Gần 300 bác sĩ, học viên quân y vào TP.HCM chống dịch, chữa trị F0 tại nhà
Gần 300 cán bộ, bác sĩ, học viên Học viện Quân y, chia làm 60 tổ, xuất quân vào TP.HCM tăng cường phòng, chống dịch Covid-19, sáng nay, 21.8.
Gần 300 cán bộ, bác sĩ, học viên Học viên Quân y lên đường vào TP.HCM sáng nay. ẢNH GIA HÂN
Sáng 21.8, Học viện Quân y tổ chức lễ xuất quân cho 295 cán bộ, bác sĩ, học viên của học viện vào TP.HCM và các tỉnh phía nam tăng cường phòng, chống dịch Covid-19.
Trong đó, có 113 bác sĩ là học viên sau đại học đang học tập tại Học viện Quân y, 2 cán bộ và 180 học viên năm thứ tư. Sau khi vào phía nam, đoàn sẽ chia thành 60 tổ quân y lưu động (mỗi tổ gồm 2 bác sĩ và 3 học viên).
Công việc cụ thể của 60 tổ quân y lưu động là tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm, tiêm phòng vắc xin, quản lý, điều trị, chăm sóc sức khỏe ban đầu các bệnh thông thường; quản lý, chăm sóc các trường hợp F0, cách ly, điều trị tại gia đình; phối hợp vận chuyển, chuyển tuyến khi có yêu cầu và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.
TP.HCM: 169.776 ca Covid-19 trong cộng đồng, thêm 2.218 bệnh nhân hồi phục
Phát biểu tại lễ xuất quân, trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y, cho biết “chưa bao giờ người dân TP.HCM, người dân miền Nam cần sự giúp đỡ của chúng ta như bây giờ”. Do đó, trung tướng Quyết mong muốn cán bộ, học viên của học viện sẽ trở thành những chiến sĩ xung kích, đảm trách tốt vai trò của một sĩ quan, vừa là một học viên Học viện Quân y, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong đợt công tác này.
Ông cho biết, sau gần 300 cán bộ, học viên xuất quân sáng nay, Bộ Quốc phòng sẽ cử 600 cán bộ, nhân viên quân y tiếp tục vào chi viện cho TP.HCM chống dịch vào thứ 2 tới.
“Lần này đi quan trọng hơn rất nhiều. Các bác sĩ, học viên thực hiện đúng chức năng, là bác sĩ là đến tận cơ sở, từng nhà phát hiện, chăm sóc, điều trị, phòng chống Covid-19 và cả những bệnh nền khác”, trung tướng Quyết nói và nhắc nhở các cán bộ, học viên trong quá trình công tác phải chấp hành nghiêm các quy định, điều lệ của quân đội; phối hợp tốt giữa các tổ nhóm với nhau và với địa phương.
Đối với các học viên, trung tướng Quyết cũng dặn dò, lần này các bạn sẽ không chỉ đi lấy mẫu mà sẽ thực hiện việc đi lâm sàng, tức là xuống chăm sóc bệnh nhân tại nhà, tại khu phố và làm bất cứ nhiệm vụ gì đối với người dân yêu cầu. Vì vậy, hơn bao giờ hết, lúc này là phải phát huy tinh thần trách nhiệm, phát huy những kiến thức đã học được để phục vụ cho người dân.
“Có hai điểm quyết định nhất về sự thành công của chúng ta đó là tính kỷ luật và đó là tình thương yêu người dân, người bệnh, chúng ta sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Giám đốc Học viện Quân y căn dặn và lưu ý, không giống bệnh nhân bình thường, các bệnh nhân Covid-19 chịu nhiều tác động về tâm lý, do đó, việc chữa trị đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và cả tình thương yêu.
Gần 300 bác sĩ, học viên sẽ chia làm 60 tổ quân y, đến tận nhà chăm sóc cho các bệnh nhân F0 tại TP.HCM. ẢNH GIA HÂN
Trước đó, như Thanh Niên đưa tin, từ 21 – 23.8, dự kiến sẽ có khoảng 1.000 cán bộ, nhân viên quân y và các trang thiết bị được vận chuyển vào TP.HCM để phục vụ công tác phòng, chống dịch theo đường hàng không.
Trước đó, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Tổng cục Hậu cần, Quân khu 7 và Quân khu 9 thành lập 7 bệnh viện dã chiến truyền nhiễm để tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 trên địa bàn phía nam.
