Gần 7.400 tỷ ‘chôn’ trong đất, vẫn phải trả nợ mẹ Cường đôla 200 tỷ
Hàng loạt bế tắc vẫn đang nhấn chìm doanh nghiệp của mẹ ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la). Quốc Cường Gia Lai bất ngờ trả gần 230 tỷ đồng cho bà Loan trong lúc khó khăn chưa dứt.
CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2019. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn chỉ đạt hơn 5,5 tỷ đồng, giảm khoảng 6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đây là một kết quả kém ấn tượng nữa của doanh nghiệp của nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la) do bà Nguyễn Thị Như Loan, mẹ của ông Cường làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
Quốc Cường Gia Lai tiếp tục chìm trong vận đen khi mà hàng loạt dự án bất động sản của tập đoàn vẫn giậm chân tại chỗ. Tồn kho vẫn ở mức rất cao, lên tới gần 7,4 ngàn tỷ đồng, chiếm tới gần 70% tổng tài sản của doanh nghiệp. Khoản tiền nhận từ đối tác Sunny cho dự án Phước Kiển vẫn không thay đổi, đạt 2,88 ngàn tỷ đồng.
QCG chỉ còn mượn bà Loan hơn 7 tỷ đồng.
Sau những biến động tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Như Loan cho biết Quốc Cường Gia Lai còn nhiều dự án với tổng diện tích lên tới cả trăm hecta bị ách tắc
QCG còn chịu đen đủi khi cổ phiếu đưa vào diện cảnh báo hồi giữa tháng 2 và tiếp tục dính tai tiếng về những sai phạm về công bố thông tin như đã nhiều lần gặp phải kể từ khi lên sàn năm 2010.
Video đang HOT
Cổ phiếu QCG cũng là một trong số ít cổ phiếu có biến động rất mạnh, có lúc tăng 5-7 lần trong vài tháng, nhưng cũng có khoảng thời gian giảm tới 80-90% giá trị như trong thời gian năm 2018 vừa qua.
Trong thời gian cuối 2018, QCG bị cáo buộc về những “ma trận nợ ngàn tỷ” cũng như những giao dịch góp, thoái vốn mà không báo cáo. Trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2017, QCG có 14 giao dich gop, thoai vôn trị giá hơn 3,2 ngàn tỷ đồng không được báo cáo đúng quy định.
Cũng trong báo cáo mới nhất, trong quý 1, mặc dù lãi ít nhưng QCG bất ngờ đã chi gần 230 tỷ đồng để trả khoản tiền vay bà Nguyễn Thị Như Loan. Cụ thể, báo cáo cho thấy, tính tới cuối quý 1, QCG chỉ còn nợ cá nhân Loan chỉ còn cho QCG vay 71,3 tỷ đồng thay vì gần 300 tỷ đồng như trước đó
Gần đây, nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn, doanh thu từ bất động sản giảm mạnh, qua đó kéo lợi nhuận giảm mạnh. CTCP Tasco (HUT) vừa công bố lợi nhuận sau thuế quý 1 âm 13,6 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư Văn Phú Invest (VPI) cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 1 giảm 62% so với cùng kỳ xuống còn hơn 2,1 tỷ đồng do chưa ghi nhận doanh thu từ nhiều dự án khác. Đây cũng là tình trạng mà VPI trải qua trong nửa đầu năm 2018.
Ông Nguyễn Quốc Cường từng là phó tổng giám đốc QCG.
Cũng như QCG, Văn Phú ghi nhận tồn kho khá lớn, lên tới hơn 2,1 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng tài sản doanh nghiệp. Văn Phú đang chôn tiền ở nhiều dự án như Thảo Điền – TP.HCM, KĐT An Hưng, Hồ Tây…
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), thanh khoản được cải thiện nhưng vẫn ở mức rất thấp. Nhiều cổ phiếu chủ chốt giảm điểm, trong đó Bảo Việt (BVH) vẫn giảm mạnh sau khi doanh nghiệp này đưa lượng lớn cổ phiếu ESOP vào lưu hành.
