Gần 70% người Nhật không nhớ ngày đất nước bị ném bom nguyên tử
70 năm sau khi xảy ra vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, một cuộc điều tra của Đài truyền hình NHK cho thấy, gần 70% người Nhật không nhớ chính xác ngày 2 thành phố này bị ném bom vào năm 1945.
Người Nhật tham dự buổi lễ tưởng niệm lần thứ 68 vụ đánh bom nguyên tử Nagasaki tại Công viên Hòa Bình (Ảnh: Asahi Shimbun)
Cuộc điều tra qua điện thoại được thực hiện hồi cuối tháng 6 vừa qua, với đối tượng từ 20 tuổi trở lên, được máy tính lựa chọn ngẫu nhiên những số điện thoại ở Hiroshima và Nagasaki và những nơi khác trên toàn quốc. Trong đó có khoảng 1.000 người từ Hiroshima, 1.000 người từ Nagasaki, và khoảng 1.000 người trên toàn Nhật Bản tham gia trả lời.
Kết quả cho thấy, 69% số người trả lời ở Hiroshima và 50% số người trả lời ở Nagasaki trả lời chính xác ngày bom nguyên tử ném xuống Hiroshima là vào ngày 6-8-1945.
Trong khi đó, trên toàn Nhật Bản, trung bình 30% người trả lời đúng.
Khi được hỏi về vụ ném bom nguyên tử ở thành phố Nagasaki, 54% người dân ở Hiroshima và 59% người ở Nagasaki và 24% trên toàn quốc trả lời đúng ngày quả bom nguyên tử ném xuống thành phố này là ngày 9-8-1945.
Theo_An ninh thủ đô
Video đang HOT
Khoảnh khắc ám ảnh Mỹ thả bom nguyên tử ở Nhật Bản
Xác người cháy rụi nằm la liệt, nhà cửa bị san phẳng là những khoảnh khắc ám ảnh trong vụ Mỹ thả bom nguyên tử ở Nhật Bản.
Mỹ thả bom nguyên tử ở Nhật Bản là một trong những sự kiện khó quên đối với nhiều người. Hai quả bom do Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima (6/8/1945) và Nagasaki (9/8/1945), Nhật Bản, cướp sinh mạng của ít nhất 250.000 người. Đây là một trong những vụ thảm sát khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại. Nhiều năm sau, chính phủ Nhật công bố những bức ảnh kinh hoàng về hai vụ nổ bom. Đúng 8h15 sáng 6/8/1945, quả bom mang biệt danh Little Boy phát nổ ở độ cao 580 m trên bầu trời thành phố Hiroshima. Nó tạo ra quả cầu lửa khổng lồ và khiến nhiệt độ bề mặt lên tới 4.000 độ C. Bức xạ và sóng nén áp suất cao tỏa ra các phía, thiêu sống hàng chục nghìn người và gia súc. Trong phút chốc, các tòa nhà và xe cộ tan chảy. Thành phố 400 năm tuổi tan thành tro bụi. Tất cả đồng hồ được tìm thấy ở thành phố Hiroshima dừng lại lúc 8h15 sáng, thời điểm quả bom nguyên tử Little Boy phát nổ. Bê tông và thép chảy nhão. Chỉ vài phút, 75.000 người chết và bị thương nặng, 65% trong số đó là trẻ dưới 9 tuổi. Số người chết tiếp tục tăng vài ngày sau do bức xạ. Với những người may mắn sống sót, sức khỏe của họ suy giảm trầm trọng. Họ mất cảm giác ngon miệng, tóc rụng, nhiều đốm xanh lợt xuất hiện trên cơ thể. Máu chảy ra từ tai, mũi, miệng. Mắt một người bị đục thủy tinh thể do ảnh hưởng từ vụ nổ. Phụ nữ không kết hôn vì lo sợ sinh con dị dạng. Đàn ông không thể lập gia đình vì không ai muốn lấy người chỉ có thể sống vài năm. Ngày 10/8/1945, một ngày sau khi quả bom nguyên tử thứ 2 Fat Man phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki, phóng viên ảnh Yosuke Yamahata tới hiện trường để ghi lại hiện thực thảm khốc. Nagasaki giống như thành phố chết. Lửa cháy âm ỉ khắp nơi, nhà cửa đổ nát, xác người cháy rụi nằm la liệt.
Mỹ thả bom nguyên tử ở Nhật Bản là một trong những sự kiện khó quên đối với nhiều người. Hai quả bom do Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima (6/8/1945) và Nagasaki (9/8/1945), Nhật Bản, cướp sinh mạng của ít nhất 250.000 người. Đây là một trong những vụ thảm sát khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại. Nhiều năm sau, chính phủ Nhật công bố những bức ảnh kinh hoàng về hai vụ nổ bom.
Đúng 8h15 sáng 6/8/1945, quả bom mang biệt danh Little Boy phát nổ ở độ cao 580 m trên bầu trời thành phố Hiroshima. Nó tạo ra quả cầu lửa khổng lồ và khiến nhiệt độ bề mặt lên tới 4.000 độ C.
Bức xạ và sóng nén áp suất cao tỏa ra các phía, thiêu sống hàng chục nghìn người và gia súc. Trong phút chốc, các tòa nhà và xe cộ tan chảy. Thành phố 400 năm tuổi tan thành tro bụi.
Tất cả đồng hồ được tìm thấy ở thành phố Hiroshima dừng lại lúc 8h15 sáng, thời điểm quả bom nguyên tử Little Boy phát nổ.
Bê tông và thép chảy nhão. Chỉ vài phút, 75.000 người chết và bị thương nặng, 65% trong số đó là trẻ dưới 9 tuổi. Số người chết tiếp tục tăng vài ngày sau do bức xạ.
Với những người may mắn sống sót, sức khỏe của họ suy giảm trầm trọng. Họ mất cảm giác ngon miệng, tóc rụng, nhiều đốm xanh lợt xuất hiện trên cơ thể. Máu chảy ra từ tai, mũi, miệng.
Mắt một người bị đục thủy tinh thể do ảnh hưởng từ vụ nổ.
Phụ nữ không kết hôn vì lo sợ sinh con dị dạng. Đàn ông không thể lập gia đình vì không ai muốn lấy người chỉ có thể sống vài năm.
Ngày 10/8/1945, một ngày sau khi quả bom nguyên tử thứ 2 Fat Man phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki, phóng viên ảnh Yosuke Yamahata tới hiện trường để ghi lại hiện thực thảm khốc.
Nagasaki giống như thành phố chết. Lửa cháy âm ỉ khắp nơi, nhà cửa đổ nát, xác người cháy rụi nằm la liệt.
Theo_Kiến Thức
Lộ ảnh khi Mỹ chuẩn bị ném bom hạt nhân xuống Nhật Mỹ mới giải mật và công bố loạt ảnh chụp công đoạn chuẩn bị cuối cùng trước khi ném 2 quả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản). Binh sĩ Mỹ kiểm tra lớp bên ngoài bom nguyên tử "Fat Man". Nhiều bom được Mỹ thử nghiệm trên đảo Tinian. Nhà địa vật lý tham gia Dự án Manhattan Francis Birch...