Gần 200 tỷ đồng nâng cấp đê biển Gò Công giai đoạn 2
Theo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, từ hiệu quả tích cực của giai đoạn 1, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định số 3869 đồng ý triển khai dự án nâng cấp đê biển Gò Công giai đoạn 2 với tổng kinh phí dự toán gần 200 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương và Trung ương.
Kiên cố hóa đoạn đê xung yếu Tân Điền (Gò Công Đông). Ảnh tư liệu: Minh Trí/TTXVN
Quy mô dự án nâng cấp đê biển Gò Công giai đoạn 2 có 3 hạng mục đầu tư xây dựng. Công trình đê giảm sóng có chiều dài hơn 5.400 m với cao độ tường đỉnh đê giảm sóng dương 2,3 m, cấu kiện bê tông cốt thép kết hợp với đá hộc được bố trí trước và sau đê có tác dụng chống xói chân đê.
Công trình nâng cấp đoạn kè rọ đá bảo vệ bãi rác Kiểng Phước (xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) sẽ gia cố kè bằng đá hộc, nâng cao trình đỉnh kè lên 2,8 mét. Phần cống dưới đê nhánh 2 và nhánh 3 cũng sẽ được nâng cấp, sửa chữa.
Đê biển Gò Công hiện có khả năng chống chịu bão cấp 8-9, ngăn chặn ảnh hưởng của triều cường, gió biển trong mùa gió chướng, bảo vệ an toàn hàng chục nghìn ha đất sản xuất lúa và an toàn tính mạng cho hàng chục nghìn hộ dân vùng ngọt hóa Gò Công của tỉnh Tiền Giang.
Tuyến đê biển đã được nâng cấp mở rộng tạo thành tuyến đường giao thông ven biển kết nối với tuyến đường trong khu vực. Đồng thời, từng bước hình thành trục giao thông ven biển phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng vùng ven biển.
Đây là công trình mang lại hiệu quả lớn trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển Gò Công, tạo thêm động lực phát triển kinh tế-xã hội cho vùng ngọt hóa Gò Công của tỉnh Tiền Giang phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Buôn Cùi, chốn u liêu cô tịch giữa rừng Bình Thuận bỗng phát giàu nhờ trồng thứ cây ra trái đặc sản
Buôn Cùi, nơi thâm sơn cùng cốc, giáp ranh hai tỉnh Bình Thuận - Lâm Đồng, một địa danh ai nghe cũng sợ.
Nhưng nay Buôn Cùi như lột xác, kinh tế trù phú nhờ nông dân ở đây trồng sầu riêng đặc sản,
Cây sầu riêng đánh thức Buôn Cùi
Gọi là Buôn Cùi bởi nơi này trước đây người Pháp dùng làm chốn "lưu đày" những người bị bệnh phong (bệnh cùi) để tránh lây lan.
Video đang HOT
Nhiều năm trước, đường đến Buôn Cùi vô vàn gian nan, vất vả bởi vùng đất này nằm giữa rừng sâu, địa hình hiểm trở...
Những ngôi biệt thự ở đường vào Buôn Cùi xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Bùi Phụ
Tuy nhiên, hơn 20 năm qua, nhờ Nhà nước xây đập thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi (khởi công ngày 16/5/1997, đến tháng 7/2001 hoàn thành đưa vào sử dụng), nhất là khi Quốc lộ 55 được mở rộng xuyên qua những cánh rừng xanh bát ngát nối huyện Hàm Thuận Bắc(Bình Thuận) vào TP Bảo Lộc (Lâm Đồng), vùng đất này trở thành nơi "đất lành chim đậu".
Buôn Cùi trở thành thôn giàu có, thuộc hàng nhất nhì ở xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc của tỉnh Bình Thuận.
Buôn Cùi nằm cách trung tâm TP Phan Thiết khoảng hơn 80 km, chúng tôi đến nơi này vào một ngày cuối tháng 3/2022.