Nhóm cổ phiếu dệt may và thủy sản là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh dòng tiền vào thị trường thấp và áp lực từ những biến động khôn lường trên thị trường tài chính quốc tế còn rất lớn.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng hơn trong các dự báo.
Theo SHS, tuyên bố của Tổng thống Trump về việc dọa tăng thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 10/5 đã gây ra một tâm lý tiêu cực về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cho các nhà đầu tư trên toàn cầu. Hàng loạt chỉ số chứng khoán châu Á đã giảm mạnh với mức giảm phổ biến từ 1-5% (cá biệt chỉ số SZSE của Trung Quốc giảm đến 7,56%).
Sự thay đổi nhanh này cũng được thể hiện trên chỉ số VN-Index khi mô hình vai đầu vai được kích hoạt lại với đường viền cổ quanh 965 điểm bị phá vỡ và target giảm nếu theo đúng lý thuyết sẽ là quanh ngưỡng 920 điểm. Hiện tại hỗ trợ gần nhất của VN-Index là quanh ngưỡng 955 điểm (MA200).
Dự báo, VN-Index có thể tiếp tục giảm để kiểm định lại hỗ trợ gần nhất tại 955 điểm (MA200), kháng cự gần nhất tại 965 điểm (đường viền cổ).
Còn theo Rồng Việt, xu hướng giảm đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt khi ngưỡng hỗ trợ mạnh 965 điểm của VN-Index đã bị phá vỡ.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/5, VN-Index giảm 16,17 điểm (1,66%) xuống 957,97 điểm; Hnx-Index giảm 1,36% xuống 105,42 điểm và Upcom-Index giảm 0,76% xuống 55,35 điểm.
Theo vietnamnet.vn
VN-Index giảm gần 17 điểm
Bị ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán thế giới khi các chỉ số chứng khoán châu Á, nhất là Thượng Hải, Thâm Quyến, Hồng Công, đều giảm 3%-6% nên thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngày đầu tuần 6-5 cũng giảm mạnh.
Ngay khi mở phiên, cả 2 sàn đã "đỏ lửa" vì lực bán mạnh diễn ra trên toàn thị trường. Đến phiên chiều, áp lực bán ngày càng tăng khiến thị trường giảm sâu. Hầu hết các mã cổ phiếu (CP) các ngành trên thị trường đều giảm mạnh, chỉ có nhóm 2 mã CP Blue-chips hiếm hoi tăng điểm là DHG và BHN nên VN-Index vẫn mất gần 17 điểm. Điểm tích cực là khối ngoại vẫn mua ròng phiên thứ tư liên tiếp với tổng giá trị trên toàn thị trường khoảng 70 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index giảm 16,17 điểm (1,66%) xuống còn 957,97 điểm với đến 240 mã CP giảm giá, 55 mã CP đứng giá và 85 mã CP tăng giá.
Chốt phiên, tại sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 1,46 điểm (1,36%) xuống 105,42 điểm với 99 mã CP giảm giá, 233 mã CP đứng giá và 45 mã CP tăng giá. Thanh khoản thị trường cải thiện đôi chút với giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt gần 4.000 tỷ đồng.
NHUNG NGUYỄN
Theo sggp.org.vn
Thị trường "rực lửa" với hàng trăm mã giảm giá Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/5, thị trường giao dịch với sắc đỏ chiếm thế áp đảo khiến chỉ số Vn-Index mất hơn 16 điểm, chính thức chia tay ngưỡng 960 điểm. Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch, Vn-Index giảm 16,17 điểm (1,66%) xuống 957,97 điểm; Hnx-Index giảm 1,36% xuống 105,42 điểm và UPCoM-Index giảm 0,76% xuống 55,35 điểm. Thanh khoản...