Gần 40 năm tù cho 11 bị cáo trong đường dây buôn lậu
Sáng nay (29/3), Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra xét xử 11 bị cáo trong đường dây buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Gần 40 năm tù cho 11 bị cáo trong đường dây buôn lậu xuyên quốc gia (ảnh CTV)
Đường dây này do Lương Quang Thắng (SN 1978, ở Móng Cái, Quảng Ninh) và Đào Thị Thu Hoa (SN 1974, ở quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) cầm đầu. Có 10 bị cáo bị truy tố về tội “Buôn lậu” và một bị cáo bị truy tố về tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”.
Theo cáo trạng của Viện KSNDTC, rạng sáng ngày 2/11/2014, tại bến đò Ka Long, TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), cơ quan CSĐT đã bắt quả tang Lương Văn Thắng cùng các đồng phạm tổ chức vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới bằng đường sông từ cửa khẩu Biên Mậu, Trung Quốc về bến đò sông Ka Long, Việt Nam.
Cùng thời điểm, Cơ quan CSĐT cũng bắt quả tang 3 bị cáo khác trong đường dây này đang vận chuyển hàng hóa từ đò lên xe ô tô.
Video đang HOT
Tiếp tục khám xét, Cơ quan CSĐT bắt thêm các đối tượng khác trong đường dây. Riêng Lương Quang Thắng bỏ trốn, đến ngày 10/11/2014 đã ra cơ quan công an đầu thú.
Lực lượng chức năng cũng tiến hành thu giữ tổng cộng 18 thùng và bao chứa hàng hóa trên 2 xe ô tô mang BKS 34C 03210 và BKS 14N 6466. Cùng với 83 thùng, bao hàng hóa trên hai đò máy QN 5155 và QN 3437 . Một số đò chở hàng khác đã kịp chạy thoát.
Tiến hành khám xét khẩn cấp kho hàng của Thắng tại kho chợ Asesn, kho Cây Dừa, thuộc khu 4 phường Hải Hòa, TP Móng Cái và khám xét 5 ô tô dùng để chở hàng, lực lượng chức năng thu giữ tổng cộng 1.266 kiện hàng hóa…
Tại kết luận định giá tài sản ngày 26/2/2015 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Quảng Ninh, tổng số hàng hóa thu giữ của Lương Văn Thắng có giá trị hơn 5,3 tỷ đồng.
Cũng theo cáo trạng, từ năm 2011 Thắng quen biết với Đào Thị Thu Hoa (giám đốc công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Tân Hoa Vinh) chuyên làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa trên tuyến Hải Phòng – Quảng Ninh và sau đó đã thỏa thuận cùng nhau buôn bán hàng hóa trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam.
Chiều cùng ngày Hội đồng xét xử đã tuyên án đối với 11 bị cáo. Cụ thể Lương Quang Thắng bị tuyên 8 năm tù giam, Đào Thị Thu Hoa bị tuyên 7 năm tù giam, 9 bị cáo còn lại bị tuyên mức án cao nhất là 8 năm tù giam và thấp nhất là hơn 8 tháng.
An Nhiên
Theo Dantri
Phòng, chống buôn lậu: Luật còn nhiều bất cập
Nhận định trên được nêu ra tại buổi Tọa đàm chống buôn lậu - giải pháp trong những tháng cuối năm, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 14/11.
Tình trạng buôn lậu thuốc lá lại bùng phát từ đầu năm tới nay - Ảnh minh họa
Liên quan tới việc xử lý các vụ buôn lậu, Trung tướng Đồng Đại Lộc, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) nhận định: Đấu tranh, bắt giữ vụ việc buôn lậu đã khó, xử lý hình sự hành vi này lại càng khó hơn. Cụ thể, số vụ án bị khởi tố chưa tới 10% so với số vụ bắt giữ, gây giảm sức răn đe của pháp luật đối với tội phạm buôn lậu.
"Buôn lậu được tổ chức theo đường dây khép kín, hành vi ngày càng tinh vi, trong khi đó, luật pháp lại còn nhiều bất cập. Ví như theo quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) phải chứng minh yếu tố hàng được vận chuyển qua biên giới. Điều này rất khó, thực tế tỷ lệ bắt giữ hàng lậu tại biên giới không nhiều, chủ yếu bắt trong nội địa. Chưa hết khi bắt được cũng phải tổ chức giám định, quy ra bằng tiền... phức tạp và mất thời gian. Nhiều vụ việc đã khởi tố rồi lại phải dừng lại, khi chứng minh được thì đối tượng cầm đầu lại bỏ trốn", ông Lộc lý giải.
Theo ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá, trong các mặt hàng buôn lậu, thuốc lá chiếm nhiều nhất bởi hình thức gọn nhẹ, lợi nhuận cao. Mỗi năm có khoảng 1 tỷ bao thuốc lá lậu nhập về Việt Nam gây thất thu khoảng 10 nghìn tỷ đồng cho ngân sách và mất việc làm của hơn 1 triệu lao động. Đáng nói, sau một thời gian "lắng xuống", từ đầu năm 2016 tới nay, tình hình buôn lậu thuốc lá lại bùng phát.
Ngay trong các văn bản pháp luật quy định việc xử lý buôn lậu thuốc lá cũng còn nhiều chồng chéo, bất cập. Cụ thể: Nghị định 43/2009/NĐ-CP hay Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2012 đã quy định "mua bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá nhập lậu" là những hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2014 không quy định cấm đầu tư kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu trong khi lại quy định sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. "Quy định như vậy dễ gây hiểu nhầm là kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu thuộc ngành nghề có điều kiện và tạo ra khó khăn trong công tác xử lý hình sự đối với hành vi buôn lậu mặt hàng này", ông Cường phân tích.
Ngoài ra, các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm (bao gồm thuốc lá nhập lậu) được BLHS 2015 điều chỉnh tại Điều 190 và 191 đã bỏ quy định về số lượng mặt hàng phạm pháp (từ 1.500 tới dưới 4.500 bao) vốn đã quy định trước đây tại BLHS 1999. Thay vào đó, BLHS 2015 lại quy định thuốc lá điếu nhập lậu muốn xử lý hình sự thì giá trị hàng phạm pháp tối thiểu phải bằng 100 triệu đồng. "Để có thể xử lý hình sự theo BLHS 2015, lượng hàng lậu bắt được phải lớn hơn 4,4 lần số lượng theo quy định cũ. Quy định như vậy vô hình đã giảm nhẹ cho tội buôn lậu thuốc lá", ông Cường nhấn mạnh và kiến nghị nên mau chóng sửa đổi những bất cập trên trong BLHS 2015.
(Theo Báo Giao Thông)
Lô hàng iPhone 7 plus đỏ bị tịch thu ở sân bay Nội Bài Nhà chức trách phát hiện 3 vali ở sân bay Nội Bài đựng 155 điện thoại iPhone, trong đó có 80 chiếc iPhone plus đỏ. Chủ lô hàng không xuất trình được giấy tờ liên quan. Lô điện thoại nhập lậu bị thu giữ ở sân bay Nội Bài. Ảnh: Tùng Sơn Ngày 29/3, lực lượng chống buôn lậu của Tổng cục Hải...