Gần 50% nam giới tuổi 25-74 rối loạn cương
Nghiên cứu Global Better Sex Survey gần đây cho thấy rối loạn cương ảnh hưởng đến 48% nam giới trong độ tuổi từ 25 đến 74, tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh.
Rối loạn cương có liên quan đến các bệnh lý nhất định. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đáng kể ở nam giới có đái tháo đường (39%), béo phì (26%) và cao huyết áp (26%).
Vừa qua, tại Hà Nội và TP HCM, Bayer Healthcare Pharmaceuticals đã tổ chức các buổi hội thảo khoa học nhằm giới thiệu giải pháp mới trong điều trị rối loạn cương cho nam giới. Chương trình được thực hiện dưới sự hỗ trợ chuyên môn trong lĩnh vực Nam học của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bình Dân TP HCM. Sự kiện đã thu hút hơn 400 khách mời là các dược sĩ, bác sĩ chuyên ngành Nam khoa và Thận niệu cùng các chuyên gia y tế trong cả nước.
Thạc sĩ, bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân TP HCM.
Tại hội thảo, Thạc sĩ, bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân TP HCM chia sẻ: “Rối loạn cương không phải là một triệu chứng mà một bệnh lý. Nam giới thường mặc cảm tự ti, xấu hổ khi mắc bệnh này. Họ rất ngại chia sẻ nên bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Chỉ khi nào vấn đề sức khỏe trở nặng họ mới quyết định tìm đến nhân viên y tế để tìm giải pháp. Nếu người bệnh nhận được tư vấn kỹ lưỡng và được điều trị sớm, mọi việc sẽ trở nên tốt hơn”.
Video đang HOT
Rối loạn cương thường được biết đến với những tên gọi như yếu sinh lý hoặc liệt dương… Về mặt y khoa, nó được mô tả là tình trạng mất khả năng đạt được và (hoặc) duy trì dương vật cương đủ cứng để thỏa mãn hoạt động tình dục. Đây là một bệnh lý nam giới không muốn nghĩ đến và không dám thừa nhận vì sợ đụng chạm vào “bản lĩnh đàn ông”. Do đó, nam giới thường mất ít nhất hai năm để phát hiện và thừa nhận vấn đề này. Ngoài việc gây mất tự tin ở đàn ông, bệnh còn ảnh hưởng đến hạnh phúc của nhiều gia đình do đời sống tình dục giữa hai vợ chồng chưa được thỏa mãn.
Toàn cảnh hội thảo giới thiệu về bước tiến mới trong điều trị rối loạn cương.
Theo Thạc sĩ – bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, bệnh nhân bị chứng bệnh này cần chủ động tìm hiểu và gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn và chỉ định điều trị đúng đắn, giúp mang lại chất lượng sống tốt hơn cho cá nhân đồng thời đảm bảo lâu dài hạnh phúc gia đình.
Rối loạn cương thời gian qua được điều trị bằng thuốc ức chế PDE-5 dạng bào chế viên nén bao phim truyền thống. PDE5 (Phosphodiesterase type 5) là một isoenzyme phân bố chủ yếu ở thể hang ngăn cản sự thư giãn tế cơ trơn. Gần đây, các chuyên gia đã phát minh ra loại viên tan trong miệng thuận lợi và hiệu quả hơn.
Dạng viên tan trong miệng (ODT) được bào chế mới đây của Bayer HealthCare có thể uống thuốc mà không cần nước hoặc các chất lỏng khác, tan nhanh trong miệng trong vòng vài giây, hiệu quả trên các mức độ của rối loạn cương, bệnh nhân có một số bệnh lý đi kèm như đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu (qua các thử nghiệm trên lâm sàng). Thuốc có đặc tính an toàn tương tự như đặc tính của hình thức viên nén bao phim và chỉ có thể sử dụng khi được kê toa.
Phương Thảo
Theo VNE
Rối loạn cương, bệnh 'khó nói' nhưng không khó trị
Theo kết quả công bố mới đây của Global Better Sex Survey (Khảo sát tình dục toàn cầu) do bác sĩ John Mulhall, Bộ môn Niệu, Trường đại học y khoa Weill thuộc Viện đại học Cornel (Mỹ) thực hiện, cho thấy rối loạn cương (RLC) ảnh hưởng đến 48% nam giới từ 25-74 tuổi và tuổi càng cao thì càng dễ bị RLC.
RLC là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, với tên gọi "vấn đề 12 giờ" - Ảnh: Shutterstock
Ngoài ra, RLC cũng có liên quan đến một số bệnh lý như: tỷ lệ mắc RLC cao hơn ở nam giới có bệnh đái tháo đường (39%), béo phì (26%) và cao huyết áp (26%).
RLC còn là một trong những nguyên nhân gây đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Đây là một nguyên nhân thầm kín với tên gọi "vấn đề 12 giờ" hay RLC.
Theo thạc sĩ - bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM): "RLC không phải là một triệu chứng mà là một bệnh lý mà nam giới phải mất nhiều thời gian để phát hiện vì mặc cảm tự ti, xấu hổ của mình. Nam giới rất ngại chia sẻ 'vấn đề lớn' của mình với bất cứ ai, điều này làm cho tình trạng RLC càng trầm trọng hơn. Chỉ khi nào vấn đề sức khỏe trở nên trầm trọng thì họ mới quyết định tìm đến nhân viên y tế để tìm giải pháp. Nếu bệnh nhân được tư vấn kỹ lưỡng và được điều trị đúng mức, mọi việc sẽ trở nên tươi sáng hơn với họ".
Qua đó, bác sĩ Dũng khuyến cáo từ thực tế trên cho thấy, người bị RLC nên chủ động tìm hiểu bệnh và gặp bác sĩ để nhận được tư vấn, chỉ định điều trị đúng đắn. Đồng thời, bác sĩ, nhân viên y tế cũng có vai trò quan trọng trong việc thăm dò nhu cầu của bệnh nhân và hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp, đặc biệt là điều trị về mặt tâm lý.
Để điều trị tình trạng RLC, các tài liệu hướng dẫn hiện nay khuyên dùng thuốc ức chế men PDE-5 (men có trong dương vật, làm chức năng điều chỉnh giúp dương vật xìu xuống sau khi cương với khoảng thời gian nhất định) dạng uống làm điều trị đầu tay. Trong đó, thuốc ức chế PDE-5 dạng viên nén bao phim truyền thống đã được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, giải pháp mới nhất là viên nén tan nhanh trong miệng vừa được công bố gần đây. Giải pháp này đã được chứng minh có hiệu quả rõ nét trên các mức độ của RLC, cũng như với những người có một số bệnh lý đi kèm như: đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu...
Theo bác sĩ Dũng, điều trị RLC hoàn toàn không khó, cái khó là tháo gỡ tâm lý "khó nói", không thừa nhận bệnh của nam giới để được điều trị sớm và tốt nhất.
Nguyên Mi
Theo TNO
Teo "của quý" vì đồ uống có cồn Việc lạm dụng đồ uống có cồn đang khiến "lò xo" của nhiều nam giới rơi vào tình trạng "trên bảo dưới không nghe" - không chỉ khả năng tình dục giảm mà chất lượng tinh trùng cũng èo uột. Giảm chất lượng "tinh binh" Tại các trung tâm nam học đang ghi nhận, ngày càng có nhiều thanh niên trẻ chưa lập...