Gần 162.000 ca nhiễm nCoV ở Đức
Đức ghi nhận thêm hơn 940 người dương tính nCoV, nâng tổng số ca nhiễm cả nước lên gần 162.000, trong đó hơn 6.500 người chết.
Viện Robert Koch (RKI), cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Đức, hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 945 ca nhiễm nCoV, đưa số ca nhiễm toàn quốc lên 161.703. Các ca nhiễm mới hàng ngày ở Đức trong 24 giờ qua giảm mạnh so với 1.639 ca một ngày trước.
Đức cũng báo cáo thêm 94 ca tử vong do nCoV, giảm hơn một nửa so với 193 ca hôm qua, nâng số người chết cả nước lên 6.575. Quốc gia này tiếp tục là vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, sau Mỹ, Tây Ban Nha, Italy, Anh và Pháp, song tỷ lệ tử vong do nCoV thấp, khoảng 4% so với mức hơn 7% toàn thế giới.
Bác sĩ và thực tập sinh tham gia điều trị cho người nhiễm nCoV tại Tubingen, Đức, ngày 4/4. Ảnh: DW.
Đức được đánh giá phản ứng nhanh trước Covid-19 khi áp lệnh phong tỏa từ ngày 17/3 cùng nhiều biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để ngăn dịch. Bên cạnh cách biệt cộng đồng, xét nghiệm diện rộng cùng sự đồng lòng của phần lớn người dân đã giúp Đức kiểm soát dịch tương đối tốt và có tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều nước châu Âu khác.
Thủ tướng Angela Merkel trong cuộc họp báo ngày 30/4 thông báo bắt đầu mở cửa các khu vui chơi, bảo tàng và nhà thờ từ ngày 4/5. Các cửa hàng nhỏ cũng sẽ được kinh doanh trở lại trong tuần này, nhưng việc nới lỏng hạn chế đối với trường học và các sự kiện thể thao sẽ cần thêm thời gian để cân nhắc.
Chính phủ Đức tuyên bố nới dần các biện pháp phong tỏa, song yêu cầu người dân tiếp tục duy trì cách biệt cộng đồng đến 3/5. Ngày 25/4, khoảng 1.000 người đã tụ tập biểu tình ở Berlin để phản đối các biện pháp hạn chế nhằm ngăn Covid-19.
Covid-19 xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 3,4 triệu người nhiễm, gần 240.000 người tử vong và hơn một triệu người bình phục.
Quốc gia có dân số ít hơn TQ 118 lần, nhưng số người tử vong vì Covid-19 nhiều hơn
Trong một tòa nhà được trang trí một cách đầy nghệ thuật nằm ở trung tâm thủ đô, các nhà khoa học hàng đầu của quốc gia này mỗi ngày đều tập trung lại để thống kê và đánh giá về số người tử vong do Covid-19. Với họ, điều này thật nghiệt ngã.
Video đang HOT
Mặc dù chỉ có dân số 11 triệu người, Bỉ lại ghi nhận số người tử vong do Covid-19 cao hơn Trung Quốc - quốc gia với 1,3 tỷ dân (gấp khoảng 118 lần so với Bỉ).
Với 57 trường hợp tử vong do Covid-19 trên 100.000 dân, Bỉ là quốc gia có tỷ lệ tử vong trong dịch bệnh tính theo đầu người cao nhất thế giới, thậm chí là gấp gần 4 lần so với Mỹ.
Theo giới chức y tế Bỉ, lý do cho con số khủng khiếp nói trên không phải vì hệ thống y tế bị áp đảo mà là do sự "nghiêm khắc" trong cách tính số liệu của đất nước. Trên thực tế, 43% giường điều trị đặc biệt tại Bỉ vẫn được bỏ trống ngay cả khi dịch bệnh đang ở thời điểm lập đỉnh.
Không giống như những quốc gia khác, Bỉ tính cả những người tử vong tại các viện dưỡng lão trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát vào số nạn nhân Covid-19. Kể cả trường hợp chưa từng được làm xét nghiệm Covid-19.
