Gần 300 người ở xã vùng cao Quảng Nam bị cô lập do sạt lở
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua khiến tuyến đường từ thôn Atu 2 đi Atu 1 (xã Ch’Ơm ( H.Tây Giang, Quảng Nam) bị sạt lở tại 7 điểm, gây cô lập gần 60 hộ dân với gần 300 nhân khẩu.
Nhiều nhà dân ở xã Ch’Ơm có nguy cơ bị sạt lở sau mưa lũ . Ảnh: Nam Thịnh
* Chưa tìm thấy 3 ngư dân mất tích trên biển
Chiều 6.9, ông Bríu Hồ, Chủ tịch UBND xã Ch’Ơm (H.Tây Giang, Quảng Nam), cho biết do đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua khiến tuyến đường từ thôn Atu 2 đi Atu 1 bị sạt lở tại 7 điểm, trong đó điểm sạt lở nặng nhất dài hơn 30 m, gây cô lập hoàn toàn đường lên Atu 1 nơi đang có gần 60 hộ dân với gần 300 nhân khẩu đang sinh sống.
Cũng theo ông Bríu Hồ, hiện trên địa bàn xã có hàng chục hộ đồng bào Cơ Tu ở các điểm tái định cư đang đứng trước nguy cơ sạt lở cao từ taluy dương và taluy âm. Trước tình trạng trên, chính quyền địa phương đã vận động người dân sơ tán đến các địa điểm phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản trong suốt thời gian diễn ra mưa lũ; đồng thời khuyến cáo người dân không nên tự ý đến gần những điểm sạt lở để tránh nguy hiểm.
Ngoài ra, theo Phòng NN-PTNT H.Tây Giang, tính đến ngày 5.9, ngoài 5 hộ dân ở xã A Xan phải di dời khẩn cấp do sạt lở taluy âm, khoảng 15 hộ ở xã Lăng cũng đang đứng trước nguy cơ sạt lở cao về nhà ở. Các tuyến đường từ A Xan đi lên các xã Ga Ry, Ch’Ơm sạt lở nghiêm trọng, giao thông bị ách tắc.
Video đang HOT
Chiều cùng ngày (6.9), ông Nguyễn Tấn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Tam Hải (H.Núi Thành, Quảng Nam), cho biết 3 ngư dân ở địa phương gồm ông Nguyễn Tấn Vân (56 tuổi), Lê Văn Phường (46 tuổi), Trần Văn Cảm (55 tuổi), mất tích trên biển Trường Sa do chìm tàu QNa-91928 TS, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm thấy.
Công tác tìm kiếm vẫn đang được lực lượng chức năng triển khai. Theo thông báo của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, tàu kiểm ngư 420 đã chở 41 ngư dân được ứng cứu vào cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), dự kiến cập cảng ngày 8.9. Trước đó, khoảng 8 giờ ngày 2.9, tàu QNa-91928 TS do ngư dân Bùi Văn Quốc (xã Tam Hải) làm thuyền trưởng cùng 43 ngư dân đang trên đường vào bãi Thuyền Chài (quần đảo Trường Sa) tránh trú gió thì bị sóng đánh chìm. Đến 14 giờ 30 chiều 3.9, có 41 ngư dân được cứu, 3 người mất tích.
Tại Hà Tĩnh, báo cáo của UBND tỉnh cho biết mưa lũ xảy những ngày qua đã làm 5 người chết; 64 xã, phường, thị trấn với 5.567 hộ bị ngập lụt; hơn 300 trường học với gần 50.000 học sinh chưa thể đến trường do lũ; hàng ngàn héc ta lúa, rau màu, cây ăn quả bị ngập, hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế bị hư hỏng nặng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu UBND các huyện, TP, thị xã tổ chức cứu trợ, hỗ trợ người dân vùng lũ, không để người nào thiếu lương thực, nước uống; dọn dẹp vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, xử lý nước sạch; cấp thuốc điều trị, khám chữa bệnh và không để dịch bệnh bùng phát. Đặc biệt, Sở GD-ĐT kiểm tra và phối hợp với các địa phương sửa chữa các trường học bị hư hỏng, hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh vùng lũ.
Theo Danviet
Lính trẻ trên đảo tiền tiêu...
Sát cánh với người dân Đảo Cù Lao Chàm, các chiến sĩ biên phòng đang ngày đêm giữ vững sự bình yên cho hòn đảo tiền tiêu này.
Lính biên phòng Đồn biên phòng Cù Lao Chàm đi tuần tra
Xuất phát từ cảng Cửa Đại, sau hơn 20 phút đi bằng tàu cao tốc, chúng tôi đã đến được đảo tiền tiêu Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP.Hội An, Quảng Nam). Trái với buổi ngày, đêm ở đây rất yên, chỉ còn tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá vọng lên từ phía cảng. Yên bình là vậy, nhưng mỗi khi đón bão, các chuyến tàu đi và về ở Cù Lao Chàm đều không thể rời cảng.
Tình trạng mất điện và mất nước vẫn xảy ra. Nhưng, càng trong những hoàn cảnh khó khăn như vậy, màu xanh của áo lính biên phòng Đồn biên phòng đảo tiền tiêu Cù Lao Chàm (thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam), luôn hiện diện như một người đồng hành đáng tin cậy nhất.
