Gần 600 đội bắt chó thả rông ở Hà Nội hoạt động thế nào?
Mỗi đội bắt chó thả rông sẽ gồm 6-8 cán bộ của phường, tần suất hoạt động 1-2 lần/tuần nhưng không có lịch cố định nhằm phát hiện, xử lý những tình huống vi phạm của chủ vật nuôi.
Dù đã thuê một căn nhà có cổng hướng ra đường lớn, trong một năm qua, chị Nguyễn Thị Hà (24 tuổi, sống tại Đống Đa, Hà Nội) chọn đi làm qua một con ngõ nhỏ bên cạnh nhà vì sợ chó.
Ngay đầu ngõ nhà Hà là một cửa hàng sửa xe và một hàng ăn. Hai người chủ của cơ sở này nuôi tổng cộng 4 con chó ta to lớn, chúng thường lang thang ở ngoài đường mà không có rọ mõm.
“Một lần, mình bị một trong 4 con đuổi theo ra đến tận đường lớn và phải cố phóng xe thật nhanh để thoát thân. Từ đó mình chọn con ngõ bên cạnh để đi làm, vòng vèo hơn chút nhưng an toàn”, Hà kể lại.
Khi nghe về kế hoạch Hà Nội lập đội bắt chó thả rông ở các quận, huyện, Hà cho biết ủng hộ kế hoạch này nhưng băn khoăn không biết các đội này có thể xử lý triệt để tình trạng chó không đeo rọ mõm trong các khu dân cư như nơi Hà đang ở hay không.
Theo kế hoạch UBND Hà Nội vừa ban hành, trong giai đoạn 2022-2030, thành phố sẽ triển khai mô hình bắt chó, mèo thả rông đến 579 xã, phường, thị trấn thuộc các quận, huyện của thành phố. Trước mắt, từ nay đến năm 2023, đội bắt chó thả rông sẽ được thành lập ở 175 phường thuộc 12 quận nội thành.
Nhiều khó khăn
Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, cho biết kế hoạch trên được thực hiện theo chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại trên địa bàn thủ đô giai đoạn 2022-2030.
Video đang HOT
Theo ông Sơn, mặc dù chưa có quy định cụ thể và chính thức, lực lượng tham gia đội bắt chó thả rông thường sẽ gồm 6-8 người, bao gồm các thành phần bảo vệ tổ dân phố, dân quân, công an, y tế, nhân viên thú y, cán bộ chuyên trách…
Tần suất các đội hoạt động là khoảng 1-2 lần/tuần nhưng không có lịch cố định. Việc này nhằm tăng tính đột xuất để phát hiện, xử lý các vi phạm của chủ vật nuôi bao gồm không rọ mõm cho vật nuôi, không xích chó khi ra nơi công cộng, để chó vệ sinh bừa bãi và cắn người…
“Mục tiêu khi thành lập các đội bắt chó thả rông nhằm tuyên truyền các quy định của pháp luật đến chủ nuôi chó, mèo; ngăn chó dữ tấn công người, đồng thời xử phạt chủ vật nuôi nếu để chó ra đường không rọ mõm, phóng uế bừa bãi…”, ông Sơn nói.
Mô hình bắt chó thả rông từng được triển khai tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân vào cuối năm 2018. Ảnh: Q.A.
Theo đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, giai đoạn 2018-2019, nhiều quận nội thành từng triển khai mô hình các đội săn bắt chó thả rông và thu về kết quả tích cực. Người dân có ý thức hơn trong việc cho chó đeo rọ mõm và tiêm phòng bệnh dại cho vật nuôi.
Dù vậy, quá trình hoạt động, các đội gặp nhiều khó khăn như dụng cụ bắt chó chưa chuyên dụng, nhiều con chó to khi bị bắt đã gây thương tích cho tổ. Đồng thời, khi chưa xác minh được chủ của vật nuôi, phường sẽ phải quản lý cả việc nuôi nhốt, chăm sóc và thông báo để chủ nhân tới nhận chó.
Lý giải tình trạng nhiều người không cho chó đeo rọ mõm khi ra nơi công cộng, ông Sơn cho biết nguyên nhân khách quan đến từ việc nhiều con chó sẽ phản ứng nếu như bị đeo rọ, quấn xích. Còn nguyên nhân chủ quan là người nuôi không huấn luyện để con vật quen với việc đeo rọ mõm, cũng như không có ý thức về việc này.
Trước mắt, lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp để bảo vệ chính mình và những người xung quanh, đồng thời bảo vệ vật nuôi của mình bằng các bước: khai báo về vật nuôi với chính quyền địa phương, tiêm vaccine phòng dại, con vật phải được đeo rọ mõm và có người dắt ở nơi công cộng.
Thiếu kinh phí
Trước đó, vào năm 2018-2019, nhiều phường thuộc các quận Thanh Xuân và Ba Đình đã triển khai thí điểm mô hình bắt chó thả rông. Chó lang thang, không rọ mõm, không có chủ đi cùng ở những nơi công cộng sẽ bị bắt và mang về phường. Sau 48 tiếng, nếu không có chủ đến nhận và nộp phạt, chúng sẽ bị tiêu hủy.
