Gần 80% chợ truyền thống ở TP Hồ Chí Minh đã khôi phục hoạt động
Đã có gần 80% chợ truyền thống tại TP Hồ Chí Minh khôi phục hoạt động. Các chợ chủ yếu vẫn tập trung kinh doanh các ngành hàng lương thực, thực phẩm để phục vụ người dân trên địa bàn.
Người dân mua thực phẩm tại chợ Bến Thành. Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN
Theo Tổ công tác đặc biệt phía Nam của Bộ Công Thương, tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vẫn duy trì ổn định, đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân trong trạng thái bình thường mới.
Tính đến ngày 24/11, đã có 180/234 chợ truyền thống được khôi phục hoạt động, đạt tỷ lệ 76,9%. Các chợ chủ yếu vẫn tập trung kinh doanh các ngành hàng lương thực, thực phẩm để phục vụ người dân trên địa bàn.
Cùng với đó, đã có 2/3 chợ đầu mối đã hoạt động lại là chợ đầu mối Bình Điền và chợ đầu mối Hóc Môn; riêng tại chợ đầu mối Thủ Đức vẫn tiếp tục duy trì việc tập kết, trung chuyển hàng hóa.
Bên cạnh đó, các siêu thị và cửa hàng tiện lợi vẫn duy trì hoạt động với 106/106 siêu thị, số lượng cửa hàng tiện lợi mở lại ngày càng tăng lên, đến nay có 3.031/3.101 cửa hàng tiện lợi để phục vụ nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân. Nhiều hệ thống siêu thị, doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ thực phẩm đang triển khai các chương trình, khuyến mãi giảm giá với nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm để kích cầu tiêu dùng trong những tháng cuối năm.
Từ ngày 25/11 đến ngày 30/11, TP Hồ Chí Minh sẽ thành lập 19 đoàn kiểm tra do lãnh đạo thành phố dẫn đầu, kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội tại các quận, huyện và thành phố Thủ Đức.
Tổng lượng hàng đưa về cung ứng và tiêu thụ cho thị trường Thành phố trong ngày 23/11 và sáng 24/11 giảm 0,7% so với trước đó, ước đạt 7.999,2 tấn/ngày. Trong đó, lượng hàng cung ứng qua hệ thống phân phối trong ngày 23/11 ước đạt 1.360 tấn/ngày. Các doanh nghiệp bình ổn thị trường và doanh nghiệp khác cung ứng ra thị trường ước đạt 3.597,9 tấn/ngày, không bao gồm lượng hàng cung ứng vào hệ thống phân phối hiện đại.
Video đang HOT
Tại 3 chợ đầu mối, tổng lượng hàng đưa về cung ứng cho thị trường trong sáng ngày 24/11 giảm 1,5% so với ngày 23/11, ước đạt 3.041,3 tấn/đêm.
Còn tại tỉnh Sóc Trăng, trên địa bàn tỉnh có 124 chợ các loại, 2 trung tâm thương mại, 20 siêu thị và 75 cửa hàng tiện ích. Hiện tại có 9 chợ và 2 cửa hàng tiện ích tạm thời ngưng hoạt động để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19; 115 chợ, 2 trung tâm thương mại, 20 siêu thị, 73 cửa hàng tiện ích còn lại hoạt động bình thường.
Lượng hàng hoá tại các chợ truyền thống, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh; giá cả hàng hoá tương đối ổn định, không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng, sốt giá bất thường. Các khu vực cách ly vẫn đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu phục vụ nhiệm vụ. Ngoài ra, bưu điện các huyện, thị xã, thành phố, các bưu cục xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện bán các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân tại địa phương.
Tại thành phố Cần Thơ vẫn đang áp dụng theo cấp độ 3 theo Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″; Sở Công Thương có công văn số 3279/SCT-QLTM ngày 21/10/2021 về việc hướng dẫn tạm thời cho phép chợ hoạt động trở lại, hiện trên địa bàn có 27 chợ đã được mở lại.
Các chợ mở lại có số lượng tiểu thương tham gia từ 30 – 70%, tất cả đều có tiêm ít nhất 1 mũi sau 14 ngày, các quận, huyện hướng dẫn các chợ bố trí lại vị trí các lô sạp để đảm bảo khoảng cách giữa người mua, người bán. Bên cạnh đó, có 9 siêu thị và 142 cửa hàng tiện ích đang hoạt động (9 cửa hàng tạm ngưng hoạt động), thành phố tiếp tục duy trì một số điểm bán hàng bình ổn giá cung ứng các loại hàng hóa thiết yếu như: gạo, trứng, mì gói, các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả tươi… đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày cho người dân thành phố.
