Gần 7,6 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận gần 7,6 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó gần 423.000 ca tử vong, tình hình dịch bệnh ở Nam Mỹ chưa có dấu hiệu cải thiện.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 7.578.973 ca nhiễm và 422.928 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 138.005 và 4.937 so với hôm qua. Tổng cộng 3.832.706 người đã bình phục.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 2.088.493 ca nhiễm và hơn 116.018 ca tử vong, tăng lần lượt 22.092 và 888 trong 24 giờ qua.
Tất cả 50 bang của Mỹ đã nới lỏng phong tỏa ở các cấp độ khác nhau. Thành phố New York, tâm dịch ở Mỹ, đã bắt đầu mở lại một phần nền kinh tế hôm 8/6 sau gần ba tháng bị phong tỏa. Cửa hàng, quán bar, nhà hàng hoạt động trở lại ở một số khu vực nhưng trường học vẫn đóng cửa.
21 bang của Mỹ ghi nhận xu hướng ca nhiễm mới tăng trở lại sau khi nới phong tỏa và các cuộc biểu tình đòi công lý cho người da màu. Ít nhất 9 bang xác nhận số ca nhập viện tăng, gồm Texas, California, Arizona, Utah, Arkansas, North Carolina, South Carolina, Oregon và Mississippi. Giới chức y tế Mỹ nhấn mạnh người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa khi tham gia biểu tình.
Vùng dịch lớn thứ hai thế giới Brazil báo cáo thêm 27.644 ca nhiễm và 1.123 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 802.828 và 40.920. Giới chuyên gia cho rằng số ca nhiễm thực sự ở Brazil có thể cao hơn nhiều do năng lực xét nghiệm hạn chế. Số người chết ở Brazil dự kiến vượt Anh, đứng thứ hai thế giới trong hôm nay.
Bất chấp tình hình nghiêm trọng, Sao Paulo và Rio de Janeiro, hai thành phố lớn nhất Brazil mở lại các trung tâm mua sắm từ ngày 11/6. Hai thành phố này từng là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do dịch bệnh.
Website của Bộ Y tế Brazil, cổng thông tin quan trọng để theo dõi tình hình Covid-19 ở nước này, bị đóng hôm 5/6 và mở lại vào ngày 6/6 với giao diện mới, chỉ thể hiện số ca nhiễm, trường hợp tử vong và hồi phục trong 24 giờ qua. Brazil ngày 9/6 đăng tải đầy đủ dữ liệu như trước đây sau khi chịu sức ép từ Tòa án Tối cao.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định Mỹ Latinh là tâm dịch mới toàn cầu. Ca nhiễm nCoV tại khu vực này đã vượt 1,5 triệu, trong khi hơn 73.600 người đã chết.
Tại Peru, ca nhiễm và tử vong do nCoV lần lượt là 214.788 và 6.109, tăng 5.965 và 206 ca. Trường học, nhà hàng, quán bar đóng cửa. Chỉ các cửa hàng bán hàng thiết yếu được phép đón khách, ngoài ra tiệm quần áo, tiệm bán đồ gia dụng hay văn phòng phẩm có thể cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi.
Mexico báo cáo 124.301 ca nhiễm và 14.649 ca tử vong, tăng lần lượt 4.199 và 596. Mặc dù Thứ trưởng Y tế Hugo Lopez-Gatell ngày 9/6 cho biết Mexico chưa qua đỉnh dịch, Mexico vẫn khởi động lại nền kinh tế sau hơn hai tháng đình trệ, cho phép các ngành công nghiệp ôtô, khai thác mỏ và xây dựng hoạt động trở lại.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19 trong phong chăm sóc tích cực tại bệnh viện ở bang California, Mỹ hôm 12/5. Ảnh: Reuters.
Nga, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 174 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 6.532. Số ca nhiễm tăng thêm 8.779, lên 502.436. Nước này bắt đầu nới dần phong tỏa từ ngày 12/5 và các địa phương được phép áp dụng cách chống dịch khác nhau.
Video đang HOT
Thủ đô Moskva vẫn ghi nhận 1.000 ca mới mỗi ngày, song 13 triệu dân từ ngày 9/6 được phép tự do ra ngoài và sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dimitri Peskov nói Nga đối phó được nCoV và hệ thống chăm sóc y tế hiệu quả giúp tỷ lệ tử vong thấp.
