Gần 200 hộ dân thấp thỏm lo sóng biển “ngoạm” nhà cửa
Kể từ cơn bão số 9 đến nay, gần 200 hộ dân ở khu vực sát bờ biển xã Bình Hải, huyện Bình Sơn ( Quảng Ngãi) luôn sống trong nỗi bất an, thấp thỏm vì biển xâm thực mạnh, không biết sóng biển sẽ cuốn trôi nhà cửa lúc nào.
Nước biển ngày càng khoét sâu vào móng nhà
Cơn bão số 9 càn quét, đổ bộ vào các tỉnh miền Trung vào trưa ngày 28.10 vừa qua đã để lại nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt ở Quảng Ngãi. Bão qua, sóng biển đánh tan hoang, tốc mái hàng ngàn ngôi nhà ở Quảng Ngãi. Trong đó, có hàng trăm ngôi nhà ở 3 thôn nằm sát khu vực biển là Phước Thiện, An Cường và Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn. Sóng biển dâng cao, ngoạm sâu vào bờ, đánh tan hoang nhà cửa, nhất là những nhà sát bờ biển xã Bình Hải.
Đã một tháng trôi qua nhưng gần 200 hộ dân ở 3 thôn này vẫn luôn nơm nớp lo sợ, bất an, luôn ở trong tâm thế thấp thỏm không biết lúc nào nhà cửa vốn đã rệu rã sau bão sẽ bị sóng biển “nuốt” khi thực trạng bờ biển ngày càng bị xâm thực nặng nề. Nhiều ngôi nhà gần biển chỉ qua một đêm bị sóng biển đánh mạnh, tấn công, sáng ra đã trở thành đống hoang tàn, đổ nát. Người dân ở đây cho biết, trước bão số 9, các hộ dân ở 3 thôn đã được chính quyền sơ tán, di dời đến nơi tránh trú bão. Tuy nhiên, trở về nhà sau bão, cảnh nhà cửa tan hoang, bị tốc mái, hư hại do sóng biển, bão dữ tấn công khiến người dân khó khăn chồng chất trăm bề. Chưa hết, những ngôi nhà nằm sát khu vực bờ biển đã rệu rã nay lại càng rệu rã, sạt lở, sụt lún hơn, mỗi ngày sóng biển đánh mạnh, bờ biển ngày càng bị xâm thực, sạt lở, “ngoạm” sâu thêm vào những ngôi nhà gần biển. Nhiều ngôi nhà đã mấp mé biển, những hàng cây phi lao mà người dân trồng chắn sóng cũng đã bị đứt gãy, khiến sóng biển càng tấn công mạnh, cuốn trôi cát, sạt lở nặng nhiều đoạn bờ biển.
Video đang HOT
Ông Phạm Cầu, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hải cho biết, bờ biển địa phận 3 thôn Phước Thiện, An Cường và Thanh Thủy bị sạt lở từ nhiều năm nay và ngày càng nghiêm trọng. “Hiện có khoảng 200 hộ dân ở 3 thôn nằm trong vùng có nguy cơ bị sạt lở nghiêm trọng. Qua mùa mưa bão năm nay, chúng tôi cũng đề xuất lên các cấp có chính sách để cấp đất bên trong cho người xây nhà sinh sống’”, ông Cầu thông tin thêm.
Theo UBND tỉnh Cà Mau thì năm 2020 tỉnh này bị thiệt hại mấy nghìn tỷ đồng vì thiên tai?
UBND tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2020 tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh không theo quy luật, như hạn hán, mưa lớn kéo dài kết hợp triều cường, giông lốc, sạt lở, sụp lún đất,...Thiên tai đã làm thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp, các công trình giao thông, thủy lợi và đời sống người dân...
UBND tỉnh Cà Mau cho biết, thiên tai đã gây thiệt hại cho tỉnh này với với tổng thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng.
Tính đến giữa tháng 11/2020, thiên tai làm chết 5 người, mất tích 2 người, thiệt hại 860 căn nhà, hơn 43.400 ha lúa và hoa màu, gần 20.500 ha nuôi trồng thủy sản, hơn 20.800 hộ thiếu nước sinh hoạt, trên 1.400 vị trí nhiều tuyến đường giao thông bị sụt lún, sạt lở với chiều dài gần 46km.
Triều cường kết hợp mưa lớn do ảnh hưởng từ các cơn bão khiến nhiều diện tích lúa ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau bị ngập nặng.
Đặc biệt, xảy ra sạt lở nghiêm trọng bờ biển Tây với chiều dài hơn 9km. Chủ tịch tỉnh này đã phải ban hành 2 quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây trong tháng 8 và tháng 10/2020.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra là hơn 1.072 tỷ đồng. Trong đó, riêng hạn hán thiệt hại đến 800 tỷ đồng và ngập úng hơn 170 tỷ đồng.
Nguyên nhân thiệt hại do hạn hán mà Cà Mau đưa ra là do thiếu nguồn nước ngọt bổ sung vào mùa khô, hệ thống công trình thủy lợi chưa hoàn chỉnh, kênh rạch khô cạn làm mất phản áp nước gây sụp lún lộ giao thông.
Thêm vào đó, một bộ phận người dân còn chủ quan duy trì sản xuất tập quán cũ, không thực hiện các khuyến cáo của ngành chức năng; tình trạng nạo vét đất ở lòng sông, kênh mương không đúng quy định nhưng chưa xử lý dứt điểm;...
Bộ đội đóng quân trên địa bàn tỉnh Cà Mau và các lực lượng chức năng giúp dân thu hoạch lúa bị ngập.
Trước tình hình trên UBND tỉnh Cà Mau đưa ra giải pháp trong thời gian tới, trước mắt đẩy nhanh tiến độ khắc phục thiệt hại, hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất; khẩn trương thi công các công trình nâng cấp, sửa chữa đê, cống, nạo vét kênh...
Về lâu dài, tập trung rà soát điều kiện sản xuất từng vùng để bố trí, tổ chức lại sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, đề xuất giải pháp thay thế việc khai thác nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt và tiếp tục đề xuất Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu các giải pháp chuyển nước ngọt về Cà Mau.
Cảnh sát cơ động giúp người dân làng chài ngăn chặn sóng biển xâm thực Những ngày qua, mưa lớn kết hợp triều cường, đặc biệt sóng lớn đã gây sạt lở nghiêm trọng khu vực làng chài ven biển xã Bình Hải (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi). Ngày 6/12, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Nam Trung Bộ đã huy động gần 100 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) nhanh chóng hành quân về Bình...