Với các tỉnh, thành phía Nam khác nhìn chung tình hình thị trường tại các tỉnh không có biến động bất thường, nguồn cung hàng hóa được bảo đảm, số lượng chợ truyền thống hoạt động trở lại đã đạt tới trên dưới 80%.
Khi nào 3 chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức mở cửa lại?
Bà Phan Thị Thắng, phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết hiện các quận, huyện và TP Thủ Đức đã xây dựng kế hoạch mở bán thí điểm tại các chợ, mở điểm trung chuyển, tập kết tại chợ đầu mối trong điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Chợ đầu mối Hóc Môn đã tạm ngưng hoạt động nhiều tuần qua - Ảnh: N.TRÍ
Tại buổi khảo sát công tác phòng chống dịch và nghiên cứu phương án mở điểm tập kết, trung chuyển tại các chợ đầu mối trên địa bàn diễn ra ngày 24-7, bà Thắng cho biết hiện chợ đầu mối Thủ Đức đã thực hiện điểm trung chuyển; TP đã có văn bản chỉ đạo huyện Hóc Môn xem xét sớm thực hiện điểm tập kết, trung chuyển tại chợ đầu mối Hóc Môn; chợ Bình Điền đã xây dựng kế hoạch này.
Tuy vậy, hiện nay dịch COVID-19 địa bàn quận 8 còn phức tạp nên địa phương này xin lùi thời gian thực hiện điểm trung chuyển tại chợ Bình Điền.
"Quan điểm của TP là chống dịch bệnh là trên hết, hàng hóa không có chỗ này thì tìm chỗ khác. Tuy nhiên, các kế hoạch, công tác cho mở cửa chợ, mở điểm tập kết, trung chuyển vẫn sẵn sàng, dịch ổn sẽ áp dụng ngay", bà Thắng khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết qua khảo sát, 3 chợ đầu mối đều có địa điểm để đáp ứng nhu cầu mở điểm tập kết, vì vậy TP.HCM cần xem xét sớm mở điểm tập kết trong điều kiện an toàn dịch bệnh nhằm giảm tải áp lực cho hệ thống siêu thị, cửa hàng.
Đoàn khảo sát trao đổi, làm việc với đại diện chợ đầu mối Bình Điền - Ảnh: N.TRÍ
Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết việc mở lại các chợ, điểm trung chuyển, tập kết tại 3 chợ đầu mối không chỉ có ý nghĩa tăng nguồn cung thực phẩm cho TP.HCM, mà còn hỗ trợ giải quyết nguồn nông sản đang ùn ứ tại nhiều tỉnh, thành phía Nam.
Đại diện chợ đầu mối Thủ Đức cho biết cái khó hiện nay là mở ra điểm tập kết nhưng lượng hàng về chợ hiện khiêm tốn, với chỉ 5-6 tấn/đêm.
Trong khi đó, đại diện chợ đầu mối Hóc Môn cho biết hiện đã xét nghiệm COVID-19 cho hàng trăm thương nhân, đã đáp ứng các tiêu chí nên chợ cần biết mốc thời gian cụ thể triển khai điểm tập kết để chủ động làm việc với thương nhân.
Ban quản lý các chợ đầu mối cũng kiến nghị được tổ chức xét nghiệm nhanh tại chỗ cho các tài xế và phụ xe để chủ động trong công tác vận chuyển, phân phối hàng hóa. Đại diện UBND TP.HCM cho biết sẽ giao cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP phối hợp để triển khai cùng với các chợ.
Chỉ sau thời gian ngắn đưa vào hoạt động lại, đến nay chợ Bình Thới lại tạm ngưng do có ca nhiễm COVID-19. Trong ảnh: Dựng tấm ngăn mua bán để đảm bảo an toàn tại chợ Bình Thới trước khi chợ tạm ngưng - Ảnh: N.TRÍ
Theo Sở Công thương TP.HCM, tính đến 16h30 ngày 24-7, TP có 32 chợ đang hoạt động và 205 chợ tạm ngưng trong tổng số 237 chợ (tính cả 3 chợ đầu mối).
Như vậy, so với ngày trước đó, TP có thêm chợ Bình Thới (Q.11) phải tạm ngưng hoạt động do chợ có ca nhiễm COVID-19; và một chợ được hoạt động lại là chợ Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) với quy mô 5 tiểu thương (3 tiểu thương bán rau, củ, quả; 2 tiểu thương bán hải sản tươi sống).
Rau xanh, thịt lợn tăng giá tại TP Hồ Chí Minh TP Hồ Chí Minh đang bước vào giai đoạn bình thường mới nhưng nhiều loại rau xanh, củ quả, thịt lợn tại TP Hồ Chí Minh vẫn đang ở mức cao do chi phí vận chuyển tăng và nguồn cung đang thiếu hụt. Rau xanh tăng giá Ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức tại các chợ truyền thống như chợ Thị...