Gần 2/3 trường hợp chết trẻ trên toàn cầu năm 2019 là nam giới
Theo một nghiên cứu mới được thực hiện, trong năm 2019, số nam thanh thiếu niên từ 10-24 tuổi chiếm tới gần 2/3 (61%) trường hợp tử vong trên toàn cầu.
Một cậu bé làm việc tại mỏ cô ban ở Congo. Ảnh: AP
Tờ Guardian (Anh) cho biết kể từ năm 1950, tỷ lệ tử vong ở nam giới từ 10 đến 24 tuổi giảm 15,3%, trong khi ở nữ giới tỷ lệ giảm tới 30% cũng trong nhóm tuổi này.
Chênh lệch lớn nhất về tỷ lệ tử vong được ghi nhận ở khu vực Mỹ Latinh và Caribbean. Tại nơi này, tỷ lệ tử vong ở nam giới 20-24 tuổi là gấp 3 lần nữ giới. Bạo lực và xung đột giữa các cá nhân là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho nam giới từ 15 đến 24 tuổi ở Mỹ Latinh và Caribbean, nơi mà trong hơn 20 năm qua, tỷ lệ tử vong ở nhóm tuổi này hầu như không được cải thiện.
Nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nam giới trong năm 2019 thay đổi theo độ tuổi và khu vực. Với nam giới độ tuổi từ 10 đến 14, hầu hết trường hợp tử vong ở tất cả các khu vực là do tai nạn, ngoại trừ những khu vực có thu nhập cao, nơi ung thư là nguyên nhân hàng đầu. Tại Nam Á và châu Phi cận Sahara, bệnh do tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam giới. Với nam giới từ 15 đến 24 tuổi, nguyên nhân tử vong phổ biến nhất là “chấn thương do tai nạn giao thông” ở hầu hết các vùng.
Ông Joseph Ward, thuộc Viện chăm sóc sức khỏe trẻ em tại Đại học College London (Anh), một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Số lượng nam giới tử vong cao cho thấy tỷ lệ thiệt mạng do bạo lực, chấn thương và lạm dụng chất kích thích gia tăng, chủ yếu ảnh hưởng đến nam thanh niên. Điều này phản ánh sự thất bại trong việc giải quyết một số nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm tuổi này “.
Nghiên cứu cũng gợi ý rằng nhóm trong độ tuổi 10-24 đang bị các nhà hoạch định chính sách bỏ bê và đại dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng đến những nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong. Nghiên cứu cho biết trong khi các chương trình xử lý điều kiện xã hội nơi phụ nữ trẻ sống, và tác động của bạo lực đối với họ, là nền tảng cơ bản để cải thiện sức khỏe vị thành niên trên toàn cầu, thì trẻ em nam lại bị bỏ lại phía sau. Theo nghiên cứu, “các chuẩn mực giới tính bất bình đẳng cũng gây tổn hại cho nam giới vị thành niên”.
Ông Ward bổ sung rằng nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong ở nhóm từ 10 đến 24 nói chung bị tụt hậu so với các nhóm tuổi khác. Ông Ward cho biết các nhà hoạch định chính sách đã không giải quyết được những rủi ro sức khỏe cụ thể của nhóm tuổi này và các chương trình dành riêng cho thanh thiếu niên không được tài trợ đầy đủ.
Phụ nữ Trung Quốc khó tìm việc khi không được ưu ái như nam giới
Nhiều cô gái phải ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp vì không được chào đón, hoặc bị áp đặt nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn để tham gia các lĩnh vực mà phái nam chiếm đa số.
Khi đăng ký vào một học viện cảnh sát danh tiếng ở Trung Quốc, Vincy Li biết rằng khả năng cô được nhận rất thấp.
Ngôi trường này có hạn ngạch số lượng sinh viên nữ không quá 1/4 tổng số học viên.
Cơ hội của cô vào năm nay thậm chí còn mong manh hơn, khi chỉ 5 trong số 140 thí sinh được chọn là nữ, dù có 1.000 cô gái nộp đơn.
