Gần 400 ca nCoV, dịch xuất hiện thêm ở Tân Sơn Nhất
Hôm nay cả nước ghi nhận 4 bệnh nhân Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm sau 10 ngày lên 398; một nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất được xác định nhiễm bệnh.
4 ca nhiễm được ghi nhận gồm: một ca ở Quảng Ninh, một Bắc Ninh, TP HCM và Bình Dương mỗi nơi ghi nhận một ca. So với những ngày qua, số ca bệnh hôm nay đã giảm rất nhiều.
Như vậy, tổng 10 ngày từ 28/1 đến 6/2, 398 ca nhiễm cộng đồng được ghi nhận ở 12 tỉnh thành: Hải Dương (290), Quảng Ninh (47), Hà Nội (23), Gia Lai (18), Bình Dương (6), Bắc Ninh cùng Điện Biên mỗi nơi 3, Hòa Bình và TP HCM mỗi nơi 2 ca, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Giang mỗi nơi một ca.
Hành khách làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 6/2. Ảnh: Quỳnh Trần.
Ca nhiễm được Bộ Y tế công bố tại TP HCM hôm nay – “bệnh nhân 1979″ là nam thanh niên 27 tuổi, ngụ ở Bình Dương nhưng làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất. Còn ca nhiễm tại Bình Dương – “bệnh nhân 1980″ là em ruột và ở cùng nhà “bệnh nhân 1979″.
Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), “bệnh nhân 1979″ đã được phát hiện nhờ xét nghiệm tầm soát tại sân bay. Đây là nhân viên làm việc tại vị trí không tiếp xúc hành khách, cũng đã nghỉ làm trong những ngày gần đây nên đã giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm ở sân bay.
Video đang HOT
Đến nay, cơ quan này đã xác định 44 người tiếp xúc nhân viên sân bay nhiễm bệnh. Các trường hợp tiếp xúc đã được lấy mẫu xét nghiệm, đang đợi kết quả. Bệnh viện Quân y 175 đã cách ly tập trung, xét nghiệm 21 nhân viên tiếp xúc bệnh nhân này.
Chính quyền tỉnh Bình Dương hôm nay đã phong toả chung cư Ehome 4 với hơn 3.000 dân ở phường Vĩnh Phú, TP Thuận An – nơi nhân viên sân bay và người em sinh sống. Người dân được yêu cầu ở trong nhà, không ra ngoài. Nhiều người phải nhờ người thân bên ngoài tiếp tế đồ đạc, nhu yếu phẩm.
Nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19, chiều 4/2. Ảnh: Trung Sơn.
Do ca bệnh liên quan sân bay lớn nhất nước, thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã bay vào họp khẩn với TP HCM và Bình Dương bàn cách dập dịch. Ông cho rằng phải xác định đây là “ổ dịch tại TP HCM”. Lãnh đạo Cảng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất cần phối hợp TP HCM để sớm kiểm soát, xử lý dịch.
Trong khi đó, liên quan vùng dịch lớn nhất nước là Hải Dương, chiều nay bác sĩ Bệnh viện dã chiến 2 đã trao giấy chứng nhận khỏi Covid-19 cho “bệnh nhân 1664″, 1665 và 1690. Đây là 3 bệnh nhân đầu tiên của đợt dịch bùng phát từ ngày 28/1 nay khỏi bệnh.
Quảng Ninh – vùng dịch lớn thứ hai sau Hải Dương từ 12h trưa nay cho phép các tuyến vận tải vận chuyển hành khách bằng đường bộ và đường thủy ở Quảng Ninh được hoạt động trở lại từ 12h ngày 6/2 để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2021.
Tại Đà Nẵng, để phòng chống dịch, chính quyền thành phố đã quyết định thành lập 14 chốt kiểm soát dịch tất cả cửa ngõ đường bộ, hàng không, đường sắt, đường biển vào thành phố.
Sẽ kiểm soát người nhiễm HIV tốt hơn
Mới đây, với 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Theo đó, Luật quy định, người nhiễm HIV phải thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Luật phòng, chống HIV/AIDS dựa trên hai chính sách gồm "Tăng cường tiếp cận thông tin người nhiễm HIV" và "Bảo đảm quyền được tiếp cập dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của mọi đối tượng".
