Gần 15.000 người Việt Nam tiêm vắc xin sốt xuất huyết
Chỉ sau 5 ngày ra mắt, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã tiêm và nhận đặt giữ gần 15.000 liều vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ em và người lớn, kịp thời bảo vệ sức khỏe cho người dân trước chu kỳ đỉnh dịch vào tháng 10 hàng năm.
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ thông tin trên tại hội thảo chuyên sâu về vắc xin sốt xuất huyết cùng hàng trăm bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế VNVC diễn ra tại TP.HCM tối 26-9.
Theo bác sĩ Chính, với thế mạnh gần 200 trung tâm, hơn 10.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống kho lạnh và hệ thống xe lạnh vận chuyển vắc xin chuyên nghiệp đạt chuẩn GSP, ngoài tiêm tại chỗ, Hệ thống tiêm chủng VNVC có thể tổ chức các đội tiêm lưu động đến các trường học, doanh nghiệp, khu dân cư… với quy trình tiêm chủng an toàn cao nhất để kịp thời bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và người lớn trước chu kỳ đỉnh dịch sốt xuất huyết thường xảy ra vào tháng 10 hằng năm.
Nhiều trẻ em trong độ tuổi học đường đã tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Chia sẻ về sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ Chính cho biết, virus Dengue có 4 tuýp huyết thanh khác nhau. Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời với các tuýp virus khác nhau, thậm chí lần mắc thứ 2 có nguy cơ nặng hơn lần đầu.
Sốt xuất huyết gây ra các biến chứng nguy hiểm như tụt huyết áp, suy tim, suy thận, sốc mất máu, suy đa tạng, xuất huyết não, hôn mê… Bệnh có nguy cơ trở nặng vào giai đoạn hết sốt từ ngày thứ 3 đến thứ 5 khiến người bệnh dễ chủ quan. Các đối tượng có nguy cơ trở nặng cao hơn khi mắc sốt xuất huyết là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính, béo phì… Với phụ nữ mang thai, sốt xuất huyết có thể gây suy thai, sinh non, thai chết lưu.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao vai trò của vắc xin trong việc phòng chống dịch sốt xuất huyết tại hội thảo.
Có mặt tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, sốt xuất huyết không chỉ gây gánh nặng và áp lực cho bệnh nhân, gia đình mà còn cho hệ thống và nhân lực ngành y tế. Do đó, việc đưa vào sử dụng vắc xin sốt xuất huyết là bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống bệnh nguy hiểm này.
” Từ nửa thế kỷ trước, việc tìm ra vắc xin sốt xuất huyết là vấn đề cấp thiết, Việt Nam đã phê duyệt vắc xin sốt xuất huyết cùng 39 nước trên thế giới, tiến thêm một bước quan trọng cho công tác phòng chống dịch bệnh. Việc sử dụng vắc xin cùng các biện pháp phòng chống khác sẽ giảm số ca mắc bệnh, nhập viện và gặp biến chứng nặng do bệnh trong tương lai không xa. Đó là bằng chứng thuyết phục nhất về tính an toàn, hiệu quả và tính nhân văn cao cả của vắc xin nói chung và vắc xin sốt xuất huyết nói riêng“, bà Tiến kỳ vọng.
Đồng tình ý kiến trên, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết, từ 1959 đến nay sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, trong khi bệnh lưu hành ngày càng phức tạp, lan rộng và diễn ra quanh năm không còn theo mùa. Các biện pháp kiểm soát muỗi truyền bệnh gặp nhiều khó khăn do vấn đề đô thị hóa, giao thương, đi lại. Hằng năm, nước ta có hàng trăm nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết với hàng chục đến hàng trăm ca tử vong.
Theo bác sĩ Khanh, bệnh sốt xuất huyết khó kiểm soát nguồn lây bởi người mắc sốt xuất huyết có thể không biểu hiện hoặc có triệu chứng không rõ ràng. Nghiên cứu cho thấy, 80% người không có triệu chứng vẫn có khả năng lây nhiễm sốt xuất huyết. Bệnh nặng khó dự đoán trước và có thể phát triển mà không có dấu hiệu cảnh báo.
Ghi nhận mới nhất tại Bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy tháng 8-2024, bệnh viện có 130 ca mắc sốt xuất huyết nhập viện và 8 trường hợp gặp biến chứng sốc sốt xuất huyết, phải điều trị tích cực.
” Sốt xuất huyết hiện không có phương pháp điều trị đặc hiệu, trọng tâm là phát hiện sớm và điều trị các biến chứng“, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi bên cạnh truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh, kiểm soát vector lây truyền bệnh, giám sát chặt chẽ bệnh, người dân cần tiêm vắc xin để phòng bệnh hiệu quả.
Ngay từ khi thành lập, VNVC đã đầu tư lớn xây dựng hệ thống kho lạnh, dây chuyền lạnh đạt chuẩn GSP tiêu chuẩn quốc tế, có thể bảo quản đồng thời 400 triệu liều vắc xin.
Vắc xin sốt xuất huyết Qdenga do hãng dược phẩm Takeda, Nhật Bản sản xuất tại Đức, phòng đầy đủ 4 tuýp huyết thanh virus gây bệnh gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Đây là vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam, phác đồ tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên đến người lớn.
Vắc xin được chứng minh có hiệu lực bảo vệ cao, hiệu lực chống nhiễm với cả 4 tuýp huyết thanh sốt xuất huyết lên đến 80,2% tại thời điểm 12 tháng sau tiêm liều thứ hai. Vắc xin cũng có hiệu lực cao trong việc chống nhập viện do sốt xuất huyết, với tỷ lệ giảm lên đến 90,4%.
Hai lý do khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm, vào mùa mưa có nguy cơ bùng phát dịch bệnh nhiều hơn.
Hiện số ca mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra.
Ngày 21/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình cho biết một bệnh nhi ở Quảng Bình không qua khỏi do sốt xuất huyết. Vì vậy, người dân cần cảnh giác, có biện pháp phòng tránh.
Tại Hà Nội phát sinh thêm 15 ổ dịch sốt xuất huyết, theo CDC Hà Nội trong tuần qua, thành phố ghi nhận 274 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 86 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố tại 28 quận, huyện. Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Đan Phượng, Hà Đông, Quốc Oai, Phúc Thọ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng.
Nguyên nhân khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng
Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng, ngoài các yếu tố về điều trị, chăm sóc, diễn biến của bệnh thì sốt xuất huyết trở nặng do yếu tố sau:
Sự chủ quan của người bệnh và người thân
Khi xuất hiện các biểu hiện sốt thường chủ quan không đến cơ sở y tế thăm khám và theo dõi. Đây chính là một nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng bệnh trở nặng và nguy kịch. Sốt xuất huyết có 3 giai đoạn, bao gồm: giai đoạn sốt; giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn phục hồi. Ở giai đoạn đầu những triệu chứng sẽ xuất hiện sau thời gian ủ bệnh và tồn tại trong khoảng 4-10 ngày.
Bệnh nhân sốt cao 39-40 độ C liên tục và rất khó hạ sốt. Đau đầu dữ dội ở trán, 2 hai hố mắt nhức. Buồn nôn, chán ăn, đau khớp, đau cơ.... chính vì lẽ đó, nhiều người chủ quan không đi khám.
Khi sang giai đoạn nguy hiểm, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt, cần được theo dõi đặc biệt bởi có thể xuất hiện dấu hiệu cảnh báo và tiến triển nặng. Khi đó bệnh nhân có hiện tượng: bứt rứt, vật vã, lạnh đầu chi, li bì, mạch nhanh nhỏ, da lạnh ẩm, tụt hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít... thậm chí xuất huyết nội tạng: nôn ra máu, đi ngoài phân đen và không qua khỏi.