Video đang HOT
Phụ nữ Trung Quốc gặp khó khăn khi thi tuyển vào một số ngành nghề truyền thống mà nam giới chiếm đa số. Ảnh: China Daily.
Đáng nói, thí sinh nữ đứng cuối danh sách trúng tuyển có điểm số cao hơn 40 so với thí sinh nam cùng hạng.
Từ đó, Li rút ra thông điệp: Phụ nữ không được chào đón ở đây.
"Các thí sinh nữ đều sốc. Tôi không hiểu tại sao nhà trường không muốn trao cơ hội học tập cho chúng tôi", cô chia sẻ với New York Times.
Thực tế, dù trình độ học vấn của phụ nữ xứ tỷ dân tăng vọt, thậm chí còn nhỉnh hơn nam giới, họ vẫn gặp nhiều rào cản khi tham gia một số ngành học nhất định, nhất là trong các lĩnh vực nam giới chiếm đa số.
Chỉ ưu ái nam giới
Theo New York Times , nhiều ngành học ở Trung Quốc, điển hình như cảnh sát, quân đội, hay hàng không quy định chỉ nhận ứng viên nam, trừ chương trình đào tạo tiếp viên hàng không.
Do hạn ngạch về giới tính, tiêu chuẩn tuyển sinh với các học viên nữ khắt khe, cạnh tranh cao hơn rất nhiều so với nam giới.
Một nhân viên từ học viện cảnh sát mà Li ứng tuyển cho biết các học viên nữ được tuyển lựa qua một quy trình riêng, thay vì làm bài kiểm tra.
Tính đến tháng 9, phái nữ chỉ chiếm 17% học viên trong chương trình này, giảm 21% so cùng kỳ năm ngoái.
Ngoại trừ chương trình đào tạo tiếp viên hàng không, nữ giới Trung Quốc khó được ưu tiên khi thi tuyển vào các ngành quân đội, hàng không, hàng hải... Ảnh: Bright Side.
Tình trạng này diễn ra sau khi nhà trường thông báo sẽ hạn chế tỷ lệ học viên nữ được tuyển chọn ở mức 15%, kèm theo những khuyến nghị về rủi ro, áp lực khi theo học và chính sách.
Ngoài ra, một số trường nghệ thuật còn áp đặt tỷ lệ giới tính 50/50 nhằm hạn chế tỷ lệ phụ nữ nhập học ngày càng tăng.
Khảo sát từ 116 trường đại học hàng đầu Trung Quốc, do nhóm các nhà hoạt động nữ quyền công bố hồi tháng 2 cho thấy có 86 chuyên ngành tại 18 trường đại học có yêu cầu tuyển sinh dựa trên giới tính.
Từ lâu, tình trạng ưu ái ứng viên nam trong các chương trình tuyển sinh, tuyển dụng đã bị dư luận xứ tỷ dân mạnh mẽ lên án.
10 năm trước, khi truyền thông đưa tin về việc các trường đại học hạn chế thí sinh nữ, những cuộc biểu tình nổ ra khiến chính phủ phải cấm quy định tuyển sinh dựa trên giới tình với hầu hết lĩnh vực.
Vài năm gần đây, tình trạng này càng trở nên gay gắt hơn. Nhiều nhà hoạt động xã hội chỉ ra các bài viết thiên vị giới bị kiểm duyệt, một số nhóm nữ quyền bị coi như cực đoan.
"Rất khó để có thể xóa bỏ hoàn toàn tình trạng này", Xiong Jing, một nhà hoạt động nữ quyền từng là biên tập viên cho Feminist Voices , nói. Đơn vị truyền thông này đã giải thể năm 2018.
"Không có cơ hội"
Mặc dù Bộ Giáo dục đã ra lệnh cấm hầu hết trường hợp tuyển sinh dựa trên giới tính từ năm 2012, quy định này vẫn được áp dụng cho "lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt" như quân đội, quốc phòng và các ngành được chính phủ cho là nguy hiểm: khai thác mỏ, hàng hải, hàng không.