Tại TP.HCM, lực lượng quân y tham gia chống dịch hiện có khoảng 2.300 người, ở 7 bệnh viện dã chiến truyền nhiễm, Bệnh viện Quân Dân y miền Đông (Quân khu 7) và Trung tâm Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng thuộc Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng).
TP.HCM cam kết cung ứng đầy đủ hàng hóa cho người dân trong dịch Covid-19
Cục Cảnh sát giao thông xuất quân vào TP.HCM phòng chống dịch
Sáng 21.8, tại sân bay quốc tế Nội Bài, Cục CSGT Bộ Công an đã tổ chức lễ xuất quân, tăng cường 37 cán bộ chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông và phòng chống dịch bệnh tại các cửa ngõ ra vào TP.HCM.
Phát biểu tại lễ xuất quân, thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục CSGT cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, số ca nhiễm tăng cao tại các tỉnh phía nam, mỗi cán bộ, chiến sĩ CSGT cần xác định tinh thần tiên phong trên tuyến đầu chống dịch.
Các chiến sĩ CSGT phải thực hiện nghiêm các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Triển khai kế hoạch phối hợp với công an địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Mỗi cán bộ chiến sĩ tham gia thực hiện nhiệm vụ lần này phải cố gắng hết sức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao để góp phần vào thành công trong công tác kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp tại TP.HCM và các tỉnh phía nam.
Thiếu tướng Trung đã gửi lời chia sẻ, động viên tinh thần đến từng cán bộ chiến sĩ tham gia nhiệm vụ lần này và mong muốn mỗi người phải hết sức cố gắng giữ gìn sức khỏe, khắc phục khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất và giữ an toàn cho bản thân trong quá trình làm nhiệm vụ, sớm chiến thắng trở về.
Theo Cục CSGT, 37 cán bộ chiến sĩ lên đường làm nhiệm vụ lần này đều đảm bảo sức khỏe, đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 và xét nghiệm âm tính.
Nữ điều dưỡng F0 hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 ngay tại nơi điều trị
Căn bệnh nền ung thư khiến chị Lê Thị Kiều My từng kiệt quệ khi nhiễm Covid-19, nhưng từ sâu trong tiềm thức, chị không cho phép mình gục ngã.
Trước khi trở thành F0 và chuyển qua Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 6 để điều trị, chị Lê Thị Kiều My (30 tuổi) là điều dưỡng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp. Không may bị phơi nhiễm trong quá trình tham gia công tác tuyến đầu phòng, chống Covid-19, nhưng chị chưa bao giờ hối hận vì quyết định của mình.
Chị Lê Thị Kiều My cùng "đồng đội" trong đợt đầu tham gia lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
Tham gia tuyến đầu chống dịch sau gần 2 tháng mổ khối u
Mở đầu năm 2021 là một biến cố lớn trong cuộc đời của nữ điều dưỡng Lê Thị Kiều My. Sau những cơn đau bụng quằn quại, một ngày đang làm việc, chị bị chảy máu ồ ạt, "như sản phụ bị băng huyết". Được đồng nghiệp đưa đi cấp cứu, chị hốt hoảng nghe bác sĩ thông báo bị ung thư buồng trứng, cả hai bên.
Ngày 15/4, khoảng 3 tháng kể từ khi phát hiện bệnh, chị được mổ cắt bỏ buồng trứng bên trái tại Bệnh viện Ung bướu. Bác sĩ nói, vì khối u bên phải còn nhỏ, và vì chị chuẩn bị lập gia đình, nên hi vọng có thể giữ lại cho chị cơ hội làm mẹ.
Vốn được lãnh đạo duyệt cho nghỉ một tháng rưỡi để dưỡng sức sau ca mổ, nhưng chị chỉ nghỉ nửa tháng rồi xin đi làm sớm. "Cái nghề vốn luôn tay luôn chân, phải nghỉ ở yên một chỗ khiến tôi cảm thấy không quen", chị My tâm sự.
Trong quá trình tham gia lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, chị My cùng đồng nghiệp ở lại khu cách ly của bệnh viện để đảm bảo an toàn cho người thân.