Thật khó nói hết cảm xúc khi xe chúng tôi bon bon trên tuyến đường trải nhựa rộng lớn, láng mượt xuyên qua núi rừng trùng trùng, điệp điệp...Đập vào mắt chúng tôi là nhiều ngôi biệt thự mới xây dựng khang trang, với lối kiến trúc độc đáo, đủ màu sắc mọc lên 2 bên đường dẫn vào thôn Buôn Cùi và thôn Đa Kim xã Đa Mi.
Những căn biệt thự ở khang trang ở đầu thôn Buôn Cùi. Ảnh: Bùi Phụ
Dẫn chúng tôi dạo một vòng quanh thôn, anh Trần Văn Thế, trưởng thôn Buôn Cùi cho biết, năm 2019, kế hoạch làm 10,5 km đường bê tông xi măng đá từ La Dày đi Buôn Cùi với mức đầu tư gần 29 tỷ đồng được triển khai.
UBND huyện Hàm Thuận Bắc chủ đầu tư. Cuối năm 2021, đường hoàn thành. Có đường mới, nhiều căn nhà xây bề thế mọc lên bên đường. Hàng quán thi nhau mở và lúc này đường vào Buôn Cùi đã có tiệm làm tóc, tiệm sửa xe máy...
Cũng theo anh Trần văn thế, nhờ có đường, những ngôi biệt thự này được nông dân xây dựng mới bằng tiền bán trái sầu riêng. Trung bình mỗi căn biệt thự khoảng vài tỷ đồng, nội thất bên trong đầy đủ các tiện nghi như thành phố.
Theo lời anh Trần Văn Thế, sau khi thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi xây dựng xong, đưa vào hoạt động , nhiều công nhân trước đây làm việc trong công trình này tình nguyện ở lại với núi rừng và chọn hai thôn Buôn Cùi và Đa Kim để "an cư lạc nghiệp".
Theo lời anh Thế, nhiều người ở lại bởi đa số anh chị em từ các tỉnh phía Bắc vào làm công nhân xây dựng công trình thủy điện gần cả chục năm trời. Ít nhiều cũng gắn bó, yêu vùng đất lành này nên xem như quê hương thứ hai. Gia đình anh Thế cũng là một trong những trường hợp xin ở lại với núi rừng cho đến hôm nay.
"Mặc khác, sau khi các tuyến đường giao thông được rộng mở, bà con ở các tỉnh Đồng Nai, miền Tây tìm về đây làm nông nghiệp. Không ngờ cây sầu riêng đầy gai lại phát triển tốt trên vùng đất này, nhờ đó đã giúp bà con giàu có như hôm nay...", anh Thế chia sẻ.
Một căn biệt thự khang trang mới xây dựng ở đầu thôn Buôn Cùi, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Tất cả những cơ ngôi bề thế ở Buôn Cùi có được đều phần lớn được gây dựng từ trồng sầu riêng. Ảnh: Bùi Phụ
Buôn Cùi giàu nhờ Sầu Riêng
Theo UBND xã Đa Mi (huyện Hàm Thuận Bắc), tính đến cuối tháng 3/2022, toàn thôn Buôn Cùi có 180 hộ hơn 660 nhân khẩu đang sinh sống, canh tác đất nông nghiệp.
Đa số bà con ở đây trồng cây sầu riêng ở các lưng chừng đồi, giữa các thung lũng nằm ven theo 2 bên bờ sông La Ngà. Cây sầu riêng phát triển rất tốt trên vùng đất này và Buôn Cùi giờ là thôn giàu nhất nhì của xã Đa Mi.
Anh Trần Văn Thế, trưởng thôn Buôn Cùi cho biết, trung bình mỗi hộ dân sinh sống ở đây có khoảng 5 ha đất vườn trồng sầu riêng. Mỗi ha sầu riêng chuyên canh khoảng 400 cây, xen canh khoảng 200 cây thu hoạch bình quân khoảng 4-5 tạ trái/cây.
Trung bình từ năm 2015 đến 2021, giá sầu riêng bán tại vườn giao động bình quân khoảng 60.000 đồng/ký thì mỗi mùa sầu riêng, sau khi đã trừ chi phí còn lãi từ 150-250 triệu đồng/ha.