Anh báo cáo thêm 1.266 ca nhiễm và 151 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 291.409 và 41.279. Một số trường học đã mở cửa, chợ ngoài trời và phương tiện giao thông công cộng được hoạt động trở lại nhưng nhà hàng và quán bar vẫn phải đóng cửa.
Tây Ban Nha ghi nhận thêm 427 ca nhiễm, nâng tổng số lên 289.787, số ca tử vong vẫn là 27.136, không tăng ca mới. Tình trạng khẩn cấp tại Tây Ban Nha vẫn được duy trì ít nhất tới 21/6. Bộ trưởng Y tế Salvador Illa cho biết người Tây Ban Nha vẫn bắt buộc phải đeo khẩu trang nếu không thể giữ khoảng cách 1,5 m với nhau, cả trong nhà và ngoài trời.
Italy ghi nhận thêm 379 ca nhiễm và 53 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 236.142 và 34.167. Italy đã mở lại toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar, phương tiện công cộng và cho phép người dân tự do di chuyển khắp đất nước. Tuy nhiên, trường học vẫn đóng cửa.
Công tố viên từ Bergamo, thành phố ở Lombardy, đã mở cuộc điều tra về khủng hoảng. Họ sẽ phỏng vấn Thủ tướng Italy Giuseppe Conte, Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Nội vụ về cách chính phủ xử lý đại dịch.
Đức báo cáo thêm 285 ca nhiễm và 7 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 186.795 và 8.851. Nước này sẽ duy trì các biện pháp cách biệt cộng đồng đến ngày 29/6, trong khi cảnh báo công dân không đến các nước EU sẽ được gỡ từ ngày 15/6. Tuy nhiên, cảnh báo công dân không đến các nước châu Âu được duy trì cho đến hết tháng 8.
Hầu hết các nước châu Âu đã qua đỉnh dịch. Ủy ban châu Âu ngày 10/6 đề xuất tất cả thành viên EU mở biên với các nước ngoài khối từ 1/7.
Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.218 ca nhiễm, nâng tổng số lên 180.156, trong đó 8.584 người chết, tăng 78 trường hợp so với hôm qua.
Hoạt động gần như đã trở lại bình thường ở hầu hết 31 tỉnh của đất nước song chính phủ Iran lo ngại về tình trạng người dân phớt lờ các biện pháp cách biệt cộng đồng. Bộ Y tế Iran hôm 8/6 kêu gọi người dân đeo khẩu trang tại nơi công cộng.
Arab Saudi ghi nhận thêm 3.733 ca nhiễm và 38 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 116.021 và 857. Chính phủ Arab Saudi cho biết sẽ chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ ngày 21/6, trừ thành phố Mecca, sau hơn hai tháng kiểm soát nghiêm ngặt. Các tín đồ được phép tới cầu nguyện tại tất cả nhà thờ ngoài Mecca từ ngày 31/5.
Tại Nam Á, Ấn Độ ghi nhận 298.283 ca nhiễm và 8.501 ca tử vong, tăng lần lượt 11.128 và 394. Tỷ lệ tử vong tại Ấn Độ tương đối thấp, song các chuyên gia cảnh báo đại dịch tại đây chưa đạt đỉnh. Ấn Độ đứng thứ tư thế giới về số ca nhiễm.
Những cơ sở tôn giáo, khách sạn, nhà hàng và trung tâm thương mại nằm ngoài các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao được mở cửa từ 8/6. Các trường học sẽ nối lại hoạt động sau khi chính phủ thảo luận với chính quyền địa phương, quyết định dự kiến được đưa ra vào tháng 7.
Tại Đông Nam Á, Singapore là vùng dịch lớn nhất khu vực với 39.387 ca nhiễm, tăng 422, trong đó 25 người chết. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá. Tỷ lệ tử vong tại quốc gia này rất thấp nhờ xét nghiệm rộng rãi và hệ thống y tế hoạt động hiệu quả.
Singapore cho phép phương tiện công cộng, một số trường và một số cửa hàng như tiệm bán đồ dùng học sinh mở lại. Nhà hàng và quán bar vẫn không được tiếp khách mà chỉ phục vụ bán mang về hoặc giao hàng tận nơi.
Indonesia ghi nhận 979 ca mới trong 24h qua, nâng tổng số lên 35.295, trong đó 2.000 người chết, tăng 41 ca. Tuần trước, Jakarta mở lại nhà thờ Hồi giáo sau gần ba tháng. Văn phòng, nhà hàng, trung tâm mua sắm và các điểm du lịch cũng dần hoạt động trở lại.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV nào.
