Gần 500 người Việt hiến tặng giác mạc trong một thập kỷ
Bà Nguyễn Thị Hoa ( Ninh Bình) là người đầu tiên hiến giác mạc ở Việt Nam vào năm 2007, từ đó nhiều người tham gia hiến tặng giác mạc.
Sáng 18/10, Bệnh viện Mắt Trung ương phối hợp với UBND huyện Kim Sơn (Ninh Bình) tổ chức Lễ tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của người hiến tặng giác mạc năm 2018. Dịp này 29 gia đình có người hiến tặng giác mạc được tôn vinh. 7 cá nhân xuất sắc trong phong trào vận động hiến tặng giác mạc được khen thưởng.
Ông Phạm Ngọc Đông, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết Ninh Bình là địa phương lan rộng phong trào hiến tặng giác mạc. Kể từ 4/2007, cụ bà Nguyễn Thị Hoa, ở Cồn Thoi, Kim Sơn, Ninh Bình đã hiến tặng giác mạc sau khi qua đời. Tấm lòng và nghĩa cử cao đẹp của cụ đã trở thành tấm gương thúc đẩy phong trào hiến tặng giác mạc trong vùng.
Từ năm 2007 đến nay, cả tỉnh Ninh Bình có 289 người hiến giác mạc, đặc biệt huyện Kim Sơn đến 279 người hiến. Bên cạnh đó, phong trào hiến tặng giác mạc trong huyện Kim Sơn đã hình thành một mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên vận động, tuyên truyền về hiến tặng giác mạc.
Từ Ninh Bình, sau đó phong trào hiến tặng giác mạc lan rộng đến địa phương khác như Hà Nội, Thanh Hóa, Hòa Bình, Nam Định, Nghệ An, Quảng Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Bình, Bắc Ninh. Hơn 10 năm qua (2007-2018), cả nước có trên 35.000 người đăng ký hiến tặng giác mạc, trong đó 494 người tặng giác mạc sau khi qua đời ở 15 tỉnh thành. Bệnh viện Mắt Trung ương đã thu nhận và ghép cho hàng trăm bệnh nhân mù do các bệnh lý giác mạc giúp họ tìm lại được ánh sáng.
Một người hiến giác mạc có thể mang lại ánh sáng cho hai người mù.
Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết phẫu thuật ghép giác mạc là phương pháp duy nhất trên thế giới hiện nay mang lại ánh sáng cho người mù do bệnh lý giác mạc.
Ước tính, Việt Nam hiện có trên 200.000 người mù do bệnh lý giác mạc, cần được ghép giác mạc để tìm lại ánh sáng. Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, danh sách người đăng ký chờ ghép giác mạc gần 1.000 người, con số này ngày càng tăng.
Kỹ thuật ghép giác mạc ở Việt Nam hiện nay phát triển nhưng lượng giác mạc hiến tặng rất ít so với nhu cầu. Hàng trăm nghìn bệnh nhân đang phải sống trong cảnh mù lòa, chờ đợi nguồn giác mạc duy nhất từ người hiến sau khi qua đời.
Năm 2006, Luật Hiến ghép mô và bộ phận cơ thể người, hiến và lấy xác được Quốc hội thông qua. Tháng 5/2009, Ngân hàng Mắt đầu tiên ở Việt Nam hoạt động, tuyên truyền và vận động hiến tặng giác mạc. Ngân hàng Mắt còn là nơi thu nhận, đánh giá, bảo quản, điều phối giác mạc…
Giác mạc là màng mỏng trong suốt che chắn trước nhãn cầu (tương đương với phần lòng đen của con mắt), cho phép ánh sáng, hình ảnh đi qua để hội tụ trên đáy mắt và từ đó truyền lên não bộ. Giác mạc chỉ được lấy từ người hiến tặng sau khi qua đời trong vòng 48 tiếng. Việc thu nhận giác mạc được tiến hành trong vòng vài phút, không ảnh hưởng đến hình dạng đôi mắt người hiến cũng như việc tổ chức tang lễ cho người quá cố.
Giác mạc sau khi thu nhận được bảo quản tại Ngân hàng Mắt và sau đó ghép cho người mù do bệnh lý giác mạc. Một người hiến giác mạc có thể mang lại ánh sáng cho hai người mù.
Lê Nga
Video đang HOT
Theo VNE
Lý do khiến mỗi ngày có khoảng 200 trẻ đau mắt đỏ phải nhập viện
Tại các bệnh viện Mắt Trung Ương, bệnh viện Mắt Hà Nội, Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 tại TP. HCM, bệnh viện Nhi Trung Ương... trẻ nhập viện vì đau mắt ngày càng nhiều. Mỗi ngày có khoảng 200 trẻ bị đau mắt đỏ phải nhập viện.
Đau mắt đỏ là căn bệnh lành tính, tuy nhiên cần vệ sinh sạch sẽ tránh viêm nhiễm nặng ảnh hưởng đến thị lực
Bệnh đau mắt đỏ với triệu chứng mắt đỏ, có ghèn, thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt, dử mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh.
Ghi nhận của Gia Đình Mới tại Bệnh viện Mắt Trung Ương, Bệnh viện Mắt Hà Nội... rất nhiều bệnh nhân phải đến điều trị vì bệnh đau mắt đỏ.
Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 tại TP. HCM, Bệnh viện Nhi Trung Ương, mỗi ngày có khoảng 200 trẻ bị đau mắt đỏ phải nhập viện.
Nhiều bệnh nhân nhập viện khi mắt sưng mề, đỏ máu, đau nhức và liên tục chảy nước mắt, gỉ ghèn. Với trẻ nhỏ, nhiều bé gặp thêm trường hợp nóng sốt, mệt mỏi, chán ăn.
Đặc biệt, các bác sĩ cho biết, khoảng từ tháng 8 - 10 là mùa của đau mắt đỏ, đặc biệt, bệnh bùng nổ sau những trận mưa lớn. Bởi vì nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa hay khi môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối...cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.
Bs Nguyễn Vinh Quang - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Hà Nội cho biết, với bệnh đau mắt đỏ, bệnh nhân thường gặp triệu chứng mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt.
Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác.
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.
Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc... thì hậu quả sẽ lớn hơn.
Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều vi rút. Hoặc có thể lây qua cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt... Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối, sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.
Bác sĩ khuyến cáo, với đau mắt đỏ thường lành tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và lao động. Có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.
Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây bệnh sau khi đã khỏi bệnh một tuần.
Các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ
Khi không có dịch:
- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.
- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
- Không dùng tay dụi mắt.
Khi đang có dịch đau mắt đỏ:
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt
- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
- Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh
- Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.
Cách xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ:
- Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần/ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
- Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
- Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
- Khi bị đau mắt, thông thường sẽ bị 1 bên mắt trước, cần cẩn thận để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra.
- Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.
- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu...
- Khi có dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ phải đến cơ sở y tế để khám, được tư vấn và điều trị.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
Theo www.giadinhmoi.vn
Cảnh báo Hội chứng burn-out khiến các bác sĩ tự tử Áp lực công việc khiến chính các bác sĩ rơi vào trạng thái căng thẳng dẫn tới trầm cảm có xu hướng tìm đến cái chết. Đó là Hội chứng Burn-out vừa được PGS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cảnh báo. Nam bác sĩ công tác ở một bệnh viện lớn tại TPHCM đang rơi vào tình trạng...