Gần 30.000 nhà giấy tay ở Sài Gòn sẽ được cấp sổ đỏ
Với các quy định được nới lỏng, khoảng 30.000 căn nhà, đất ở TP HCM thuộc diện giấy tờ tay sẽ được cấp sổ đỏ khi Nghị định 01 có hiệu lực.
Ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) TP HCM – cho biết, hiện thành phố có hơn 37.400 hồ sơ nhà, đất giấy tay. Trong đó, 70% (khoảng 30.000 hồ sơ) đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (còn gọi là sổ đỏ) theo Nghị định 01 vừa có hiệu lực ngày 3/3.
Tuy nhiên, do nghị định còn vướng một số hướng dẫn về thủ tục cấp sổ đỏ, đến cuối tháng 3 thông tư hướng dẫn hoàn thiện Sở mới có thể tiến hành cấp cho người dân.
Sở TNMT đang xây dựng trang web, thông báo tiến trình xử lý từng hồ sơ. Những trường hợp nào có thể xử lý được sẽ làm trước, sau đó Sở gửi giấy thông báo đến tận nhà người dân mời lên làm việc.
Ông Thắng cho hay, để được cấp sổ đỏ, người dân phải chuẩn bị hồ sơ gồm: đơn đăng ký chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; giấy tờ liên quan chứng minh diễn biến, quá trình xây dựng và sử dụng căn nhà; bản vẽ tổng thể mảnh đất và thiết kế căn nhà.
Sau đó, UBND xã, phường sẽ xác minh lý lịch đất, nhà có chuyển nhượng hay thế chấp. Văn phòng đăng ký có trách nhiệm kiểm tra bản trích đo địa chính hoặc thực hiện việc trích lục, trích đo thửa đất để cấp sổ đỏ.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Toàn Thắng. Ảnh: Phú Mỹ.
Tiếp nhận Nghị định 01 có hiệu lực, nhiều nhà trong khu phố đường Dương Quảng Hàm (Gò Vấp, TP HCM) tỏ ra vui mừng khởi trước cơ hội được cầm giấy chủ quyền nhà, đất.
Anh Lê Văn Minh (43 tuổi) mua căn nhà 65 m2 năm 2006 bằng giấy tay, từng nhiều lần xin cấp sổ đỏ nhưng Luật đất đai năm 2003 chỉ áp dụng với các trường hợp mua bán trước năm 2004.
“Lần này vợ chồng tôi có cơ hội sở hữu căn nhà mình đang ở. Có chủ quyền tài sản trong tay, mọi tính toán làm ăn của gia đình tôi sẽ dễ dàng hơn trước. Có thể tôi sẽ cầm cố ngân hàng để vay vốn mở rộng làm ăn”, anh Minh nói.
Tương tự, năm 2007 anh Phan Huy Điềm (quận 8) mua căn nhà trên đường Phạm Hùng bằng giấy tay. Hiện, anh tất bật chuẩn bị thủ tục để xin cấp sổ đỏ. “Tôi mong ngày này dữ lắm. Lâu nay sống mà cứ nơm nớp lo sợ tranh chấp, giờ được xem xét là tôi xin đăng ký ngay”, anh Huy chia sẻ.
Nghị định 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 3/3 gồm nhiều quy định nới lỏng cho người dân mua bán nhà đất bằng giấy tờ tay. Tất cả nhà, đất thuộc diện này, mua bán từ ngày 1/7/2004 đến 1/1/2008 sẽ được xét duyệt cấp sổ đỏ.
Trước đó, năm 2007, người dân được hợp thức hóa việc mua đất bằng giấy viết tay trước ngày 1/7/2004 (ngày Luật đất đai 2003 có hiệu lực). Năm 2014, Nhà nước cho phép hợp thức hóa việc mua đất bằng giấy viết tay trước ngày 1/1/2008.
Phú Mỹ
Theo VNE
Một số cán bộ tiếp dân có động cơ không trong sáng
"Một số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc thiếu quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của người khiếu nại, hoặc có động cơ không trong sáng nên giải quyết vụ việc chưa khách quan, chính xác, kịp thời hoặc chưa đảm bảo việc giải quyết hợp lý, hợp tình".