Hơn 7,4 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 7,4 triệu ca nhiễm nCoV, tromg đó gần 418.000 ca tử vong, nhiều nước đã nới phong tỏa.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 7.440.968 ca nhiễm và 417.991 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 131.540 và 5.023 so với hôm qua. Tổng cộng 3.722.069 người đã bình phục.
Nhân viên y tế di chuyển bệnh nhân ở Arizona ngày 24/5. Ảnh: AFP.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 2.066.401 người nhiễm và 115.130 người chết, tăng lần lượt 20.852 và 982.
Tất cả 50 bang của Mỹ đã nới lỏng phong tỏa ở các cấp độ khác nhau. Thành phố New York, tâm dịch ở Mỹ, đã bắt đầu mở lại một phần nền kinh tế hôm 8/6 sau gần ba tháng bị phong tỏa. Cửa hàng, quán bar, nhà hàng hoạt động trở lại ở một số khu vực nhưng trường học vẫn đóng cửa.
21 bang của Mỹ ghi nhận xu hướng ca nhiễm mới tăng trở lại sau khi nới phong tỏa và các cuộc biểu tình đòi công lý cho người da màu. Bang Arizona đang yêu cầu các bệnh viện kích hoạt kế hoạch khẩn cấp.
Vùng dịch lớn thứ hai thế giới Brazil báo cáo thêm 30.332 ca nhiễm và 1.183 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 772.416 và 39.680.
Website của Bộ Y tế Brazil, cổng thông tin quan trọng để theo dõi tình hình Covid-19 ở nước này, bị đóng hôm 5/6 và mở lại vào ngày 6/6 với giao diện mới, chỉ thể hiện số ca nhiễm, trường hợp tử vong và hồi phục trong 24 giờ qua. Toàn bộ số liệu Covid-19 thời gian qua, ở từng bang và thành phố đều không còn. Tổng số ca nhiễm và ca tử vong ở nước này cũng không hiển thị. Brazil ngày 9/6 đăng tải đầy đủ dữ liệu như trước đây sau khi chịu sức ép từ Tòa án Tối cao.
Bất chấp tình hình nghiêm trọng, Sao Paulo, thành phố lớn nhất Brazil, sẽ cho phép cửa hàng mở cửa 4 giờ một ngày, từ 11h đến 15h. Ngành môi giới bất động sản cũng được phép hoạt động trở lại.
Mỹ Latinh là tâm dịch toàn cầu mới. Peru là vùng dịch lớn thứ 8 thế giới với 208.823 ca nhiễm và 5.903 ca tử vong, tăng lần lượt 5.087 và 165. Trường học, nhà hàng, quán bar đóng cửa. Chỉ các cửa hàng bán hàng thiết yếu được phép đón khách, ngoài ra tiệm quần áo, tiệm bán đồ gia dụng hay văn phòng phẩm có thể cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi.
Mexico báo cáo 124.301 ca nhiễm và 14.649 ca tử vong, tăng lần lượt 4.199 và 596. Mặc dù Thứ trưởng Y tế Hugo Lopez-Gatell ngày 9/6 cho biết Mexico chưa qua đỉnh dịch, Mexico vẫn khởi động lại nền kinh tế sau hơn hai tháng đình trệ, cho phép các ngành công nghiệp ôtô, khai thác mỏ và xây dựng hoạt động trở lại.
Nga, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 216 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 6.358. Số ca nhiễm tăng thêm 8.404, lên 493.657. Nước này bắt đầu nới dần phong tỏa từ ngày 12/5 và các địa phương được phép áp dụng cách chống dịch khác nhau.
Mặc dù Moskva vẫn ghi nhận 1.000 ca mới mỗi ngày, 13 triệu dân thủ đô từ ngày 9/6 được phép tự do ra ngoài và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Hầu hết các nước châu Âu đã qua đỉnh dịch. Ủy ban châu Âu ngày 10/6 đề xuất tất cả thành viên EU mở biên với các nước ngoài khối từ 1/7.
