Gần 2 tháng nữa, lương cơ sở tăng theo Nghị định mới của Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1.7.2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Từ ngày 1.7.2019, mức lương cơ sở tăng lên 1.490.000 đồng theo quy định của Nghị định mới.
Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
Theo Nghị định, từ ngày 1.7.2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng thay cho mức lương cũ là 1.390.000 đồng/tháng.
Mức lương cơ sở này dùng để làm căn cứ cho việc tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2019/NĐ-CP; tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Người hưởng lương, phụ cấp trên gồm:
1. Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
Video đang HOT
2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010.
4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14.12.2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm: Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29.11.2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thặng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21.4.2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Nghị định này thay thế Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15.5.2018 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2019.
Theo Danviet
Tại sao không cách chức mà xóa tư cách khi kỷ luật cán bộ nghỉ hưu?
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 17.4), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã giải trình ý kiến thắc mắc tại sao kỷ luật cán bộ nghỉ hưu khi phát hiện sai phạm không dùng cách chức mà dùng xóa tư cách (mức độ vi phạm kỷ luật nặng).
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải trình về những ý kiến xung quanh dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ công chức, viên chức (ảnh quochoi.vn).
Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật: Khiển trách; cảnh cáo; xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm.
Nhìn nhận về quy định mới này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho rằng, quy định này vừa mang tính răn đe, vừa gắn với thực tiễn của Việt Nam.
"Thời gian vừa qua, chúng ta đã xử lý một số trường hợp cán bộ cấp cao được người dân và xã hội đồng tình", ông Giàu nói. Tuy nhiên, ông tỏ ra băn khoăn về quy định thời hạn hồi tố trong vấn đề này. Ông ví dụ, 65 tuổi nghỉ hưu, đến 72 tuổi lại gọi đến bảo trước đây có vi phạm giờ mới kỷ luật thì cần cân nhắc.
Ở góc độ khác, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, kỷ luật người đã nghỉ hưu là vấn đề lớn "vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính chính trị, vừa mang tính đạo lý". Góp ý chi tiết hơn, bà Nga đề nghị cân nhắc quy định "xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm". "Đây là vấn đề cán bộ, viên chức, cử tri, người dân rất quan tâm. Tôi quan niệm xóa là xóa cái đang hiện hữu, tồn tại, không thể xóa cái không còn", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu góp ý (ảnh quochoi.vn).
Bà Lê Thị Nga lấy ví dụ: "Bây giờ xóa tư cách Bộ trưởng khóa X của ông A sẽ đặt ra trường hợp không ổn ở chỗ, chức vụ này về mặt nhà nước là vấn đề lịch sử khách quan, đã từng tồn tại. Những việc ông A đã làm, đã ký với tư cách một chủ thể về mặt nhà nước và của cơ quan đó. Vậy những văn bản ông A đã ký nếu không bị pháp luật bác bỏ thì vẫn còn hiệu lực".
Từ dẫn chứng này bà Nga cho rằng, cần tìm khái niệm chỉ rõ, xóa là xóa các quyền lợi về tinh thần, vật chất mà người đó được hưởng bắt nguồn từ chức vụ họ đã đảm nhiệm trước khi nghỉ hưu. Đây là quyền về nhân thân gắn với chức vụ đó. Còn những quyền khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... không gắn với chức vụ Bộ trưởng ấy thì họ vẫn được hưởng bình thường.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, Ban soạn thảo phải cân nhắc để bảo đảm sự hợp lý. Về việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác, Chủ tịch Quốc hội đồng tình giao Chính phủ quy định chi tiết.
Giải trình về quy định xử lý cán bộ về hưu khi phát hiện vi phạm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết: Cán bộ đã về hưu là không còn giữ chức vụ nữa nên không dùng từ "cách chức" mà dùng từ "xoá tư cách".
"Ví dụ một người giữ chức vụ Bộ trưởng trong hai nhiệm kỳ thì vi phạm ở nhiệm kỳ nào sẽ bị xoá tư cách nhiệm kỳ đó. Tương tự, người chuyển công tác sang cơ quan khác thì bị xử lý về vi phạm trước đó ở cơ quan cũ", Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải thích.
Theo Danviet
Có nên bỏ hình thức kỷ luật giáng chức với cán bộ vi phạm? Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ công chức, viên chức, Chính phủ đề nghị bỏ hình thức kỷ luật giáng chức. Ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (ảnh IT). Sáng nay (17.4), tiếp tục phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến...