Gần 75% doanh nghiệp vật liệu xây dựng bi quan tình hình kinh doanh
Ngày 3-6, CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 công ty uy tín ngành xây dựng – vật liệu xây dựng năm 2020.
Kết quả khảo sát của Vietnam Report cho thấy phần lớn doanh nghiệp cho rằng năm 2020 kinh doanh sẽ khó khăn hơn (73,9%), chỉ có 13% doanh nghiệp lạc quan kỳ vọng ngành XD-VLXD sẽ tăng trưởng hơn so với năm trước, 4,3% cho rằng ngành XD-VLXD sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định như năm 2019.
Đáng chú ý, khoảng 8,7% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng thị trường sẽ “trầm lắng” trong 6 tháng đầu năm, và sẽ trở lại sôi động trong 6 tháng cuối năm sau khi dịch kết thúc, và các gói kích cầu của Chính phủ bắt đầu có hiệu quả.
Theo thống kê của FiinPro, trong quý 1-2020, ngành XD-VLXD đã ghi nhận mức giảm 9,5% đối với doanh thu và 10,2% đối với lợi nhuận sau thuế. Kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê thực hiện trong quý 1-2020 cũng cho thấy có đến 47,5% số doanh nghiệp kinh doanh khó khăn hơn, 33,7% số doanh nghiệp giữ được ổn định và 18,8% số doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn.
Theo Vietnam Report, hiện nay, ngành xây dựng sử dụng khoảng 4,3 triệu lao động trên 15 tuổi, phần lớn là lao động thời vụ, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 13,1%. Nhân công chỉ chiếm 20% chi phí xây dựng nhưng là yếu tố quyết định khả năng và chất lượng thi công của doanh nghiệp. Vì vậy, ưu tiên số một của các DN vẫn là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ngoài ra, trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu do tác động của dịch Covid-19, hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn gia tăng khả năng chịu đựng trong khủng hoảng thông qua việc tăng cường năng lực quản trị tài chính.
Khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, các doanh nghiệp cần ưu tiên tối đa hóa dự trữ tiền mặt, tập trung vào đánh giá khả năng thanh khoản, xây dựng các kịch bản ứng phó với các tình huống diễn biến của dịch với các điểm kích hoạt tương ứng cũng như các phương án ổn định kinh doanh, chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi…
SCB triển khai gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đang triển khai gói giải pháp tài chính "ưu đãi lãi vay - An tâm phát triển" dành cho các doanh nghiệp và được SCB cấp tín dụng món vay trung và dài hạn.
Giao dịch tại SCB (Ảnh NH cung cấp)
Theo đó, khách hàng là doanh nghiệp hoặc cá nhân là chủ doanh nghiệp, các lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp khi tham gia mua bảo hiểm Manulife tại SCB, doanh nghiệp sẽ được hưởng mức lãi suất vay ưu đãi chỉ với 8,9%/năm (cố định 6 tháng đầu) đối với thời gian vay từ 36 tháng trở lên, và chỉ 9,5%/năm (cố định 12 tháng đầu) đối với thời gian vay từ 48 tháng trở lên.
Bên cạnh gói ưu đãi trung dài hạn, SCB còn triển khai gói "Giải pháp vốn tối ưu dành cho doanh nghiệp SB, SE" với tổng mức cấp tín dụng lên đến 5 tỷ đồng/khách hàng dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ
Ưu điểm của gói vay này là được thiết kế đơn giản, xử lý nhanh và tài trợ lên đến 100% giá trị sổ tiết kiệm/hợp đồng tiền gửi và 90% giá trị bất động sản tạo điều kiện cho các doanh nghiệp SB, SE dễ dàng tiếp cận với các khoản vay của SCB.
Đặc biệt, SCB có cơ chế hỗ trợ đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Điều này thể hiện sự nỗ lực, hỗ trợ tối đa của SCB sát cánh cùng doanh nghiệp, đồng thời, thông điệp: "Ngân hàng vì cộng động" của SCB luôn được thể hiện xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh, góp phần vào thành công của "bức tranh khởi nghiệp" tại Việt Nam.
Hạ chuẩn tín dụng vay phải đề phòng phát sinh nợ xấu Theo Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, NHNN đã và đang chỉ đạo toàn ngành triển khai nhanh nhất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng quán triệt quan điểm, tháo gỡ khó khăn nhưng không hạ chuẩn...