Gần 550 vụ án về tội xâm hại tình dục trẻ em phải sửa, điều tra bổ sung
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, trong vòng 5 năm trở lại đây (từ năm 2013), trên cả nước đã xảy ra 8.110 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Tòa án các cấp đã xử đúng người, đúng tội 7.600 vụ, số vụ án phải sửa, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung là 549 vụ (chiếm hơn 6%).
Ngày 20/6, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã tổ chức họp báo về tình hình triển khai công tác của các tòa án trong 6 tháng đầu năm 2018.
Quang cảnh buổi họp báo.
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho biết, trong vòng 5 năm trở lại đây (từ năm 2013) trên cả nước đã xảy ra 8.110 vụ xâm hại tình dục trẻ em với các tội danh khác nhau: Hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, dâm ô trẻ em,… Hệ thống tòa án các cấp đã xử đúng người hơn 7. 600 vụ (hơn 92%).
Số vụ án phải sửa, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung là 549 vụ (chiếm hơn 6%). Chánh án TANDTC đánh giá, tỷ lệ này còn cao cần phải hạ xuống.
“Các vụ phải trả lại, không phải là oan ngay, vòng tố tụng tiếp theo vẫn tuyên có tội, phải quay lại vòng tố tụng tiếp là do chứng cứ còn yếu” – Chánh án TANDTC giải thích.
Cũng theo ông Nguyễn Hòa Bình, trong các vụ án trên, xét về mặt pháp luật thì không vướng mắc, nhận thức pháp luật và pháp luật quy định tội danh này tương đối rõ ràng. Trong Bộ Luật tố tụng mới có hiệu lực từ đầu năm 2018, có thêm tội danh nữa liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em là: Tội kích động xúi giục, tổ chức cho trẻ biểu diễn khiêu dâm hoặc xem các chương trình khiêu dâm.
Về vấn đề ngành tòa án cần làm gì để bảo vệ tốt trẻ em hơn nữa, làm thế nào để giảm các án phải sửa, trả hồ sơ, Chánh án TANDTC cho biết: Ngành tòa án sẽ phải tăng cường nâng cao trách nhiệm, trình độ cho đội ngũ thẩm phán thông qua các hoạt động tấp huấn; Tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật và phát triển án lệ, án lệ về lĩnh vực này chưa có, nhưng trong tương lai sẽ có; Ban hành các tập tài liệu giải đáp pháp luật cho các thẩm phán; Thay đổi mô hình hệ thống các tòa án chuyên trách về giải quyết các án hôn nhân gia đình và vị thành niên, số lượng các vụ án liên quan đến lĩnh vực này rất lớn, riêng năm 2017 có 230.000 vụ án về hôn nhân và gia đình,…
Áp dụng chế định hòa giải để giảm áp lực cho ngành tòa án
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hòa Bình.
Theo ông Nguyễn Hòa Bình, hiện nay chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó số lượng vụ án phải xử ở các cấp tăng, đó là quy luật thông thường. Số các vụ án theo quy luật sẽ tăng tỷ lệ thuận với quy mô dân số và nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, các tranh chấp dân sự, thương mại, quốc tế tăng cao, tội phạm hình sự tăng vì thế cũng tăng cao.
Năm 2012, hệ thống tòa án phải xử là 240.000 các vụ án khác nhau, nhưng đến năm 2017 là 490.000 vụ án khác nhau, trung bình mỗi năm tăng 8-10%.
Ông Nguyễn Hòa Bình thông tin thêm, từ 2012 đến nay, tổng số biên chế mà Quốc hội định biên cho tòa án các cấp là 15.500 người, với số lượng như vậy, áp lực công việc rất lớn.
“Chúng tôi đã có giải pháp giảm tải công việc bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới như áp dụng giải pháp hòa giải để giảm tải công việc cho hệ thống tòa án. Ở Nga có hơn 7.700 thẩm phán chuyên làm các án hòa giải. Còn ở Ấn Độ đã chi ra một khoản tiền rất lớn cho vấn đề án hòa giải, cứ mỗi một vụ án hòa giải thành công, Ấn Độ chi khoảng 150 USD” – ông Nguyễn Hòa Bình cho biết.
Chánh án TANDTC cho biết, từ kinh nghiệm như vậy, ngành tòa án sẽ áp dụng chế định hòa giải trên toàn quốc. Nhưng trước hết đang làm thí điểm ở Hải Phòng, từ 3/2018 đến nay, 9 quận huyện của Hải Phòng áp dụng chế định này đã giải quyết được hơn 900 vụ án/1.300 vụ, đạt tỷ lệ 70%, từ đó số lượng công việc giảm.