"Nhờ nguồn thu khá, ổn định từ câu sầu riêng, nhiều gia đình trong thôn sắm ôtô con, xây biệt thự tại núi rừng này. Ở đây bán đủ loại hàng hóa cần thiết, cao cấp, bình dân, không thiếu thứ gì so với phố thị...", anh Thế nói.
Chúng tôi ghé căn biệt thự của gia đình anh Lê Văn Tâm (50 tuổi), mới xây dựng xong nằm bên triền đồi, xinh đẹp, thơ mộng. Anh Tâm cho biết, vừa xây dựng xong năm 2020 bằng tiền bán trái sầu riêng. Tổng số tiền xây dựng căn biệt thự này anh Tâm nói chưa tính tổng được! Bởi theo anh Tâm, xây biệt thự ở đây, chi phí vật liệu cao hơn ở bên ngoài đồng bằng gấp 2 lần.
Anh Lê Văn Tâm đang chăm sóc vườn sầu riêng ra hoa. Ảnh: Bùi Phụ
Theo lời anh Tâm, anh quê gốc Đồng Nai lên Buôn Cùi từ năm 1997. Ban đầu đi chơi, nhưng thấy yêu vùng đất này nên ở luôn lập nghiệp với cây sầu riêng đến nay. Gia đình anh Tâm đang canh tác hơn 5ha sầu riêng, cho thu nhập rất ổn định. Nhờ sầu riêng mà anh Tâm sắm xe máy cày để xới đất, anh đầu tư cả hệ thống bơm tưới nước tự động cho vườn sầu riêng.
Anh Tâm có người con trai lớn sinh năm 2000, hiện đang làm nghĩa vụ quân sự. Theo lời anh Tâm, con trai anh sau này cũng thừa hưởng nghề trồng sầu riêng ở vùng đất này chứ không có ý định dời đi đâu cả.
"Ở đây, khí hậu mát mẻ, trong lành, môi trường không ô nhiễm, chính quyền xã Đa Mi đang kêu gọi đầu tư du lịch sinh thái. Mình ở đây là tuyệt rồi đi, đâu nữa cho cực tấm thân...", anh Tâm chia sẻ.
Đa Mi-"nàng công chúa" thức giấc nhờ mùi sầu riêng
Đa Mi, một xã miền núi của huyện Hàm Thuận Bắc, giáp cao nguyên Lâm Đồng, khí hậu quanh năm mát mẻ, có nhiều thác nước hùng vĩ với 2 hồ nước lớn được hình thành từ công trình thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi vào thập niên 90.
Đa Mi như một nàng "công chúa" ngủ trong rừng giống với Mũi Né, nơi được đánh thức sau sự kiện nhật thực toàn phần cách đây gần 30 năm. Hiện tại đã có một số nhà đầu tư đã đến tìm hiểu, đầu tư du lịch sinh thái.
Một góc hồ Hàm Thuận - Đa Mi. Ảnh: Bùi Phụ
Tại lễ phát động trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Nhâm Dần 2022 vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc cho biết, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hàm Thuận Bắc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra: Để đạt được mục tiêu phát triển tốt du lịch ở Đa Mi, ngay bây giờ phải tạo cảnh quan xanh, đẹp bằng cách trồng nhiều loài hoa. Cùng với vẻ đẹp vốn có sẽ hấp dẫn nhiều người biết đến Đa Mi...",
Người dân Củ Chi tham gia xây dựng nông thôn mới: Hiến gần 1,5 triệu m2 đất làm đường, hẻm 20 năm qua người dân huyện Củ Chi (TP.HCM) đã tích cực hưởng ứng, tự nguyện đóng góp công, của cùng chính quyền xây dựng làng quê đáng sống. Nhà nước và nhân dân cùng làm đường nông thôn mới Theo UBND huyện Củ Chi, qua hơn 20 năm thực hiện hiến đất làm đường, mở rộng hẻm, trên địa bàn huyện Củ...