Luật Phòng, chống HIV/AIDS bổ sung thêm các biện pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (Ảnh minh họa)
Cụ thể, Luật bổ sung nghĩa vụ của người nhiễm HIV phải thông báo tình trạng nhiễm HIV của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn hoặc người sống chung như vợ chồng. Đây là nội dung cần thiết để góp phần bảo vệ quyền được an toàn của mỗi cá nhân và giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ người nhiễm HIV qua quan hệ tình dục (Điểm a, khoản 1 Điều 4 của Luật Phòng chống HIV/AIDS 2006).
Luật lần này điều chỉnh, bổ sung một số đối tượng nguy cao được ưu tiên các biện pháp tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS gồm nhóm người quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển đổi giới tính, người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV và với các đối tượng nguy cơ cao, phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam, nhà tạm giữ, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng (Khoản 2 Điều 11 của Luật Phòng chống HIV/AIDS 2006). Cùng đó, bổ sung trường hợp cơ quan thông tin đại chúng thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS được thu phí theo đặt hàng, giao nhiệm vụ có bố trí kinh phí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phù hợp với thực tiễn về tự chủ tài chính hiện nay, tránh quy định mang tính hình thức là miễn phí nhưng không khả thi. (Khoản 3, 7 Điều 12 và Điều 18 của Luật Phòng chống HIV/AIDS 2006).
Ngoài ra, luật lần này điều chỉnh, mở rộng sự tham gia của người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao được tham gia một số biện pháp phòng, chống HIV/AIDS như: cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc HIV, sinh phẩm tự xét nghiệm sàng lọc HIV cho người có nguy cơ cao tại cộng đồng theo quy định của pháp luật; giới thiệu, tư vấn sử dụng và tuân thủ điều trị, chuyển gửi người nguy cơ cao tham gia điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm HIV. Đây là những hoạt động, dịch vụ đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với điều kiện của người nhiễm HIV, người nguy cơ cao, tạo điều kiện để những người trong các nhóm đồng đẳng, nhất là người có mặc cảm dễ tiếp cận với các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS (Điều 20 của Luật Phòng chống HIV/AIDS 2006).
Luật hóa để quy định cụ thể các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV hiện đang thực hiện theo quy định của Chính phủ và quy định cụ thể các đối tượng được tiếp cận các biện pháp can thiệp giảm tác hại để bảo đảm hiệu lực pháp lý và tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật. Bổ sung biện pháp can thiệp mới là "dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút HIV". Đây là biện pháp kỹ thuật mới rất có hiệu quả trong phòng lây nhiễm HIV (Điều 21 của Luật Phòng chống HIV/AIDS 2006). Giảm độ tuổi được quyền tự nguyện đề nghị xét nghiệm HIV của trẻ em từ đủ 16 tuổi xuống đủ 15 tuổi mà không cần sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật để bảo đảm phù hợp với tình trạng thực tế lây nhiễm HIV trong nhóm trẻ hiện nay cần được xét nghiệm sớm để điều trị kịp thời nếu trẻ nhiễm HIV, bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em, khắc phục được các tồn tại hiện nay (Điều 27 của Luật Phòng chống HIV/AIDS 2006).
Quy định theo hướng phân tách cụ thể các kỹ thuật xét nghiệm tương ứng với phạm vi và điều kiện thực hiện từ đơn giản (xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng) đến phức tạp (khẳng định trường hợp HIV dương tính) để đáp ứng yêu cầu phát triển kỹ thuật hiện nay. Đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với điều kiện của cơ sở xét nghiệm HIV. Bổ sung quy định người được xét nghiệm HIV cung cấp chính xác địa chỉ nơi cư trú và số chứng minh thư nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân của mình cho cơ sở xét nghiệm trước khi thực hiện xét nghiệm khi muốn nhận kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính (Điều 29 của Luật Phòng chống HIV/AIDS 2006).