Ngoài ra, điều này cũng được áp dụng cho các lĩnh vực "cần đảm bảo sự cân bằng giới nhất định", điển hình như phát thanh truyền hình - vốn cần ghép cặp nam và nữ.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng các trường đã thực hiện những tiêu chí đó một cách tự do, không theo quy chuẩn nhất quán.
Nhiều trường đại học ở Trung Quốc cố gắng "cân bằng tỷ lệ giới tính" đặt tiêu chuẩn khắt khe hơn cho nữ sinh. Ảnh: China Daily.
Tại ĐH Truyền thông Trung Quốc, được biết đến như "cái nôi của các phát thanh viên tài giỏi xứ tỷ dân", nhà trường chỉ nhận thí sinh nữ có điểm trung bình cao hơn nam giới 20 điểm để đảm bảo cân bằng giới trong ngành.
Đầu năm nay, trường này cũng bị cáo buộc đặt tiêu chuẩn thấp hơn cho các ứng viên nam vì nữ sinh chiếm 70%-90%.
Do đó, hồi tháng 3, các sinh viên ngạc nhiên khi tỷ lệ nam sinh đủ điều kiện nhập học tăng lên 50% so với trước đây.
Giáo sư Shen Hsiu-hua, chuyên gia về vấn đề giới ở ĐH Quốc gia Tsing Hua, nhận định nhiều nhà hoạch định chính sách cho rằng "phụ nữ phải chăm sóc gia đình, còn nam giới đảm nhận vai trò lãnh đạo".
Nam giới Trung Quốc được tạo điều kiện tham gia các ngành nữ giới chiếm đa số, nhưng điều đó không áp dụng theo hướng ngược lại. Ảnh: China Daily.
Thực tế, một số biện pháp bảo vệ hạn ngạch theo hướng ưu tiên phái nam chủ yếu dựa trên quan điểm truyền thống về giới tính.
Năm nay, một trường đại học ở tỉnh Quảng Tây tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non với tiêu chí miễn học phí, chỉ dành cho nam giới.
Biện pháp này được đưa ra sau khi truyền thông đưa tin về cuộc "khủng hoảng nam giới" tại xứ tỷ dân, đổ lỗi cho việc có quá nhiều giáo viên là nữ.
Ngược lại, giáo sư Shen cho biết không có chính sách ưu tiên phụ nữ nào trong các ngành nghề nam giới thống trị.
"Trung Quốc muốn có nhiều nam giới hơn trong mọi ngành công nghiệp, xây dựng hình ảnh quốc gia nam tính và mạnh mẽ", cô nói.
Trước tình hình trên, không ít phụ nữ Trung Quốc quyết định tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài, thay vì cố gắng gia nhập các ngành nghề truyền thống vốn do nam giới thống trị ở quê nhà.
Năm 2018, Lian Luo, một tiếp viên hàng không, quyết định theo đuổi ước mơ trở thành phi công. Cô đã đến một buổi tuyển chọn học viên của một hãng hàng không nội địa, song các ứng viên nữ đều bị từ chối.
Cuối cùng, cô tham gia một khóa đào tạo ở Nam Phi và tốt nghiệp với vị trí dẫn đầu lớp.
"Ở Trung Quốc, phụ nữ như tôi không có cơ hội làm ngành nghề này. Chúng tôi chẳng biết phải bắt đầu từ đâu", cô nói.
Vaccine Pfizer bảo vệ nữ giới tốt hơn so với nam giới Nghiên cứu mới cho thấy khả năng miễn dịch ở người tiêm đủ 2 mũi vaccine Pfizer giảm đáng kể trong vòng vài tháng và mức độ bảo vệ với nữ giới cao hơn so với nam giới. Theo nghiên cứu công bố hôm 6/10 trên Tạp chí Y học New England, lượng kháng thể giúp bảo vệ con người trước virus SARS-CoV-2...