Gần 50.000 SV đại học trước nguy cơ giải thể
Tổng kết mùa tuyển sinh 2012, các ĐH-CĐ ngoài công lập đều thở dài lo lắng vì không tuyển được sinh viên. Trong 3 giờ liên tục của buổi sáng 19/12, hàng chục ý kiến từ 20 trường ĐH, CĐ ngoài công lập ở phía Bắc đã bày tỏ lo ngại trước nguy cơ phải đóng ngành đào tạo hoặc tệ hại hơn là đóng cửa, giải thể trường.
Cần cấp cứu
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập nêu thực tế: “Nhiều trường Bộ cho chỉ tiêu nhưng tuyển không nổi, đứng trước nguy cơ đóng cửa nếu Bộ GD-ĐT không có cơ chế giúp đỡ. Chúng tôi cần được cấp cứu”.
Một hiệu trưởng phân tích: “Tại sao tuyển sinh nước mình lại khó thế? Năm 2007, tôi đã nói rằng, 2 em chỉ khác nhau 0,5 điểm được vào trường công lập còn anh khác thì không. Đó là bất công lớn.
Trong khi học phí công lập ngày càng tăng đi kèm với các trường được đầu tư lớn, còn trường ngoài công lập phải chật vật đi vay. Chỉ tiêu các trường công lập tăng, thời gian tuyển sinh kéo dài, điểm đầu vào thấp. Họ tranh thủ vét hết tận đáy. Chúng ta đã thật sự công bằng với con em là công dân tương lai của đất nước chưa?”.
Không khí buổi trao đổi các vấn đề liên quan đến công tác tuyển sinh 2012 của các ĐH-CĐ ngoài công lập sáng 19/12 tại Hà Nội
Hiệu trưởng một trường đã có 15 năm tồn tại và phát triển chia sẻ: “Chưa năm nào như năm nay, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh đến vậy. Trong khi trường khẳng định cơ sở vật chất, giáo viên không thua kém các trường công, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao”.
Ông đặt câu hỏi: “Mỗi năm, chúng ta có 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp. Tại sao không thể chọn được 300.000 – 400.000 em vào ĐH-CĐ? Phương án chọn học sinh vào trường hiện nay, theo ông không phù hợp với tình hình thực tiễn và “có vẻ như chủ trương xã hội hóa giáo dục chưa được chăm sóc, bị bỏ rơi”.
Vị lãnh đạo tỏ ý băn khoăn vào kì thi 3 chung hiện nay của Bộ GD-ĐT khi “kéo dài thời gian tuyển sinh nhưng lại không quy định điểm tuyển lần 2 phải cao hơn lần 1. Học phí trường công thấp hơn trường tư. Thử hỏi, thí sinh nào chọn trường ngoài công lập. Như vậy, sớm muốn hệ thống này sẽ chết”.
Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Á Nguyễn Ngọc Chu nêu thực tế: “Việt Nam đi ngược với các nước khi thắt đầu vào thả đầu ra. Dạy đại học đến 5 năm đại học là không cần thiết, nhiều môn không đúng trọng tâm.
Đồng ý với việc các trường đào tạo hàn lâm, tinh hoa phải làm bài bản, nhưng ông Chu cho rằng các môn học kĩ thuật không cần vậy. “Nên để các trường tự chủ, cho phép họ lấy điểm đầu vào phù hợp với loại hình. Hoặc nếu không đủ điểm chúng tuyển có thể vào học lớp dự bị đại học”.
Đại diện một trường cao đẳng nghề lên tiếng đề nghị “cần phải có cơ chế đặc thù cho các trường ngoài công lập. Không giúp đỡ chúng tôi về tài chính thì cũng tạo cơ chế để các trường tồn tại. Cùng một sân chơi nhưng công lập thì có tất cả, còn ngoài công lập không có gì. Chủ trương xã hội hóa chủ yếu là khẩu hiệu, chưa được thể hiện ở hành động”.
Video đang HOT
Lãnh đạo một trường ĐH có trụ sở tại Hà Nội ví von “nếu con tôi nếu bằng điểm sàn tôi cũng cho cháu vào trường công lập cho đỡ mất tiền. 85% học sinh hiện nay đang ở công lập, nếu họ tuyển dư 10% an toàn thì ngoài công lập không thiếu mới lạ”.
Bộ phải công khai minh bạch bao nhiêu người được điểm sàn, hiện nay đang ngồi ở đâu? Bộ nói là vấn đề thương hiệu. Vậy nếu đang ngồi ở công lập thì phải xem lại. Nếu đang lang thang ở ngoài thì mới chịu. Muốn sống phải xã hội hóa giáo dục. Nếu không thì còn khốn đốn kiểm định, đánh giá.
Để cho một trường như Trường ĐH Tân Tạo (TP.HCM) với cơ ngơi khai trang, đội ngũ nhiều GS từ Mỹ tham gia giảng dạy mà năm qua chỉ tuyển được 30 SV thì buồn quá”.
