Gần 80.000 người nhiễm nCoV trên toàn thế giới
Thế giới ghi nhận 79.774 ca nhiễm nCoV và 2.630 ca tử vong, trong khi giới chức y tế Trung Quốc chưa công bố số liệu mới nhất.
Số ca nhiễm nCoV tại Hàn Quốc và Italy đã tăng mạnh trong 24 giờ qua. Hàn Quốc hiện ghi nhận 833 ca nhiễm, trong khi Italy là 229, khiến hai nước trở thành ổ dịch lớn thứ hai và thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc đại lục và du thuyền Diamond Princess.
Thế giới hiện ghi nhận 79.774 ca nhiễm, 2.630 ca tử vong và 25.353 người đã được chữa khỏi. Mỹ có 53 trường hợp nhiễm nCoV trên toàn quốc, song Tổng thống Donald Trump khẳng định nước này đang kiểm soát tốt dịch bệnh.
Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch Covid-19 và Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc chưa công bố số liệu. Trung Quốc vài ngày qua thường công bố số liệu mới chậm hơn vài giờ so với trước đó.
Nhân viên kiểm dịch phun khử trùng tại tòa nhà quốc hội Hàn Quốc hôm 24/2. Ảnh: AFP.
Sự lây lan của Covid-19 không suy giảm khi Afghanistan, Bahrain, Iraq, Kuwait và Oman thông báo những trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Tại Iran, số người chết đã tăng lên 12, cao thứ hai trên toàn thế giới, sau Trung Quốc đại lục.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có những lo ngại rằng tình hình thực tế tồi tệ hơn công bố chính thức khi một nghị sĩ ở thành phố Qom nói rằng 50 người đã chết vì nCoV tại đây từ ngày 13/2. Chính phủ Iran bác bỏ thông tin, cam kết sẽ minh bạch số liệu. Giới chức báo cáo 64 trường hợp nhiễm bệnh ở Iran, đồng nghĩa với việc tỷ lệ tử vong rất cao.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua cho biết dịch Covid-19 chưa phải đại dịch nhưng có khả năng trở thành đại dịch nếu các quốc gia không hợp tác để làm chậm sự lây lan. “Đây là một mối đe dọa chung. Chúng ta chỉ có thể cùng nhau đối mặt và cùng nhau vượt qua”, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesu nói.
Một nhóm chuyên gia WHO vừa kết thúc nhiệm vụ tại Trung Quốc, báo cáo rằng dịch bệnh đã lên đỉnh điểm từ ngày 23/1 đến ngày 2/2 và số ca bệnh đã giảm dần, song sự gia tăng đột biến các ca nhiễm ở Hàn Quốc, Italy và Iran rất đáng lo ngại.
Ủy ban châu Âu đã chi 232 triệu euro (khoảng 252 triệu USD) để giúp ngăn chặn sự lây lan virus trên toàn cầu. Pháp, Đức và Thụy Điển cũng công bố các khoảng đóng góp.
Nhóm chuyên gia y tế của WHO và Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh châu Âu đã đến Italy, ổ dịch lớn nhất châu Âu. Nhóm nghiên cứu sẽ hỗ trợ chính quyền Italy tìm hiểu tình hình với trọng tâm là hạn chế lây truyền từ người sang người.
WHO cho biết họ lo ngại về sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm ở Italy. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh hiện nay chỉ có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 37 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019. Các ca tử vong vì nCoV bên ngoài Trung Quốc đại lục được ghi nhận ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Philippines, Đài Loan, Hong Kong, Iran và Italy.
Huyền Lê (Theo ABC, CNN)
Theo vnexpress.net
NÓNG: Sẵn sàng sơ tán lao động Việt Nam khỏi Trung Đông
Cùng với việc rà soát, sẵn sàng sơ tán lao động Việt Nam đang làm việc tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Trung Đông, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cũng yêu cầu các danh nghiệp tạm dừng đưa lao động mới sang khu vực này.
Tạm dừng đưa lao động Việt Nam sang Trung Đông. Ảnh minh hoạ.
Tin mới nhất từ Bộ LĐ-TB&XH cho hay, đã chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam sang Trung Đông làm việc thực hiện một số nhiệm vụ khẩn cấp, trong bối cảnh bất ổn trong khu vực leo thang. Đặc biệt là sau sự kiện Iran bắn tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq sáng 8/1.
Theo đó, để đảm bảo an ninh, an toàn cho người lao động đang làm việc tại khu vực này, trước nguy cơ chiến tranh xảy ra, Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu: Các doanh nghiệp cần rà soát tình hình lao động, việc làm và sinh hoạt của lao động Việt Nam tại các nước trong khu vực Trung Đông, gồm: UAE, Qatar, Ả Rập Xê Út, Kuwait, Oman, Bahrain, Israel.
Đồng thời, lập danh sách lao động, số điện thoại, email, đầu mối liên hệ, cán bộ phụ trách lao động đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công trình... Gửi các thông tin về Ban Quản lý lao động tại địa bàn và Cục Quản lý lao động ngoài nước để theo dõi, quản lý va hỗ trợ khi cần thiết.
Mỗi doanh nghiệp phải thiết lập đường dây nóng (số điện thoại, email của 1 lãnh đạo và 1 cán bộ thị trường) để theo dõi diễn biến tình hình, có biện pháp ứng phó khi xảy ra phát sinh.
Các doanh nghiệp đưa người lao động đi cũng cần phối hợp chặt chẽ với các công ty sử dụng lao động, các bên liên quan xây dựng phương án bảo vệ an toàn, an ninh cho người lao động và sơ tán kịp thời khi có diễn biến xấu xảy ra.
Đặc biệt, Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu, trong thời gian này, tạm thời dừng đưa người lao động đến làm việc tại các địa bàn nói trên, chờ đến khi có thông báo mới. Các doanh nghiệp phải thông tin lại với người lao động, người sử dụng và các bên liên quan về việc tạm dừng này.
Được biết, Cục Quản lý lao động ngoài nước đang phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi tình hình khu vực và lên phương án di chuyển, sơ tán người lao động Việt Nam đến các khu vực an toàn và đưa về nước trong trường hợp khẩn cấp.
Hiện Việt Nam có khoảng 20.000 lao động đang làm việc tại các quốc gia, vùng lãnh thổ khu vực Trung Đông. Trong đó, nhiều nhất là tại Ả Rập Xê Út (khoảng 7.000 người). Lao động Việt Nam chủ yếu sang làm xây dựng và giúp việc gia đình.
Hiện một số quốc gia cũng lên phương án sẵn sàng di tản người lao động, công dân khỏi các quốc gia khu vực Trung Đông, khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng.
LÊ HỮU VIỆT
Theo tienphong.vn
Dịch Covid-19: Oman ghi nhận 2 ca nhiễm virus corona đầu tiên Ngày 24/2, Bộ Y tế Oman đã xác nhận hai trường hợp nhiễm virus corona chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) đầu tiên tại nước này. Hành khách xếp hàng tại sân bay ở Muscat, Oman. Nước này đã ghi nhận 2 trường hợp nhiễm Covid-19 đều từng tới Iran. (Nguồn: Bloomberg) Theo Bộ Y tế Oman, hai trường...