“Chúng tôi sẽ phải tổng kết kinh nghiệm của thí điểm tại Hải Phòng để nhân lên áp dụng trên toàn quốc; hoàn tất đề án chế định hòa giải để báo cáo Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; soạn thảo Bộ Luật hòa giải để báo cáo Quốc hội để làm cho các năm tiếp theo; dự kiến đến 2019 sẽ đăng ký với Quốc hội để đưa Luật này vào thảo luận để Quốc hội xem xét thông qua; đưa chế định hòa giải vào trường luật, mời chuyên gia quốc tế đến tập huấn để nâng cao chất lượng cho các thẩm phán” – ông Nguyễn Hòa Bình chia sẻ thêm.
Nguyễn Dương
Theo Laodong
28 năm ròng rã mang tội oan giết chồng, giết cha
Ròng rã 28 năm, bà Đặng Thị Nga cùng các con phải mang thân phận oan của tội phạm giết chồng, giết cha.
Sáng 24.10, TAND tỉnh Điện Biên tổ chức xin lỗi công khai đối với bà Đặng Thị Nga (79 tuổi, trú tại thị trấn Tuần Giáo, Điện Biên) cùng hai con trai vì bị truy tố oan tội Giết người và Che giấu tội phạm. Đây là một trong những vụ án oan hy hữu và cay nghiệt nhất trong lịch sử tố tụng, bởi ba mẹ con bà Nga bị cáo buộc giết hại chính người cha, người chồng của mình.
Sau 28 năm ròng rã kêu oan, mang đơn đến hàng trăm nơi để "gõ cửa" cầu cứu, bà Nga và các con cuối cùng cũng được minh oan, gột sạch tiếng xấu đã lơ lửng trên đầu bấy lâu nay.
Buổi xin lỗi diễn ra tại trụ sở UBND thị trấn Tuấn Giáo, với sự có mặt của đại diện các cơ quan tố tụng tỉnh Điện Biên.
Bà Đặng Thị Nga mang tiếng oan che giấu các con giết hại chồng mình suốt 28 năm nay.
Theo nội dung vụ án, năm 1989, thi thể ông Trịnh Huy Tùng (chồng bà Nga) được tìm thấy dưới giếng. Cơ quan công an huyện Tuần Giáo đã khởi tố, bắt giam ba mẹ con bà Nga để điều tra về tội Giết người.
Năm 1990, TAND tỉnh Lai Châu cũ (nay là Điện Biên) mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bà Đặng Thị Nga 36 tháng tù (cho hưởng án treo) về tội Che giấu tội phạm. Hai con trai của bà Nga là anh Trịnh Công Hiến và Trịnh Huy Dương bị tòa buộc tội đã giết ông Tùng, tuyên án lần lượt 18 và 12 năm tù.
Sau khi tuyên án, bà Nga lặn lội đến khắp các cơ quan trung ương kêu oan cho mình và hai con.
Anh Trịnh Huy Dương bật khóc khi kể về cái chết trong oan trái của anh trai mình cùng những ngày tháng đau khổ đã phải trải qua khi mang tiếng oan sát hại cha.
Sau đó, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Tháng 1.1992, trong quá trình điều tra lại, VKSND tỉnh Lai Châu cũ có quyết định hủy bỏ việc tạm giam với anh Hiến và anh Dương sau 28 tháng tạm giam.
Tuy nhiên, cũng kể từ đó, vụ án bị treo lơ lửng suốt gần 30 năm mà không có bất cứ kết luận nào dù gia đình bà Nga liên tục gửi đơn kêu oan.
Năm 2016, cơ quan tố tụng liên ngành tỉnh Điện Biên vào cuộc để giải quyết đơn kêu oan của bà Nga và con trai.
Tháng 9.2017, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã đề nghị cơ quan tố tụng liên ngành sớm giải quyết vụ án dưới chân đèo Pha Đin. Tháng 10.2017, cơ quan tố tụng liên ngành đã quyết định đình chỉ bị can, tuyên bố bà Nga và hai con trai không phạm tội.
Căn nhà nhỏ gần chân đèo Pha Đin của gia đình bà Nga.
Anh Trịnh Công Hiến đã qua đời trước khi được minh oan. Theo lời kể gia đình, khi còn trong trại giam, anh xăm lên mình ba chữ "đời oan trái", nói khi nào được minh oan sẽ tự tay xóa đi.
Thế nhưng, vì áp lực từ tiếng xấu của kẻ giết cha quá nặng nề, anh suy sụp, có lần tự sát rồi qua đời vào năm 2004.
Theo Tuyến Phan (Pháp luật TP.HCM)
Vụ Nguyễn Khắc Thủy dâm ô trẻ em: Vì sao tội phạm xâm hại trẻ khó bị xử lý? Sau 2 năm kéo dài trong nhiều lùm xùm, vụ án "dâm ô trẻ em" mà bị cáo là ông Nguyễn Khắc Thủy (77 tuổi, ở TP.Vũng Tàu) vẫn chưa khép lại. Những ngày qua, gia đình các nạn nhân vẫn như "ngồi trên lửa" bởi ông Nguyễn Khắc Thủy có dấu hiệu trì hoãn việc thi hành án. Bị cáo Nguyễn Khắc...