Phải đổi mới tuyển sinh
Rất nhiều ý kiến cho rằng các trường ĐH-CĐ ngoài công lập đang đứng trước nguy cơ đóng cửa, cần được cấp cứu
Vị lãnh đạo này muốn Bộ GD-ĐT công khai phổ điểm thi ĐH của thí sinh để thấy được chất lượng đầu vào hàng năm. Xác định điểm sàn cần có sự tham gia nhiều hơn của hiệp hội.
Ý kiến khác đề xuất: “Bộ nên để 1 năm thi đại học 2 -3 lần để các em học sinh không bị gián đoạn việc học-thi. Có thể công lập tuyển sinh tháng 9, ngoài công lập tuyển sinh tháng 3. Như vậy vừa tạo động lực cho học sinh, tiết kiệm cho xã hội. Để các em ở bên ngoài dễ dẫn đến hư hỏng”.
“Nên chăng chọn các em đỗ tốt nghiệp vào trường. Còn chọn như thế nào là tùy các trường” – một đại biểu nêu quan điểm.
Nhiều ý kiến thẳng thắn: cần bỏ kỳ thi 3 chung như hiện nay, để các trường tự thi. Hoặc không có cơ chế để các trường tuyển sinh viên hệ dự bị (chưa đủ điểm sàn trúng tuyển) để bồi dưỡng, tạo nguồn tuyển sinh.
Nếu giữ 3 chung thì cần hạn chế nguồn tuyển của các trường công lập, đào tạo tinh hoa và điểm sàn trúng tuyển vào các trường này phải cao (ít nhất từ 18 điểm trở lên) tạo điều kiện cho khối trường ngoài công lập.
Một đại biểu thẳng thắn: “Những nguy cơ của các trường ĐH-CĐ ngoài công lập đã bàn nhiều. Chúng ta cũng sẵn sàng đối thoại với Bộ GD-ĐT, Quốc hội, Ban tuyên giáo TƯ hoặc cao hơn là Bộ Chính trị xem những chính sách được đưa ra đã đúng chưa?”
“Gần 50.000 sinh viên, hơn 3000 cán bộ, giảng viên của các trường ĐH-CĐ ngoài công lập là con số không nhỏ đang đứng trước nguy cơ giải thể nếu nhà nước không có chính sách giúp đỡ” – một nữ đại biểu bày tỏ tâm tư.
Theo Văn Chung (Vietnamnet)
ĐH ngoài công lập muốn Bộ GD-ĐT bỏ điểm sàn
"Học sinh nào được nhà nước ưu đãi học phí thì điểm trúng tuyển ĐH, CĐ phải cao hơn những em không được ưu đãi", một thành viên của Hiệp hội các trường ngoài công lập đề xuất.
Sáng qua (19/12), Hội nghị của Hiệp hội các trường ngoài công lập đã diễn ra với sự tham gia của nhiều lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập trên cả nước. Trong hội nghị, đa số các đại biểu đều cho rằng Bộ GD - ĐT nên bỏ điểm sàn.
Hiện nay, nước ta có khoảng 80 trường đại học, cao đẳng ngoài công lập với gần 50.000 sinh viên theo học và khoảng 3.000 cán bộ giáo viên. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, các trường ngoài công lập rất khó khăn trong công tác tuyển sinh.
Phân tích nguyên nhân của thực trạng này, một đại biểu cho rằng: "Số trường ngày càng tăng, nhưng số lượng người học thì chỉ có thế, và vì các trường công lập khituyển sinh thì "vét đến con tép" nên các trường ngoài công lập mới khó khăn trong công tác này. Hơn nữa, xã hội hiện nay vẫ còn tồn tại tâm lý thích cho con vào trường công, và tâm lý này rất khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều".
Bên cạnh đó, nhiều chính sách của Bộ GD - ĐT không được sự đồng thuận của các trường ngoài công lập. Trong đó việc quy định điểm sàn chung cho tất cả các trường trong kỳ tuyển sinh là vấn đề gây tranh cãi.
Một thành viên của Hiệp hội các trường ngoài công lập cho rằng: "Bộ GD - ĐT đưa ra quy định về điểm sàn điểm chuẩn là không hợp lý. Còn người muốn học đại học, tại sao Bộ lại không cho?".
Theo quan điểm của ông, việc học sinh tốt nghiệp phổ thông là có đủ trình độ để học đại học, bởi đầu vào quan trọng nhưng không mang tính chất quyết định.
Lãnh đạo một trường dân lập lo ngại nếu kỳ thi tuyển sinh năm 2013 Bộ GD - ĐT vẫn giữ chính sách ba chung (chung đề, chung thời gian, chung điểm sàn) thì các trường ngoài công lập sẽ ngày càng gặp khó khăn.