Lính biên phòng Đồn biên phòng Cù Lao Chàm đi tuần tra
Thượng úy Nguyễn Bá Sơn, Đội trưởng Đội Phòng chống ma túy và tội phạm (Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm), cho biết anh em ở đây đa phần là những người lính trẻ. Trước đó, cuối tháng 7, trong một ca trực đêm, đơn vị nhận thông tin có tàu cá xâm nhập khu vực bảo tồn, dùng xung điện đánh bắt hải sản trái phép. Đã quen với việc phải cơ động trong đêm, anh em nhanh chóng tìm cách tiếp cận tàu vi phạm. Thấy bóng canô tuần tra, tàu cá lập tức tắt đèn, tăng ga, quay đầu hướng biển bỏ chạy.
Mùa hè năm 2018, trong lúc tuần tra, kiểm soát, tổ tuần tra hỗn hợp của biên phòng và lực lượng bảo tồn phát hiện có đến 7 tàu cá đang "hành quân" vào vùng bảo tồn, mang theo dụng cụ xung kích điện công suất lớn. Toàn bộ số kích điện bị thu giữ, tàu cá bị xử phạt hành chính, đồng thời nhắc nhở yêu cầu các chủ tàu cá không tái phạm.
"Khi phát hiện có đối tượng đánh bắt trái phép trong khu vực bảo tồn, dù nửa đêm hay rạng sáng, anh em phải lao ngay ra biển. Chúng tôi đều luôn trong tư thế sẵn sàng", thượng úy Sơn nói.
Bên chân sóng, không chỉ có những giờ tuần tra và phiên gác trực. Người lính Đồn Biên phòng đảo tiền tiêu Cù Lao Chàm hòa vào đời sống của làng biển, trong chan chứa tình cảm người ở cù lao. Như bà Phạm Thị Ngọc Liễu (thôn Bãi Làng, xã Tân Hiệp), nhiều năm nay luôn có những "đứa con nuôi", là chiến sĩ của đồn. Thiếu úy Nguyễn Thanh Châu, chia sẻ anh là một trong ba cán bộ chiến sĩ được bà Liễu nhận làm con nuôi. "Ba Năm, má Liễu" là danh xưng thân mật mà các anh gọi bà Liễu và chồng, căn nhà cũng thành nơi ghé chân quen thuộc của lính đảo. Bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ đến và đi, bà cứ thế có thêm nhiều "đứa con" đặc biệt, mà với ai cũng đầy ắp nghĩa tình. "Là lính trẻ, xa nhà quanh năm, nhưng ở với đảo, chúng tôi luôn được mọi người ở đây coi như trong gia đình", thiếu úy Châu tâm sự.
Những người lính trẻ tâm sự với người dân trên đảo Cù Lao Chàm
Cho đi và nhận lại, từ những thương yêu giản dị mà đầy ắp nghĩa tình, lính biên phòng trở thành một phần không thể tách rời, với dân đảo. Bà Liễu nói, giữa những lúc nguy cấp nhất, gian khó nhất, là dân tìm đến biên phòng. Gặp nạn giữa biển, hay ngày trời nổi gió mà cần phải vào bờ, là màu áo xanh biên phòng xuất hiện. Cứ có việc cần, dân không ngại gõ cửa biên phòng, nhờ các anh giúp đỡ. Xây dựng một căn nhà tình nghĩa, dọn rác bẩn ở bến tàu, giúp đỡ các gia đình neo đơn, hay đỡ đầu cho học sinh nghèo hiếu học..., vô vàn những câu chuyện đẹp của người lính trong lòng dân đang hiện hữu ở nơi này.
Chị Ngô Ái Linh (ở thôn Bãi Ngang), vẫn chưa quên chuyến đi định mệnh của hai mẹ con giữa mùa biển động năm 2017. Cháu Trần Hữu Phúc (con trai chị) khi chỉ mới vừa 7 tháng bị nhiễm trùng ruột nặng, vượt quá khả năng điều trị của trạm quân dân y. Cơn sốt cao giữa lúc biển nổi sóng gió cấp 6, cấp 7, chị liên lạc với đồn biên phòng nhờ cứu giúp. Những cuộc gọi gấp gáp giữa đồn và các đơn vị cứu hộ, chị không được biết, nhưng không lâu sau tin báo, tàu cứu hộ SAR-274 xuất hiện, đưa hai mẹ con đến Đà Nẵng để cấp cứu.
"Khi phải đối mặt với tình huống đó, tôi thấy mình thật may mắn, vì mình không đơn độc. Tôi sẽ không bao giờ quên ơn lực lượng cứu hộ và những người lính trẻ biên phòng", chị Linh chia sẻ.
Lính biên phòng đảo tiền tiêu giữ biển, các anh đã không ít lần đối mặt với nguy hiểm. Nhưng, như một mệnh lệnh từ trái tim, tất cả đều sẵn sàng đương đầu. Những mệt nhoài của đêm trắng tuần tra, đổi lại, là yên bình của biển, của cù lao, như một món quà dành lại.
Theo Thanhnien
Hàng nghìn đồng hồ giả bày bán tràn lan ở Quảng Nam Chưa đầy 1 tháng, lực lượng chức năng Quảng Nam kiểm tra và phát hiện hơn 1 nghìn chiếc đồng hồ giả được nhập từ nước ngoài. Ngày 27/7, Cục Quản lý thị trường Quảng Nam xác nhận thông tin trên. Theo Cục Quản lý thị trường Quảng Nam, thực hiện công văn chỉ đạo của Tổng Cục Quản lý thị trường về...