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, xu hướng khiếu nại đối với quyết định, trình tự, thủ tục thu hồi đất giảm, nhưng tăng vụ việc khiếu nại về giá bồi thường, hỗ trợ và khiếu nại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa gửi tới Thanh tra Chính phủ, mặc dù tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai đã có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, tiềm ẩn phức tạp. Nhiều vụ việc đông người, khiếu kiện gay gắt, nhiều lần tập trung tại các cơ quan Trung ương ở Hà Nội và TPHCM.
Các vụ việc đông người, phức tạp chủ yếu là khiếu nại liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án phát triển kinh tế, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, xây dựng chợ, tập trung vào giá bồi thường thấp, mất hết đất sản xuất mà không chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm mới, đòi lại đất đã đưa vào lâm trường hoặc liên quan đến tôn giáo...
"Phần lớn các vụ khiếu nại đông người, có tính chất phức tạp, bức xúc là những vụ việc phát sinh từ các năm trước đây, chưa giải quyết dứt điểm; cũng có những vụ việc đã xem xét, giải quyết nhiều lần, đảm bảo đúng pháp luật nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại kéo dài"- văn bản do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển ký nêu rõ.
Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, số đơn khiếu nại hành chính về đất đai chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng 70% so với tổng số đơn khiếu nại. Trong đó tập trung nhiều nhất là khiếu nại việc thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (30-40% số vụ việc). So với trước thời điểm Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, xu hướng khiếu nại đối với quyết định, trình tự, thủ tục thu hồi đất giảm, nhưng tăng vụ việc khiếu nại về giá bồi thường, hỗ trợ và khiếu nại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Từ năm 2012 tới nay số lượng vụ việc tranh chấp đất đai giảm dần, chủ yếu là tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân chiếm khoảng 90%.
Đáng chú ý, số lượng đơn thư tố cáo cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao chiếm ruộng đất, chia chác đất đai, giao đất, cho thuê đất không đúng đối tượng, không đúng quy hoạch, không đúng mục đích sử dụng đất, việc sử dụng quỹ đất công ích (5%) trái quy định của pháp luật, cán bộ cửa quyền, nhũng nhiễu trong thực hiện thủ tục hành chính, nhất là cấp sổ đỏ,... ngày càng tăng.
Về kết quả xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị trong lĩnh vực đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay, đến ngày 15/9 đã tiếp nhận 1.870 thông tin, trong đó có 526 thông tin phản ánh rõ nội dung sai phạm và có địa chỉ xử lý, còn lại 1.254 thông tin không phải thông tin phản ánh về sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai hoặc thông tin trùng, không rõ nội dung, địa chỉ sai phạm. Đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hành 444 công văn yêu cầu các địa phương kiểm tra, xử lý theo quy định và báo cáo kết quả về bộ.
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá, chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai của cấp huyện còn hạn chế, tỷ lệ khiếu nại đúng và tỷ lệ tiếp khiếu sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của cấp huyện còn cao.
Một số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc thiếu quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của người khiếu nại, hoặc có động cơ không trong sáng nên giải quyết vụ việc chưa khách quan, chính xác, kịp thời hoặc chưa đảm bảo việc giải quyết hợp lý, hợp tình.
Chính vì thế, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân; cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi giải quyết sai, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Các cơ quan ở Trung ương cần tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm trong việc giải quyết tranh chấp, tập trung vào những địa phương, cơ quan, đơn vị xảy ra nhiều việc khiếu nại, tố cáo hoặc chất lượng, hiệu quả giải quyết thấp, không chấp hành chỉ đạo của cấp trên.
Thế Kha
Theo Dantri
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường giải thích việc dự báo thời tiết chưa chính xác Nhận trách nhiệm về chuyện dự báo khí tượng hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu, đảm bảo tính chính xác, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Elnino 90 năm mới quay lại và diễn ra liên tục suốt gần một năm 2016, kèm theo tính chất cực đoan của biến đổi khí hậu, gây...