp. Website của Sky Mining quảng bá đây là công ty tiền ảo "lớn nhất Việt Nam", "đào coin tốt nhất Việt Nam", "lợi nhuận khủng"... Công ty chuyên về đầu tư mua máy tính khai thác phần mềm giải mã thuật toán. Sky Mining dự tính tới năm 2019 sẽ phủ sóng toàn Việt Nam và mang thu nhập hàng trăm triệu mỗi tháng cho nhà đầu tư.
Khi Tổng Giám đốc Lê Minh Tâm biến mất, nhiều người tuyên bố bị Sky Mining lừa đảo vì đã dành từ 5-10 tỷ đồng để lấy lãi 0,6% mỗi ngày, nhưng nay còn chưa kịp thu hồi vốn.
Tiền ảo iFan
Đầu tháng 4, hàng chục nhà đầu tư đã kéo đến trụ sở Công ty cổ phần Modern Tech giăng băng rôn tố cáo công ty này đã chiếm đoạt hơn 15.000 tỷ đồng bằng hình thức kêu gọi rót vốn mua đồng tiền ảo Ifan, Pincoin.
Tiền ảo này khi công bố đều được gắn mác là tiền quốc tế được thành lập tại Singapore hay Ấn Độ. Đơn vị vận hành giới thiệu iFan là tiền ảo sử dụng cho các dịch vụ liên quan showbiz, nên nó đã qua mắt được cả những chuyên gia.
Modern Tech cam kết với nhà đầu tư khoản lợi nhuận thấp nhất 48% một tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng tại các sự kiện tổ chức hoành tráng năm 2017. Nếu mời được thành viên mới vào hệ thống còn được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia.
Sau một thời gian ngắn được trả lãi, đồng tiền ảo này đã biến mất vì bị xét vào nhóm tiền ảo rác, không có giá trị giao dịch quốc tế. Nhà đầu tư vào đồng tiền này chỉ còn lại danh mục có giá trị được cho là lên đến 15.000 tỷ đồng nhưng không thể rút ra, lãi lùi về 0%.
Tiền ảo AOC
Đồng tiền ảo có tên Alos Coin (viết tắt là AOC) đã vươn vòi đến các vùng quê nghèo và gây chú ý với nhiều người dân tại tỉnh Bắc Giang cuối năm 2017.
Với mức lợi nhuận mời chào khi đầu tư vào tiền ảo AOC lên tới 180% mỗi năm, gấp 20 lần gửi ngân hàng, không ít người đã bán nhà bán cửa để đầu tư cho AOC. Tuy nhiên, khi những người đứng đầu hệ thống này biến mất, người dân nghèo mới khóc than, tá hỏa vì bị lừa.
Sau khi bị điều tra, đường dây lừa đảo tiền ảo này đã lộ diện với chân rết tại 10 tỉnh thành, hơn 1.400 người tham gia cùng số tiền hàng chục tỷ đồng.
P.D
Theo Laodong
Bất động sản nghỉ dưỡng gần như "bất động" Nghiên cứu mới nhất của DKRA Việt Nam cho thấy, trong quý II.2018, thị trường chỉ đón nhận 1 dự án bất động sản nghỉ dưỡng mới với nguồn cung khoảng 32 căn biệt thự. Bất động sản nghỉ dưỡng đang trở nên khan hiếm trên thị trường do nguồn cung hạn hẹp Đây là lần thứ ba nguồn cung liên tục sụt...