Gần 21.000 tỷ đồng đầu tư cao tốc Lạng Sơn – Cao Bằng
Cao tốc Đồng Đăng ( tỉnh Lạng Sơn) đến Trà Lĩnh ( tỉnh Cao Bằng) dài 115 km, tổng vốn 20.939 tỷ đồng được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư, ngày 10/8.
Tuyến đường có 52 km đi qua huyện Văn Lãng, huyện Tràng Định của Lạng Sơn. Đoạn thuộc địa phận tỉnh Cao Bằng dài khoảng 63 km, đi qua huyện Thạch An, huyện Quảng Hoà, huyện Trùng Khánh (huyện Trà Lĩnh cũ), huyện Hòa An và thành phố Cao Bằng.
Điểm đầu tại nút giao khu vực cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Cốc Nam; kết nối vào đoạn nối cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng thuộc tỉnh Lạng Sơn. Điểm cuối tại nút giao đường vào khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh và quốc lộ 34, thuộc khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng.
Dự kiến tổng mức đầu tư 20.939 tỷ đồng, theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Hướng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh (màu đỏ), được điều chỉnh so với quy hoạch cũ (màu xanh).
Tuyến có quy mô tương tự các dự án cao tốc Bắc – Nam, gồm 4 làn xe cơ giới, nền đường rộng 17 m, tốc độ 80 km/h, đoạn địa hình khó khăn cho phép thiết kế với vận tốc 60km/h.
Dự án sẽ triển khai theo 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu từ nay đến 2024, đầu tư khoảng 93 km với quy mô nền đường 17 m từ Lạng Sơn đến huyện Quảng Hòa (Cao Bằng). Giai đoạn 2 sau năm 2025 sẽ đầu tư tiếp khoảng 22 km đến cửa khẩu Trà Lĩnh.
Hiện, quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 280 km, ôtô di chuyển mất 5-6 giờ. Sau khi các tuyến cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng, Đồng Đăng – Trà Lĩnh hoàn thành, nhà chức trách ước tính thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Cao Băng sẽ rút ngắn xuống còn 2-2,5 giờ.
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh được kỳ vọng sẽ tạo ratuyến cao tốc đồng bộ kết nối giao thương hàng hóa từ cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) đi Trùng Khánh (Trung Quốc) – Khorgos (Kazakhstan) sang các nước châu Âu.
Video đang HOT
Việt Nam - Trung Quốc tìm kế giải phóng hàng nghìn xe nông sản ùn ứ
Trước tình trạng hàng nghìn xe container chở nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc đang bị ùn ứ tại các cửa khẩu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đề nghị với phía Trung Quốc kéo dài thời gian thông quan, vì hiện có một số cửa khẩu chỉ thông quan 5 - 6 tiếng/ngày.
Tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn hiện còn ùn ứ khoảng 2.600 xe hàng, riêng cửa khẩu Tân Thanh ùn ứ 1.000 xe hàng chờ xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: I.T
Để phòng chống dịch Covid-19, thời gian qua các cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng cường thắt chặt kiểm soát hàng hoá nên tốc độ thông quan hàng nông, lâm, thủy sản rất chậm. Chỉ riêng ở khu vực cửa khẩu Lạng Sơn, đã có tới hơn 1.000 xe container hàng xuất sang Trung Quốc đang bị tồn đọng, ùn ứ.
Theo đó, phía Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát, tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19 đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, như đề nghị thành lập đội lái xe chuyên trách tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh; rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá xuống còn 5 giờ/ngày và nghỉ thứ 7, Chủ nhật, lễ, tết; dừng hoạt động thông quan tại cửa khẩu phụ Bình Nghi.
Do tác động của dịch COVID-19, thương mại nông, lâm, thủy sản giữa Việt Nam và Trung Quốc những tháng đầu năm nay đã giảm khoảng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước tình hình trên, tại buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba nhằm thúc đẩy, hợp tác phát triển nông nghiệp, thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc trước tác động từ dịch COVID-19, diễn ra tại Hà Nội ngày 16/4, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đề nghị hai bên cùng cố gắng tập trung những nhóm giải pháp cao nhất liên quan đến hải quan, các ngành, địa phương của hai bên để trong thời gian sớm nhất, có thể giải quyết được ùn tắc về nông sản, tạo sự thông thương.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam ngày 16/4. Ảnh: T.L
Nhưng quan trọng nhất, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường là hai bên cần thống nhất các biện pháp, các điều kiện để khi đã khống chế được dịch bệnh Covid-19 thì có thể tập trung tăng tốc trong thương mại hai chiều, làm sao để kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá không chỉ bằng năm ngoái, mà có thể phấn đấu cao hơn.
Hiện Trung Quốc đã cấp phép xuất khẩu 9 mặt hàng rau quả của Việt Nam. Hiện hai bên đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục ký cấp phép thêm cho 8 mặt hàng nông sản khác. Phía Việt Nam đã gửi hồ sơ sang ngành chức năng của Trung Quốc và Bộ trưởng Cường đề nghị Đại sứ tiếp tục hỗ trợ tích cực, để trong hoàn cảnh hiện nay chưa làm việc được trực tiếp thì có những hình thức trao đổi gián tiếp, như thông qua online, văn bản để giải quyết những vấn đề kỹ thuật, đáp ứng mong muốn chung của hai bên.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong muốn, những thủ tục hành chính làm sao được nhanh nhất để có thêm các nông sản Việt Nam được chính thức vào thị trường Trung Quốc. Từ đó, góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều cũng như thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của hai bên.