Tây Ban Nha ghi nhận thêm 314 ca nhiễm, nâng tổng số lên 289.360, số ca tử vong vẫn là 27.136, không tăng ca mới. Nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế từ hôm 25/5, nhưng tình trạng khẩn cấp vẫn được duy trì ít nhất tới 21/6. Bộ trưởng Y tế Salvador Illa cho biết người Tây Ban Nha vẫn bắt buộc phải đeo khẩu trang nếu không thể giữ khoảng cách 1,5 m với nhau, cả trong nhà và ngoài trời.
Anh báo cáo thêm 1.003 ca nhiễm và 245 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 290.143 và 41.128 Một số trường học đã mở cửa, chợ ngoài trời và phương tiện giao thông công cộng được hoạt động trở lại nhưng nhà hàng và quán bar vẫn phải đóng cửa.
Italy ghi nhận thêm 202 ca nhiễm và 71 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 235.763 và 34.114. Italy đã mở lại toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar, phương tiện công cộng và cho phép người dân tự do di chuyển khắp đất nước. Tuy nhiên, trường học vẫn đóng cửa.
Công tố viên từ Bergamo, thành phố ở Lombardy, đã mở cuộc điều tra về khủng hoảng. Họ sẽ phỏng vấn Thủ tướng Italy Giuseppe Conte, Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Nội vụ về cách chính phủ xử lý đại dịch.
Đức báo cáo thêm 350 ca nhiễm và 13 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 186.866 và 8.844. Nước này sẽ duy trì các biện pháp cách biệt cộng đồng đến ngày 29/6, trong khi cảnh báo công dân không đến các nước EU sẽ được gỡ từ ngày 15/6. Tuy nhiên, cảnh báo công dân không đến các nước châu Âu được duy trì cho đến hết tháng 8.
Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.011 ca nhiễm, nâng tổng số lên 177.938, trong đó 8.506 người chết, tăng 81 trường hợp so với hôm qua.
Hoạt động gần như đã trở lại bình thường ở hầu hết 31 tỉnh của đất nước song chính phủ Iran lo ngại về tình trạng người dân phớt lờ các biện pháp cách biệt cộng đồng. Bộ Y tế Iran hôm 8/6 kêu gọi người dân đeo khẩu trang tại nơi công cộng.
Arab Saudi ghi nhận thêm 3.717 ca nhiễm và 36 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 112.288 và 819. Chính phủ Arab Saudi cho biết sẽ chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ ngày 21/6, trừ thành phố Mecca, sau hơn hai tháng kiểm soát nghiêm ngặt. Các tín đồ được phép tới cầu nguyện tại tất cả nhà thờ ngoài Mecca từ ngày 31/5.
Tại Nam Á, Ấn Độ ghi nhận 287.155 ca nhiễm và 8.107 ca tử vong, tăng lần lượt 12.375 và 388. Tỷ lệ tử vong tại Ấn Độ tương đối thấp, song các chuyên gia cảnh báo đại dịch tại đây chưa đạt đỉnh. Ấn Độ đứng thứ 6 thế giới về số ca nhiễm.
Những cơ sở tôn giáo, khách sạn, nhà hàng và trung tâm thương mại nằm ngoài các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao được mở cửa từ 8/6. Các trường học sẽ nối lại hoạt động sau khi chính phủ thảo luận với chính quyền địa phương, quyết định dự kiến được đưa ra vào tháng 7.
Tại Đông Nam Á, Singapore là vùng dịch lớn nhất khu vực với 38.965 ca nhiễm, tăng 451 trong đó 25 người chết. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá. Singapore cho phép phương tiện công cộng, một số trường và một số cửa hàng như tiệm bán đồ dùng học sinh mở lại. Nhà hàng và quán bar vẫn không được tiếp khách mà chỉ phục vụ bán mang về hoặc giao hàng tận nơi.
Indonesia ghi nhận số ca mới trong 24h giờ cao kỷ lục là 1.241 sau khi nới phong tỏa, nâng tổng số lên 34.316, trong đó 1.959 người chết, tăng 36 ca. Tuần trước, Jakarta mở lại nhà thờ Hồi giáo sau gần ba tháng. Văn phòng, nhà hàng, trung tâm mua sắm và các điểm du lịch cũng dần hoạt động trở lại.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV nào.
Gần 392.000 người chết do nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận gần 392.000 người chết trong gần 6,7 triệu ca nhiễm, dịch bệnh ở Tây Âu đã ổn định nhưng khu vực khác còn phức tạp. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 6.680.356 ca nhiễm và 386.287 391.967 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 125.741 và 5.680 trường hợp so với hôm qua. Tổng cộng...