Về vấn đề này, nhiều đại biểu cũng đồng tình và quyết liệt phản đối chính sách 3 chung của Bộ GD - ĐT, một đại biểu cho rằng: "Ba chung không nên có từ đầu, 10 năm qua thực hiện chính sách này là quá đủ rồi, và nên chấm dứt càng sớm càng tốt".
Với thực trạng trên, thành viên của Hiệp hội đưa ra biện pháp Bộ GD-ĐT cần công khai phổ điểm để có được cái nhìn khái quát về điểm thi, trên cơ sở đó quyết định điểm sàn.
Một đại biểu cho rằng việc xác định điểm sàn của Bộ GD - ĐT hiện nay là không có cơ sở khoa học. Cụ thể, ông cho rằng kỳ thi tuyển sinhđại học, năm 2012 Bộ GD - ĐT đưa điểm sàn sai, bởi theo phổ điểm thì số lượng học sinh đạt tổng điểm 3 môn từ 7-8 điểm có tỷ lệ cao nhất, nhưng điểm sànđại học của Bộ GD - ĐT công bố lại từ 13-14,5 điểm. Với số điểm này, các trường đại học ngoài công lập rất khó có thể tuyển sinh được.
Ông khẳng định quan điểm: "Nếu Bộ GD - ĐT không đảm bảo đề thi khách quan thì cần bỏ điểm sàn".
Hội nghị của Hiệp hội các trường ngoài công lập bàn về vấn đề tuyển sinh ĐH, CĐ.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng việc kiến nghị Bộ GD - ĐT bỏ điểm sàn là hết sức khó khăn và trước mắt sẽ không thực hiện được, vì thế một phương án được đưa ra đó là quy định các mức điểm sàn khác nhau cho từng loại trường.
Một vị hiệu trưởng trường dân lập bày tỏ: "Chúng ta không nên đánh đồng các loại trường với nhau. Bởi có những trường chủ yếu đào tạo người ra làm việc sẽ khác những trường đào tạo nhân tài cho đất nước".
Theo quan điểm của ông, đối với các trường đại học tinh hoa, Bộ GD - ĐT nên cho các trường tự tuyển sinh, đối với các trường công lập có nhu cầu đào tạo các cán bộ cho nhà nước, nhà nghiên cứu, nhà khoa học thì cũng có thể cho tổ chức thi và nên có chính sách ưu đãi cho các trường này. Còn các trường chỉ đào tạo người ra làm việc thì cần phải có một quy chế tuyển sinh riêng.
Đại biểu khác cũng khẳng định: "Bộ GD - ĐT cần quyết định vùng tuyển, thời gian,điểm sàntuyển sinh cho từng loại trường, trường nào đăng ký loại nào thì theo quy định đó".
Ngoài ra, có ý kiến còn cho rằng Bộ GD - ĐT chỉ nên quy định điểm sàn đối với các trường công lập do Bộ quản lý, hưởng ngân sách từ nhà nước. Còn các trường ngoài công lập thì cần được tự chủ.
Hoặc một ý kiến khác lại đề nghị Bộ GD - ĐT đưa ra hai mức điểm sàn, những học sinh nào được nhà nước ưu đãi học phí thì điểm cao hơn những học sinh không được ưu đãi.
Cũng trong cuộc hội thảo, lãnh đạo các trường ngoài công lập còn đưa ra ý kiến nên bỏ kỳ thi đại học và giao cho các trường tự tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Thậm chí, có đại diện cho rằng việc thi tuyển đại học là không cần thiết. Bởi những học sinh tốt nghiệp THPT là đã đủ điều kiện để học đại học, nếu lấy điểm đầu vào quá cao thì cơ hội học tập cho học sinh sẽ bị thu hẹp, hoặc đối với những học sinh chưa đủ điều kiện học đại học có thể đào tạo dự bị, bổ túc một thời gian và cho các em thi.
Để có thể thay đổi thực trạng khó khăn trong công tác tuyển sinh ở các trường ngoài công lập, một đại biểu nêu lên ý kiến cho rằng các trường ngoài công lập cần mạnh dạn đăng ký kiểm định chất lượng, và công khai chất lượng với xã hội.
Hiệp hội các trường ngoài công lập cũng nhận thấy nhiều ý kiến đệ trình lên Bộ GD - ĐT còn chưa được chấp nhập và không thay đổi. Vì vậy, các thành viên trong Hiệp hội cho rằng cần phải có nhiều kênh để phản ánh kiến nghị hơn như Ban Tuyên giáo, Chính phủ hay Bộ Chính trị.
AN HOÀNG
Theo infonet
'Biệt thự đắp chiếu, trường mầm non thì thiếu' Các chuyên gia giáo dục cho rằng, Việt Nam đang có những căn biệt thự, nhà ở đắp chiếu, trong khi nhiều nơi đang thiếu trường mầm non cho trẻ, thiếu các tòa nhà đào tạo tài năng và nguồn nhân lực... Sáng 18/12, các đại biểu tham dự hội thảo về "xã hội hóa giáo dục" khẳng định, cần phải để cho...