Luật Phòng chống HIV/AIDS sửa đổi, bổ sung lập "kỷ lục":
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, thông tin, thông thường các luật thường được Quốc hội xem xét, thảo luận trong một kỳ họp. Sau đó, Chính phủ và cơ quan soạn thảo hoàn thiện, tiếp thu, giải trình, rồi Quốc hội xem xét để thông qua tại kỳ họp sau đó. "Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) lần này được Quốc hội xem xét và thông qua ngay trong một kỳ họp. Đây là "kỷ lục", lần đầu tiên Quốc hội thực hiện xem xét và thông qua trong một kỳ; và là 1 trong 3 luật được 100% đại biểu có mặt đồng ý thông qua"- ông Long chia sẻ.
Cũng theo ông Long, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS góp phần giảm số người nhiễm mới HIV xuống dưới 1.000 trường hợp, giảm số tử vong do AIDS đạt mức dưới 1 trường hợp /100.000 dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Bổ sung đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV để bảo đảm lợi ích của người nhiễm HIV trong việc điều trị, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho họ cũng như phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV cho người trực tiếp chăm sóc, điều trị cho họ (Điều 30 của Luật Phòng chống HIV/AIDS 2006).Quy định phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV được miễn phí như quy định hiện hành và có thêm nguồn chi trả từ bảo hiểm y tế đối với người có thẻ BHYT theo yêu cầu chuyên môn (Điều 35 của Luật Phòng chống HIV/AIDS 2006); Bổ sung đối tượng được điều trị miễn phí do không tiếp cận bảo hiểm y tế của các phạm nhân (Điều 39 của Luật Phòng chống HIV/AIDS 2006). Các quy định này nhằm bảo đảm điều kiện thuận lợi về quyền tiếp cận dịch vụ can thiệp giảm tác hại, xét nghiệm HIV, chăm sóc điều trị HIV/AIDS của mọi người dân, đặc biệt phụ nữ mang thai, trẻ em, nhóm người yếu thế. Đồng thời bổ sung biện pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV là biện pháp chuyên môn kỹ thuật mới, hiệu quả cho người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV, người phơi nhiễm với HIV để tăng tiếp cận và hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm HIV cho các đối tượng này (Điều 36 của Luật Phòng chống HIV/AIDS 2006). Quy định cụ thể hơn về nguồn lực và huy động các nguồn lực khác nhau cho phòng, chống HIV/AIDS bảo đảm thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nhằm mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam, thể hiện vai trò Nhà nước trong việc cam kết nguồn lực hỗ trợ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đối với cộng đồng quốc tế (Điều 43 củaLuật Phòng chống HIV/AIDS 2006).
Bãi bỏ Điều 42 về tạm đình chỉ điều tra, miễn chấp hành hình phạt đối với người bị AIDS giai đoạn cuối, do khi người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS, nếu được điều trị ARV sẽ khỏe mạnh bình thường. Việc bỏ điều khoản này cũng nhằm đảm bảo quyền được điều trị HIV/AIDS cho những người nhiễm HIV trong cơ sở giam giữ, không để cho họ bị tử vong do AIDS nếu không được điều trị. Mặt khác, hiện nay việc tạm đình chỉ điều tra, miễn chấp hành hình phạt tù và các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đang được thực hiện theo các luật về hình sự, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính mới được ban hành. Bãi bỏ Điều 44 về Quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV. Việc bãi bỏ Quỹ này phù hợp với chủ trương tại Nghị quyết số 792/2019/NQ-UBTVQH14 ngày 22/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các quỹ ngoài ngân sách. Chính phủ sẽ đề xuất ghép nội dung của Quỹ này trong một Quỹ chung về lĩnh vực y tế khi xây dựng trong Luật phòng bệnh trình Quốc hội trong nhiệm kỳ tới. Việc bãi bỏ điều này không làm ảnh hưởng đến quyền được hỗ trợ, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS của người nhiễm HIV do việc điều trị HIV/AIDS đã được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả hoặc ngân sách nhà nước đảm bảo cho một số đối tượng quy định tại Điều 39 sửa đổi, bổ sung.
Đã có kết quả xét nghiệm người tiếp xúc với một phụ nữ ở HN nghi nghiễm COVID-19 khi đến Nhật Liên quan đến trường hợp một phụ nữ ở Hà Nội phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 khi đến Nhật, ngành y tế đã xác định có 2 người tiếp xúc với ca bệnh này. Xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho người dân. Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, hiện CDC...