Vì thế, khi nghi ngờ bản thân có dấu hiệu nhiễm bệnh, tốt hơn hết người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi. Bởi bệnh có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng một cách âm thầm. Đối với sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nặng, thậm chí không qua khỏi nếu chủ quan không đi thăm khám.
Sốt xuất huyết đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm tức là cần thận trọng, phải nhập viện ngay để được điều trị ngăn ngừa biến chứng
Cứ nghĩ hết sốt là khỏi bệnh
Nhiều người cho rằng khi mắc sốt xuất huyết hết sốt là khỏi bệnh. Tuy vậy, sau giai đoạn sốt cao lại chính là giai đoạn nguy hiểm. Sau 3-7 ngày, người bệnh thường sẽ hết sốt và đỡ khó chịu hơn nhưng không nghĩ rằng đây lại là thời điểm quyết định bệnh có trở nặng hay không.
Áp dụng một số biện pháp như đốt hương muỗi, vợt muỗi và phun thuốc diệt muỗi để phòng sốt xuất huyết.
Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu đi rất nhiều. Triệu chứng bắt đầu nhận rõ như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam. Nhiều trường hợp sốt xuất huyết nặng có thể gây suy tạng với biểu hiện viêm cơ tim, viêm gan, viêm não.
Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Chính vì vậy, đây là giai đoạn cần được theo dõi sát sao bởi bác sĩ.
Không được chủ quan với bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, có thể gây thành dịch. Virus Dengue xâm nhập từ người bệnh sang người lành thông qua vết muỗi đốt từ muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Virus Dengue sẽ gây ra với 4 type gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Vì vậy, chúng ta có nhiều nguy cơ mắc sốt xuất huyết Dengue thậm chí bị nặng nếu đã từng bị sốt xuất huyết Dengue trước đó.
Các triệu chứng của sốt xuất huyết Dengue nặng có thể xuất hiện trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi hết sốt. Khoảng 1/20 số bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue sẽ có các triệu chứng nặng.
Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và người lớn tuổi có nhiều nguy cơ mắc sốt xuất huyết Dengue nặng.
Chảy máu khi mắc sốt xuất huyết Dengue là do số lượng tiểu cầu thấp; tiểu cầu là một trong các thành phần máu giúp đông máu và ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá mức.
Khi mắc sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện chuyển nặng người bệnh có các biểu hiện như
Mệt, bứt rứt hoặc vật vã (kích thích)
Đau bụng nhiều ở vùng thương vị hoặc vùng gan
Nôn ói nhiều ( 3 lần trong vòng 1 giờ hoặc 4 lần trong vòng 6 giờ)
Chảy máu mũi hoặc nướu răng
Nôn ra máu hoặc tiêu tiểu ra máu
Xuất huyết âm đạo bất thường
Xuất huyết dưới da (bầm da)
Khó thở, thở nhanh
Để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cần thực hiện
Giữ gìn nơi ở, môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ
Tuyệt đối không được trữ nước ở các thùng, xô chậu hay các dụng cụ khác trong nhà, để muỗi không có cơ hội đẻ trứng
Áp dụng một số biện pháp như đốt hương muỗi, vợt muỗi và phun thuốc diệt muỗi
Phát quang bụi rậm
Mắc màn khi ngủ để tránh bị muỗi đốt
Nếu có dấu hiệu sốt nên đến ngay cơ sở y tế để khám và được tư vấn điều trị, tuyệt đối không tự điều trị tại nhà
Hơn 3.000 ca mắc sốt xuất huyết trong một tuần Chỉ trong 1 tuần, cả nước ghi nhận hơn 3.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Tích lũy từ đầu năm, cả nước ghi nhận 52.957 trường hợp. Theo thống kê, trong tuần từ 6-13/8, cả nước ghi nhận 3.095 ca mắc sốt xuất huyết, tăng nhẹ so với tuần trước đó. Tích lũy từ đầu năm, cả nước ghi nhận 52.957 trường...