Cuối tháng 5, dịch bệnh bùng phát tại TP.HCM, chị My cũng từng đắn đo suy nghĩ về việc tham gia tuyến đầu chống dịch. Chị lo ngại sức khỏe của mình, nếu không may nhiễm bệnh có thể mang lại gánh nặng cho đồng nghiệp. Nhưng rồi chị quyết tâm đăng ký tham gia, bởi "tinh thần nghề nghiệp không cho phép sợ hãi".
Từ đầu tháng 6, chị bắt đầu tham gia công tác lấy mẫu, tiêm chủng cộng đồng ở một số điểm tại quận 8 và TP.Thủ Đức. Dù luôn cố gắng tuân thủ quy tắc 5K trong suốt quá trình làm việc, nhưng điều không may đã đến. Ngày 12/7, một số đồng nghiệp của chị dương tính với nCoV, nhiều người trong số đó không có triệu chứng. Chị My cũng thành F0 một ngày sau đó. Chị là người có tất cả những triệu chứng của một bệnh nhân mắc Covid-19: sốt, ho, đau họng, nôn ói, tiêu chảy...
Đổ bệnh cũng không cho phép mình gục ngã
Trong số những đồng đội bị phơi nhiễm, chị My là người bị "hành" nặng nhất. Vài ngày đầu, những triệu chứng của Covid-19 khiến chị kiệt quệ, cơ thể đau nhức, mất ngủ, chị phải nhờ những viên thuốc mới có thể mê man. Từ sâu trong tiềm thức, chị luôn nhủ rằng không được gục ngã.
Chị trải lòng: "Đối với người bệnh ung thư, mắc phải Covid-19 sẽ rất nguy hiểm. Tôi luôn tự động viên mình ăn uống, giữ vệ sinh, tập vận động, tinh thần lạc quan. Ngoài ra còn nhờ các anh chị chăm sóc nên tôi đã vượt qua quãng thời gian đó".
Nhờ ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ và giữ tinh thần lạc quan nên chị My đã nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Vừa bình phục được đôi chút, chị liền tham gia "tác chiến" cùng với những "đồng nghiệp F0" ngay trong khu điều trị. Ngoài hỗ trợ các bác sĩ trong lúc khám bệnh, chị cùng các diều dưỡng khác cũng hướng dẫn mọi người cách tự chăm sóc mình, lau mát, vệ sinh nơi ở cho sạch sẽ, động viên tinh thần... Mới hôm rồi, nhóm của chị cũng đã kịp thời sơ cứu một bệnh nhân Covid-19 không may đột quỵ.
"Ở bệnh viện, lượng bệnh nhân đông, nhiều khi các nhân viên y tế không thể bao quát hết được. Vì vậy, chúng tôi có nói với mọi người, chúng tôi là F0 nhưng cũng là nhân viên y tế, nếu cần giúp đỡ thì cứ tới gọi, cái gì giúp được chúng tôi sẽ giúp, còn không thì sẽ báo xuống lực lượng y tế phía dưới", chị chia sẻ.
Là F0, nhưng cũng là một điều dưỡng, tối nào chị My cũng đứng ngóng xuống lực lượng y tế đang làm việc phía dưới tòa nhà, mong mình chóng khỏe để lại được yêu nghề.
Có thể được làm nghề, kể cả khi mình đang là bệnh nhân, đối với chị My là hạnh phúc. Suốt quãng thời gian dịch Covid-19 bùng phát, dù là tham gia lực lượng tuyến đầu vất vả, hay khi nhiễm bệnh đến kiệt quệ, nhưng chưa bao giờ nản lòng. Điều chị lo lắng nhất là sự an toàn của gia đình, khi dịch bệnh bủa vây.
Chỉ trong nửa năm, vừa phát hiện bệnh ung thư, rồi lại nhiễm Covid-19, nhưng ở trước mẹ và các em, chị chưa từng hé lộ một chút buồn phiền hay sợ hãi. "Tôi là điểm tựa của mẹ, nếu tôi ngã xuống, mẹ biết phải làm sao", chị cười hiền lành.
Những đôi mắt sưng và mái đầu trọc Cường độ làm việc gấp 2, 3 lần bình thường khiến các y bác sĩ nhanh kiệt sức. Nhiều bác sĩ nam cạo tóc để không phải lo chuyện gội đầu và an toàn hơn khi mặc đồ bảo hộ. Chuyến xe đưa nhóm bệnh nhân Covid-19 đến Bệnh viện dã chiến số 6 (TP Thủ Đức) phải dừng lại khá lâu ở...