Sau khi vật nuôi bị bắt, chủ nhân phải đến nộp phạt với mức 600.000-800.000 đồng. Những chú chó chưa được kiểm dịch phải bắt buộc tiêm phòng dại rồi mới được trả về.
Dù nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dân, sau một thời gian hoạt động, các mô hình này phải tạm dừng. Một cán bộ trạm y tế quận Thanh Xuân cho biết việc thực hiện mô hình còn gặp nhiều khó khăn khi ngân sách tại các địa phương không nhiều, không đủ hỗ trợ trang thiết bị đầy đủ cho đội săn bắt.
Trong thời gian nuôi nhốt để chờ chủ đến đón về, địa phương cũng gặp những bất cập trong việc chăm sóc con vật. Phường không có nơi nhốt, giữ chó chuyên dụng mà chủ yếu cho vào lồng, rọ nên khó đảm bảo điều kiện sống, đặc biệt với chó cảnh.
Như vậy, nếu muốn triển khai đồng bộ các đội bắt chó thả rông và đạt mục tiêu quản lý được trên 90% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022-2030, các phường, xã, thị trấn của Hà Nội cần đảm bảo được chi phí vận hành, cũng như đảm bảo an toàn cho các thành viên trong đội.
Hà Nội cần chọn giống cây trồng, vật nuôi vừa có giá trị cao, vừa bảo vệ môi trường
Ngày 3-7, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm Trưởng đoàn đã thăm, kiểm tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội).
Đoàn Công tác của Bộ NN&PTNT và Sở NN&PTNT Hà Nội kiểm tra gà Mía giống tại Xí nghiệp chăn nuôi gia cầm (Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội).
Theo báo cáo của Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Nguyễn Huy Khánh, thị xã có 6 xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là: Cổ Đông, Xuân Sơn, Sơn Đông, Đường Lâm, Thanh Mỹ và Kim Sơn. Đến năm 2019, thị xã Sơn Tây được Thủ tướng Chính phủ công nhận thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Trong sản xuất nông nghiệp, thị xã đặc biệt coi trọng phát triển theo hướng chuyên canh và tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, mang lại giá trị kinh tế cao. Thị xã đã hình thành được mô hình liên kết chuỗi từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ gà Mía của Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây; mô hình nuôi ong lấy mật của Tổ hợp tác nuôi ong lấy mật Kim Sơn. Ngoài ra, thị xã còn một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao như: Trồng hoa, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại phường Viên Sơn; chăn nuôi bò sữa tại xã Kim Sơn; nuôi cá trắm đen tại xã Thanh Mỹ...
Tại buổi làm việc, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã tham quan trại gà Mía giống của Xí nghiệp chăn nuôi gia cầm (Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội) và cánh đồng trồng sâm Bố Chính của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm.
Gà Mía là đặc sản của xã Đường Lâm, hiện nay đang được Xí nghiệp chăn nuôi gia cầm (Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội) đặt tại xã Cổ Đông nuôi bảo tồn hàng chục ngàn con giống "bố mẹ". Từ con giống gốc chất lượng, hằng năm, xí nghiệp đã nhân được hàng triệu con gà Mía giống, cung cấp cho các hộ nông dân, trang trại, gia trại trên địa bàn thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác.
Với mô hình trồng sâm Bố Chính, đây là mô hình rất mới ở Hà Nội. Để trồng sâm, Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm đã thuê lại đất đồi gò, bán sơn địa của nông dân xã Thanh Mỹ diện tích 5ha và đầu tư hệ thống tưới nước tự động. Cây sâm trồng được 3 tháng đang phát triển rất tốt, đã cho thu hoa, lá, cành để sản xuất trà và mỹ phẩm... Dự kiến, sau 1 năm trồng sâm sẽ cho thu củ. Hiện tại, Hợp tác xã đang tạo việc làm cho khoảng 20-30 lao động địa phương.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đánh giá, các mô hình sản xuất nông nghiệp tại thị xã Sơn Tây bước đầu cho hiệu quả rất cao. Mô hình trồng sâm Bố Chính bước đầu kết hợp được với phát triển hợp tác xã, giải được bài toán về tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn. Những mô hình như vậy cần được chính quyền các cấp hỗ trợ từ khâu giống, quy trình sản xuất và thị trường... để phát triển hơn nữa.
Với mô hình chăn nuôi gà Mía, Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội nghiên cứu, chuyển giao đến các hợp tác xã khu vực miền núi phía Bắc có địa hình gần giống vùng thị xã Sơn Tây để phát triển chăn nuôi gà Mía. Đối với thành phố Hà Nội, từ hiệu quả các mô hình, cần tiếp tục xác định lợi thế của Thủ đô để chọn giống cây trồng, vật nuôi vừa có giá trị cao, vừa bảo đảm về môi trường, tạo thêm mảng xanh cho thành phố.
Thêm 10 trường hợp mắc COVID-19, Hà Nội ghi nhận tổng 48 ca bệnh trong ngày Vào 18h ngày 23/7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông báo ghi nhận thêm 10 trường hợp mắc COVID-19 mới, liên quan đến 5 chùm ca bệnh trước đó và 2 trường hợp được phát hiện qua sàng lọc người ho sốt tại cộng đồng. Trong 10 trường hợp được ghi nhận tối 23/7 có: 03 bệnh nhân thuộc...