Về giải pháp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết sẽ phải làm tốt hơn những vấn đề từ sân bãi, quy trình kỹ thuật về thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin để quá trình hải quan được thông quan nhanh nhất. Bộ cũng kiến nghị với phía bạn kéo dài thời gian thông quan một số cửa khẩu, vì hiện cá biệt một vài cửa khẩu chỉ hoạt động thông quan 5 - 6 tiếng/ngày.
Bên cạnh đó, cần đầu tư thêm nhân lực, bởi nếu thời gian thông quan tăng lên mà nguồn nhân lực cho các khâu của hai bên không đảm bảo thì hàng hoá giao thương vẫn chậm tiến độ.
Đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba cho biết, Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng và lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN, chiếm 25% tỷ trọng thương mại của Trung Quốc với ASEAN, do đó Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Trung Quốc.
"Thương mại nông, lâm sản đang là lĩnh vực được ưu tiên, cũng là điểm sáng thương mại giữa hai nước, nhất là hoa quả. Việc hợp tác xuất nhập khẩu nông sản giữa hai bên không chỉ là quan hệ thương mại, mà còn là quan hệ mật thiết giữa nông dân hai nước, do đó chúng tôi bày tỏ sự ủng hộ tích cực với việc thúc đẩy xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn giữa 2 nước", ông Hùng Ba nêu.
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba đề xuất phía Việt Nam nên thực hiện kiểm soát bằng cách gắn chip điện tử vào các xe chuyển hàng; thực hiện khai báo điện tử để rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, nông sản.
Với những khó khăn về thông quan hàng hóa, ù ứ tại cửa khẩu những ngày gần đây, ông Hùng Ba cho biết tình trạng trên chỉ là mang tính tạm thời. Hai bên sẽ cùng nỗ lực vượt qua thời điểm khó khăn này.
"Một mặt chúng ta kiểm soát dịch bệnh Covid-19 nghiêm ngặt, một mặt thúc đẩy kinh tế phát triển. Hiện áp lực của Trung Quốc với tình hình dịch bệnh COVID-19 lây lan từ nước ngoài vào cũng như trong nước vẫn rất cao, nên việc kiểm soát tại các cửa khẩu biên giới giữa Trung Quốc với các nước đều được thực hiện nghiêm ngặt. Do đó, hai bên cần thiết phải xây dựng cơ chế phòng chống dịch cấp chính phủ, với sự tham gia của địa phương", Đại sứ Trung Quốc nói.
Hiện, Cục Hải quan Trung Quốc đã có nhiều biện pháp rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, như đề xuất Việt Nam mở rộng bãi xe hàng hóa để có đủ không gian điều phối xe đi lạ; có thể phân luồng, giảm sức ép với các cửa khẩu như Tân Thanh, Hữu Nghị... Ngoài ra có thể sử dụng kênh đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường với nhiều ưu thế như sức chứa hàng hóa lớn, chi phí thấp.
Bên cạnh đó, các lái xe Việt Nam có thể khai báo điện tử, thực hiện kiểm soát bằng cách gắn chip điện tử vào các xe hàng. Hiện, thời gian làm việc có hạn, trong khi việc khai báo sức khỏe chiếm khá lâu. Theo phản ánh của đơn vị chức năng, 9 giờ cửa khẩu đã mở nhưng 10 giờ các lái xe mới đến được, để tiết kiệm thời gian, các lái xe có thể khai báo trước giờ.
Đại sứ Hùng Ba cũng đề nghị Việt Nam tăng thêm các lối cho các xe đi vào, hiện Trung Quốc đang áp dụng đường xe là "3 nhập 3 vào" còn Viêt Nam là "1 nhập 1 vào".
Đề nghị Thủ tướng cho tạm dừng tiếp nhận hàng hoá lên cửa khẩu Tân Thanh từ ngày 16/4
Việc tồn đọng, ùn ứ các xe hàng tại khu vực cửa khẩu sẽ tăng thêm chi phí, làm giảm chất lượng hàng hoá, thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và các hộ kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản.
Chưa kể việc tập trung số lượng lớn lái xe tại khu vực cửa khẩu sẽ làm ảnh hưởng và khó khăn đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, công tác phòng chống dịch Covid-19, gây nguy cơ phát sinh thành ổ dịch tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Theo đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã trao đổi với lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương thống nhất báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo tạm thời dừng tiếp nhận hàng hoá lên cửa khẩu Tân Thanh trong thời gian 15 ngày để tỉnh này chỉ đạo giải quyết thông quan lượng hàng xuất khẩu còn tồn đọng tại các cửa khẩu.
Thời gian tạm dừng kể từ ngày 16/4/2020.
Thiên Hương
Đề nghị tạm dừng đưa nông sản xuất khẩu lên Lạng Sơn Ngày 9.4, Bộ NN-PTNT đã gửi công văn đến các địa phương, hiệp hội nông sản yêu cầu phối hợp điều tiết theo hướng tạm dừng đưa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc. Xe container chở nông sản tại cửa khẩu ở Lạng Sơn Ảnh: Ngọc Anh Theo Bộ NN-PTNT, gần đây, phía Trung Quốc tăng cường kiểm soát dịch bệnh ở...