Một nhân viên y tế đang mặc đồ bảo hộ tại Bỉ (ảnh: Bloomberg)
"Chúng tôi thường nhận được rất nhiều lời chỉ trích kiểu: Chà, các người đang làm cho nước Bỉ trông tồi tệ thêm. Nếu tính số người tử vong do Covid-19 theo cách của những quốc gia khác, về cơ bản, chúng tôi đã có thể giảm tổng số xuống một nửa", Steven Van Gucht - trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Viện y tế công cộng Sciensano (Bỉ), cho biết.
Khoảng 95% số người tử vong tại các viện dưỡng lão chưa được xét nghiệm Covid-19, tuy nhiên, Bỉ vẫn quyết định tính cả những người này vào danh sách nạn nhân. Mục tiêu của Bỉ là có thể làm sáng tỏ bức tranh toàn cảnh về tình hình dịch bệnh.
Đến ngày 25.4, Bỉ ghi nhận tổng cộng 45.325 ca nhiễm Covid-19 với 6.917 trường hợp tử vong.
Năm trước, có khoảng 300 người tử vong mỗi ngày tại Bỉ nhưng năm nay, con số đó đã là gần 600.
"Tôi nghĩ rằng thế giới không cần quá tập trung vào Bỉ vì ít nhất thì chúng tôi đã nắm được quy mô của dịch bệnh. Khi bạn có một hệ thống giám sát tốt, bạn sẽ thấy rất nhiều trường hợp nhiễm và tử vong do virus. Vì thế bạn nên dành sự lo lắng cho các quốc gia báo cáo số lượng thấp hơn", ông Steven Van Gucht nhận xét.
Người dân Bỉ ra đường mua sắm trong dịch Covid-19 (ảnh: Euronews)
Không phải quốc gia châu Âu nào cũng có cách tính số người tử vong do Covid-19 giống nhau. Theo các chuyên gia, số người tử vong vì dịch bệnh tại châu Âu trên thực tế có thể nhiều hơn hàng nghìn trường hợp so với con số chính thức là hơn 110.000 nạn nhân.
Tại Pháp, số người tử vong trong các viện dưỡng lão có thể gấp đôi so với tại bệnh viện. Tuy nhiên, nếu chưa được làm xét nghiệm và kết luận là dương tính với virus, những người qua đời trong viện dưỡng lão không được tính là nạn nhân.
Tại Tây Ban Nha, một đài truyền hình địa phương cho biết, trong tuần này đã có hơn 6.800 người cao tuổi biểu hiện triệu chứng nhiễm Covid-19 tử vong ở các viện dưỡng lão nhưng không được đưa vào thống kê.
Tỷ lệ tử vong thấp bất thường của Đức cũng được "hỗ trợ" một phần từ việc nước này chỉ thống kê những người qua đời do Covid-19 đã được làm xét nghiệm.
Bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Bỉ (ảnh: Bloomberg)
Theo các chuyên gia, việc thống kê và theo dõi đầy đủ tình hình dịch bệnh có thể khiến châu Âu ứng phó với Covid-19 tốt hơn. Điều này rất có ý nghĩa vì trong thời gian tới, châu Âu sẽ dần nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa, đồng nghĩa với việc các quốc gia có nhiều nguy cơ đối mặt với làn sóng lây nhiễm lần hai.
"Chúng tôi đang có một vấn đề tại Liên minh châu Âu (EU). Chúng tôi không thống kê số ca nhiễm và số người tử vong do dịch bệnh theo cùng một cách giống nhau. Điều này có thể dẫn đến những hiểu lầm, những cách nhận thức khác nhau về mối nguy dịch bệnh", ông Pascal Canfin - Chủ tịch Ủy ban Y tế và Môi trường Nghị viện châu Âu, cho biết.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Thủ tướng Merkel: Đức đang 'đi trên băng mỏng', giờ mới là giai đoạn đầu dịch Thủ tướng Merkel cảnh báo cuộc chiến chống COVID-19 ở Đức đang ở giai đoạn đầu và đại dịch dường như sẽ trở thành một phần của cuộc sống trong một thời gian dài. "Không ai thích nghe điều này, nhưng chúng ta không ở trong giai đoạn cuối mà đang ở giai đoạn đầu của đại dịch", bà Merkel nói trong bài...